Mua DTDD, hàng xách tay! Ai có kinh nghiệm chỉ em zới!

Em đang cần mua DTDD, hàng xách tay mà k bít nên mua ở đâu, giá bán như thế nào là hợp lý, khi mua ta cần kiểm tra những gì... ? Có pác nào đã từng mua hoặc bít chỗ nào bán hàng đáng tin cậy thì chỉ em zới! Mà hàng xách tay thì chức năng có giống như hàng chính hãng k vậy các pác, sử dụng có bền k? Các pác xem tin, tư vấn giúp em zới! Thanks! [:D]
Tôi yêu VN
Tôi yêu VN
Trả lời 16 năm trước
Nếu mua máy ĐT hàng xách tay thì hãy xài chương trình ở dưới để check tính hợp lệ của số IMEI máy đó. Và một điều quan trọng nữa đừng nghe người bán nói hàng em lấy về nhiều nên máy này nó lẫn lộn sang cái hộp của máy khác nên số IMEI của máy không trùng với số IMEI trên hộp. Vì rất nhiều khả năng đó sẽ là hàng nhái, hàng được renew chứ không phải là hàng chính hãng xách tay về. Đây là 1 bài viết theo tôi là khá hữu ích cho những ai khi đi mua máy ĐT. Bài viết này được đăng trên tạp chí Echip Những bí mật về IMEI IMEI là gì? IMEI (International Mobile Equipment Identity) là số nhận dạng thiết bị di động quốc tế, dùng để phân biệt từng máy ĐTDĐ. Nói cách khác, về nguyên tắc, không thể có hai ĐTDĐ cùng mang một số IMEI. Thông thường, số IMEI do một số tổ chức cung cấp cho nhà sản xuất ĐTDĐ. Muốn sản phẩm của mình được cấp số IMEI, nhà sản xuất ĐTDĐ phải gửi đề nghị cho một trong các tổ chức nói trên để họ xem xét. Cấu trúc và ý nghĩa các thành tố của số IMEI: Số IMEI luôn gồm 15 chữ số theo dạng: NNXXXX-YY-ZZZZZZ-A. Trong đó, sáu chữ số đầu (NNXXXX) của IMEI được gọi là TAC (Type Allocation Code), hai chữ số tiếp theo (YY) được gọi là FAC (Final Assembly Code), sáu chữ số kế tiếp (ZZZZZZ) là số sêri của máy, chữ số cuối cùng (A) là số dùng để kiểm tra. Chi tiết hơn: - NN: Hai chữ số đầu của IMEI được gọi là Reporting Body Identifier, dùng để nhận dạng tổ chức nào đã cung cấp số IMEI cho nhà sản xuất ĐTDĐ (thông thường, số IMEI được bắt đầu bằng số 35 hoặc 44, đây là số do tổ chức BABT cấp - www.babt.com). - XXXX: Bốn chữ số kế tiếp được gọi là Mobile Equipment Type Identifier, dùng để nhận dạng chủng loại (model) ĐTDĐ. - YY: Hai chữ số này được gọi là FAC (Final Assembly Code), dùng để xác định xuất xứ của sản phẩm (đã được sản xuất hoặc lắp ráp ở quốc gia nào). Cần lưu ý rằng một nhà máy có thể có từ hai mã số FAC trở lên để tránh trường hợp số IMEI bị trùng lặp khi số lượng sản phẩm vượt quá con số một triệu, bởi số xêri ZZZZZZ chỉ bao gồm sáu chữ số). - ZZZZZZ: Số xêri của sản phẩm. - A: Số dùng để kiểm tra. Số này được tính dựa vào 14 chữ số đã nêu theo một thuật toán cho trước. Có thể căn cứ vào số này để biết số IMEI có hợp lệ hay không. Nhìn chung, dựa vào số IMEI, ta có thể xác định được model của sản phẩm, xuất xứ. Tuy nhiên không có quy tắc chung trong việc đánh số model và xuất xứ, đánh số thế nào phụ thuộc vào nhà sản xuất. Bảng bên dưới là thông tin về một số xuất xứ đối với các loại máy nhãn hiệu Nokia: YY(FAC) Nước xuất xứ 06 France 07, 08, 20 Germany 