Tại sao đầu thu truyền hình DVB-T2 bán lỗ để xả hàng tồn kho?

Do lượng hàng tồn quá nhiều, nên một số nhà cung cấp đầu thu truyền hình số đã bán xả hàng với giá bán lẻ chỉ tương đương với giá bán buôn trên thị trường, giá đầu thu truyền hình hiện thấp hơn hồi tháng 7/2016 từ 150k  đến 250k /1c.

Từ đầu tháng 3/2017, giới kinh doanh thiết bị truyền hình đã thông báo sẽ tăng giá bán lẻ các mặt hàng thiết bị truyền hình lên 20-30%, là do tất cả các hãng cung cấp phụ kiện, nguyên vật liệu để sản xuất đều được nhập từ Trung Quốc công bố tăng giá bán từ đầu năm 2017.

Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh nhưng trên thực tế, thị trường đầu thu truyền hình DVB-T2 lại đang bán giá rẻ nhất từ trước tới nay. Trên một trang thương mại điện tử có hàng chục loại đầu thu truyền hình DVB-T2 được rao bán, nhưng có rất nhiều loại chỉ bán lẻ từ 200k > 260k/1c, Các loại đầu thu Thế hệ mới, LTP Việt Nam cũng có giá bán dao động chỉ từ 300 đến 400k/chiếc. Với mức giá bán lẻ như trên thì các loại đầu thu truyền hình này thấp hơn giá bán lẻ hồi tháng 7/2016 tầm từ 150.000 đến 250.000 đồng/chiếc.

1645059.jpg

Nhiều loại đầu thu được rao bán với giá chỉ >200k.

Theo các nhà bán lẻ đầu thu DVB-T2, thị trường đầu thu DVB-T2 giờ bán rất chậm & lãi suất cực thấp, trước đây bán lẻ 1 bộ đầu thu có lợi nhuận từ 150 đến 200k, thì nay lợi nhuận giảm chỉ còn vài chục nghìn/ bộ. Nhất là tại các tỉnh đã tắt sóng truyền hình analog thì hầu hết lượng đầu thu bán được rất ít, do người dân đã mua đủ đầu thu từ hồi tháng 7/2016. Bên cạnh đó, đến nay vùng phủ sóng DVB-T2 cũng chưa được mở rộng thêm nhiều, nên tại 15 tỉnh chuẩn bị tắt sóng truyền hình analog vào 1/7/2017 tới đây người dân cũng chưa mua đầu thu nhiều.

Do thị trường tiêu thụ chậm, số lượng hàng tồn từ khi tắt sóng vào ngày 1/7/2016 ước tính lên tới hơn năm trăm nghìn bộ đầu thu, nên các doanh nghiệp sản xuất & nhập khẩu đầu thu DVB-T2 phải tìm cách xả hàng. Theo ông Lê Bật Luyện, một nhà kinh doanh đầu thu DVB-T2, hồi đầu năm 2016 thị trường đầu thu quá nóng, các doanh nghiệp không có hàng để bán nên ngay sau đó đã đua nhau gom hàng để đón đầu ngày tắt sóng. Tuy nhiên thị trường vào thời điểm đó tiêu thụ rất chậm, dẫn đến lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp quá lớn, sau tắt sóng không bán được nên các doanh nghiệp phải tìm cách giải phóng hàng tồn kho để thu hồi vốn.

Ông Huỳnh Phú, Phó Giám đốc công ty Vũ Hồng Minh cũng cho biết: kinh doanh đầu thu DVB-T2 không hề đơn giản, chất lượng thu sóng phụ thuộc nhiều vào phần mềm, nhất là ở các tỉnh miền Nam để thu sóng đơn tần của SDTV phụ thuộc rất nhiều vào việc điều chỉnh tần số theo hướng của trạm phát sóng, nhiều loại đầu thu DVB-T2 bị lỗi phần mềm, không thu đủ được số lượng kênh. Có nhiều loại đầu thu nếu thu sóng đa tần thì đủ kênh, nhưng thu sóng đơn tần thì chỉ được một số ít kênh nên bắt buộc các doanh nghiệp phải giảm giá.

Bên cạnh đó, ở những tỉnh đã tắt sóng analog ổn định nên giờ cũng không bán được đầu thu DVB-T2 nữa, tại các thành phố lớn thì xu hướng người dùng chuyển sang mua Android TV Box nên nhiều doanh nghiệp đã trót ôm nhiều hàng DVB-T2 phải tìm cách bán xả hàng tồn.

"Giá bán lẻ >200k /đầu thu chỉ tương đương giá bán buôn thôi. Giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, trong khi giá bán sản phẩm quá rẻ như hiện tại, không ít doanh nghiệp bị lỗ nặng, ông Phú chia sẻ.

Cũng theo ông Phú, tính đến thời điểm hiện tại thị trường đầu thu DVB-T2 vẫn còn tồn kho khoảng hai trăm nghìn bộ thu nữa. Tuy nhiên, chỉ có một số ít mẫu là bán dưới 300k, còn thực tế trên thị trường thì vẫn dao động khoảng từ 350k đến 400k một bộ thu đã bao gồm cả anten và phụ kiện.

Hiện tại các doanh nghiệp kinh doanh đầu thu đều đưa ra dự báo tới sát ngày 1/7/2017 mới có thể bán được hàng, tuy nhiên cũng sẽ không có những cơn sốt đầu thu như đợt tắt sóng ở 5 tỉnh, thành phố lớn.

Theo ICTNews

 

Chưa có câu trả lời nào