10, 70, 91 Finland 18 Singapore 19, 40, 41, 44 UK 30 Korea 67 USA 71 Malaysia 80, 81 China (Ví dụ: Nếu số IMEI của máy Nokia là 350880-10-195032-8 thì có nghĩa là ĐTDĐ đó được sản xuất tại Phần Lan. Nếu IMEI là 350893-30-952659-2 thì máy ĐTDĐ được sản xuất tại Hàn Quốc). Cách xem số IMEI Có nhiều cách để xem số IMEI: xem trực tiếp trên vỏ máy và thông qua phần mềm của máy. Muốn xem trực tiếp trên vỏ máy, phải tắt nguồn, tháo pin để xem số IMEI ghi trên mặt sau của thân máy. Muốn xem số IMEI thông qua phần mềm, ta bấm *#06#. Cách này có thể dùng cho tất cả các loại máy. Một số loại (như Siemens), nhà sản xuất cho phép xem số IMEI thông qua menu của máy. Một số loại khác (như Nokia, SonyEricsson,...) cho phép xem số IMEI thông qua các menu dịch vụ (service menu), bằng cách bấm vào các mã số bí mật (đối với máy Nokia ta phải bấm *#92702689# để xem số IMEI gốc của máy). Cách kiểm tra tính hợp lệ của số IMEI Thuật toán dùng để tính toán số này như sau: Bước 1: Nhân đôi giá trị của những số ở vị trí lẻ (là các số ở vị trí 1, 3, 5,...,13), trong đó số thứ 1 là số ngoài cùng phía bên phải của chuỗi số IMEI. Bước 2: Cộng dồn tất cả các chữ số riêng rẽ của các số thu được ở bước 1, cùng với các số ở vị trí chẵn (là các số ở vị trí 2, 4, 6 ... 14) trong chuỗi số IMEI. Bước 3: Nếu kết quả ở bước 2 là một số chia hết cho 10 thì số A sẽ bằng 0. Nếu kết quả ở bước 2 không chia hết cho 10 thì A sẽ bằng số chia hết cho 10 lớn hơn gần nhất trừ đi chính kết quả đó. Ví dụ: số IMEI là 350880-10-195032-A, trong đó A là số kiểm tra cần phải tính toán. Bước 1: 10, 16, 0, 0, 18, 0, 4 Bước 2: (1 + 0 + 1 + 6 + 0 + 0 + 1 + 8 + 0 + 4) + (3 + 0 + 8 + 1 + 1 + 5 + 3) = 42 Bước 3: A = 50 – 42 = 8 Như vậy số IMEI hợp lệ phải là 350880-10-195032-8. Đối với các bạn thích lập trình và muốn tự mình làm một chương trình nho nhỏ dùng để kiểm tra tính hợp lệ của số IMEI, xin giới thiệu một đoạn mã viết bằng Visual Basic. Function CheckDigit(sIMEI As String) As String Dim iDigit(0 To 14) As Integer, i As Integer, iCD As Integer, sCD As String If Len(sIMEI) = 15 Then For i = 1 To 14 iDigit(i) = CInt(Mid(sIMEI, 15 - i, 1)) If i Mod 2 = 1 Then iDigit(i) = 2 * iDigit(i) If iDigit(i) > 9 Then iDigit(i) = iDigit(i) - 9 End If Next For i = 1 To 14 iCD = iCD + iDigit(i) Next If iCD Mod 10 = 0 Then sCD = "0" Else sCD = CStr(((iCD \ 10) + 1) * 10 - iCD) End If CheckDigit = sCD Else CheckDigit = "Invalid IMEI" End If End Function Chương trình IMEI Check. Chương trình cho phép nhập vào số IMEI và tính toán số cuối cùng cho bạn. Từ đó bạn só thể biết được số IMEI đã cho có hợp lệ hay không. Giao diện chương trình như sau: http://www.echip.com.vn/echiproot/images/2004/so106/imeicheck.jpg IMEI Check Chương trình dùng để kiểm tra tính hợp lệ của số IMEI. http://www.echip.com.vn/echiproot/Softwares/2004/mobilegames/IMEIchek.exe IMEInfo Chương trình IMEInfo cho phép kiểm tra model của máy điện thoại di động (ĐTDĐ) dựa vào số IMEI của máy. Ngoài ra, nó cũng cho biết số IMEI có hợp lệ hay không bằng cách tính toán và kiểm tra số cuối cùng trong chuỗi số IMEI dựa theo một thuật toán cho trước. http://www.echip.com.vn/echiproot/Softwares/2005/IMEInfo.zip Nguồn: tạp chí Echip
Rose
Rose
Trả lời 16 năm trước
Bạn thử vào muare xem đăng tin cần mua điện thoại xách tay [:D] chứ cửa hàng chuyên bán điện thoại xách tay thì mình không biết
BT
BT
Trả lời 16 năm trước
Thời gian gần đây rất nhiều bác mua đồ cũ và hàng xách tay bị lừa mua phải hàng lởm,hàng dựng chịu ấm ức mất tiền oan lại chuốc bực mình vào thân, e cũng rất bất bình với những bọn cửa hàng làm ăn lừa đảo chùm giât. Sau 1 thời gian dùng đt, cũng dùng sơ sơ khoãng 4,5 con đt hàng xách tay, e cũng có 1 số kinh nghiệm khi mua hàng ngoài và second hand, e viết topic này để chia sẻ chút kinh nghiệm ít ỏi với các bác, bác nào biết thêm thì đóng góp để anh em trên diễn đàn tham khảo và tránh bị các ông cửa hang...... làm thịt ! Ở đây em chỉ nói đến những máy của các hãng lớn thôi nhé,ko nói mấy ông Tàu nhái hay Elitek ,bandshine gì gì nhé Đầu tiên e xin nói về hàng XÁCH TAY: - Hàng xách tay thì nguồn gốc xuất xứ từ rất nhiều nơi trên thế giới nhưng trên thị trưòng VN hiện nay và đặc biệt là tại các cửa hàng đt của các ông VN hiện nay thì em cam đoan là 99% là hàng xách tay Trung Hoa anh hùng hàng Chine chủ yếu là hàng Quản Đông được tuồn qua biên giới về VN.Có 2 loại là tuồn nguyên chiếc và tuồn linh kiện, đồ tuồn linh kiện sau khi về VN sẽ ráp lại thành máy nguyên xi . Máy thường chia làm 3 đến 4 loại : - Loại 1: hàng tốt nhất phù hợp những tiêu chuẩn khắt khe nhất sẽ được xuất sang châu Âu, Singapore,Bắc Mỹ....... loại này chất lượng ko phải ngợi - Loại 2 : chất lượng kém hơn xuất sang các ông châu Á bên cạnh và các nước yêu cầu chất lượng kém hơn, chính là hàng FPT bảo hành 12 tháng đó ạ - Loại 3, 4 : Là 1 phần tất yếu của lực lượng hàng xách tay tuồn qua biên giới và lưu hành ở thị trường Trung Quộc Chất lượng thì còn tùy thuộc may rủi , cái tốt cái lởm .... nhưng nói chung là kém và giá thành rẻ. HÀNG EU, Bắc Mỹ Điển hình của hàng châu Âu là luôn fullbox dù là đồ cũ hay đồ mới , thường đầy đủ phụ kiện và giấy tờ bào hành liên quạn cũng như giấy tờ chứng nhận ngày tháng mua bán mạy Rất hiếm khi có mỗi máy với sạc ở Châu Âu và Bắc Mỹ phần lớn các máy đều đc các mạng di động phân phối theo hình thức bán kèm service nên hàng thướng là Orange, T-mobile, Vodafone ....... nhưng cũng có rất nhiều máy ko lock vào mạng nào cả thì hình thức cũng như bình Ở những thị trường khác nhau, giá 1 số loại máy sẽ thay đổi đáng kể dựa vào tính phổ biến,nh người ưa thích ..... Ở 1 số nc có mạng 3G những máy 3G giá rất rẻ VD như ở Sing máy 3G rẻ hơn VN tầm 1tr đến 2tr hoặc ở Anh O2 cũng tương đối là rẻ Loại hàng này chắc chả có ai nhập và buôn lớn,phần lớn là do người ở nc ngoài về xách về VN HÀNG TRUNG QUỐC XÁCH TAY Loại này thì chất lượng thôi rồi, khi nhập về trốn thuế, trốn hải quan nên máy thường phải xé lẻ để dễ vận chuyển, máy thường ko có phụ kiện để giảm giá thành, 1 số phụ kiện rất hay bị luộc đặc biệt Vỏ zin, sạc zin và PIN thay vào toàn đồ đểu nên chất lượng rất kém . Bù lại giá bèo Em giới thiệu sơ qua 1 số loại để các bác biết, giờ nói về kinh nghiệm mua hàng : - Khi mua hàng ko phải chính ngạch do FPT hay PT&T phân phối các bác phải hết sức chú trọng xuất sứ nhé Các bác đừng đánh đồng hàng xách tay Quảng Đông với xách tay EU,Sing.. ... nghe nó buồn cười lắm - Mua máy cũ thì cần xem tất cả : + Xem vỏ máy có phải vỏ zin ko, xem vỏ máy bị xước xát nhiều không, các cạnh và các góc có bị bẹp,méo biến dạnh do va đập kọ Nếu góc bị bẹp thì là do dùng đã bị đánh rơi, va đập nhiệu . Máy mỗi lần rơi có nguy cơ rất lớn làm cho Mainbord bị cong,vênh,các chân bị hở,tiếp xúc kém + Xem imei bấm *#06#, tháo pin xem có trùng với imei đằng say máy kọ Các bác chú ý lây tay miết mạnh vài lần vào cái imei in sau thân máy nhé Imei xin sẽ ko bị bay mày, Imei do các cao thủ in ấn lại sẽ bị mờ màu thậm chí bay luôn màu + Đặc biệt quan trọng là nếu các bác không phải thợ thì đừng ham máy đã bung ốc hoặc sửa chữa, có trời mới biết chúng nó đã chọc ngoáy thay thế những gì trong thân máy,dù là các cao thủ buôn bán máy nhiều khi cũng bị luộc chứ đừng nói dân đen đi mua máy Các bác nên chọn máy cũ nhưng phải chưa sửa chữa , còn nguyên tem, Tem phải bóng ,ko có gợn, đc dán đè lên ốc , Các ốc phải còn mới, không có vết xước do tuoc-no-vit choc vào (cái này hơi khó vì có nh bác mở ốc mà ốc vân nguyên , nhưng mà hiếm ) + Cần kiểm tra tất cả các tính năng của máy: nghe,gọi,chụp ảnh,bluetooth,hồng ngoại,nt,nhạc nhẽo xem các tính năng ok ko,có cái nào bị chết hay có vấn đề j ko . Khi gọi điện nên gọi tầm 1'''' trở lên xem máy và pin có quá nóng ko ,sóng sánh tốt ko,nếu máy và pin quá nóng thì là pin lởm lắm rồi . Tắt máy đi bật lại,thông thường khởi động dưới 30s với máy thường,tầm 30 đến 40s máy Symbial là ngon + Lấy tay che ống kính chụp 1 cái ảnh xem có điểm sáng hay đỏ nào trên ảnh vừa chụp ko,nếu có thì màn hình có điểm chết (cái này chỉ đúng cho PDA thì phải ) Dòng Nokia bấm *#0000# để xem ngày cài firmware (thường là ngày máy xuất chuồng ) và xem các thông số khác. Dòng Sony bấm <*>>*>* để xem toàn bộ thông số của máy và cả call duration + Nếu máy còn bảo hành thì các bác nên kiểm tra kĩ càng thẻ bào hành , tình trạng bảo hạnh Nếu mất thẻ bào hành thì các bác đến trực tiếp nơi bảo hành Nokia care ..... các nơi do FPT và AT chỉ định check lại imei xem đúng là hàng cty ko,tình trạng bảo hành thế nào ? Đó là những cái sơ bộ em biết thế thôi, chứ các bác đứng ham rẻ vài đồng và tin vào cái gọi là bảo hành của mấy thằng cửa hàng cò con cam kết bảo hành mấy tháng mấy tháng , ko tin đc tay nghề của chúng nó và cũng ko tin vào lời chúng nó nói đc Em nói sơ qua vài điểu hiểu biết thiển cận thôi chứ còn thiên hạ lắm cao thủ với lắm chiêu số để lừa đảo anh em ta đi mua máy lặm Mong các bác đóng góp chỗ nào còn thiếu, chỗ nào chưa đúng để mọi người rút kinh nghiệm !