Hướng dẫn thay lưới bảo vệ cho các PSU có lưới không thay được?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[gallery]/18/fnd1264226655.jpg[/gallery] Nhìn một PSU với lưới bảo vệ như vậy, chắc cảm giác của bạn là nó cũng không đến nỗi nào đúng không? Nhưng nếu PSU của bạn là loại lưới không tháo rời được hoặc là loại noname thì sao? Chắc hẳn bạn cũng muốn vẻ bề ngoài của nó trông “pro” một tí. Bài viết sau đây, được thực hiện bởi anh Cừ – Powerlap.vn (được biết trên diễn đàn vOz qua nickname SUSU), sẽ hướng dẫn bạn cách thay lưới bảo vệ cho các PSU có lưới không thay được. PSU noname có phần lưới bảo vệ của quạt làm mát luôn được thiết kế từ phần kim loại của vỏ PSU, và chúng được thiết kế rất tệ, luồng gió thoát ra bị giảm do diện tích của lưới quá nhiều. Do vậy, mục đích của bài viết hướng dẫn này sẽ giúp bạn bỏ đi phần lưới này và thay bằng một lưới bảo vệ quạt khác thông thoáng hơn. [b]Chúng ta cần gì?[/b] [gallery]/18/vmi1264226666.jpg[/gallery] Đồ nghề để thực hiện đơn giản: một kìm cắt loại lớn (nhỏ quá cắt đau tay), một vít bake, một cây giũa bầu (có thể không cần thiết lắm nếu bạn là người không cầu toàn). [gallery]/18/rkz1264226668.jpg[/gallery] Phụ kiện chính là lưới bảo vệ cho quạt cái này có thể mua trên chợ Nhật Tảo với giá từ 5000 đồng đến 15,000 đồng tùy theo loại lưới mà bạn chọn. [b]Tháo gỡ PSU[/b] [gallery]/18/vsh1264226669.jpg[/gallery] Tháo nắp che nguồn ra trước sau đó tới quạt làm mát. [gallery]/18/rco1264226670.jpg[/gallery] Bo mạch nguồn chính cũng cần được tháo ra, với các đầu dây kết nối bằng các chấu cắm thì nên làm dấu bằng viết lông trước khi tháo chúng ra để tránh “râu ông này cắm cằm bà kia” khi lắp vào. [gallery]/18/acd1264226671.jpg[/gallery] Tháo tất cả các cái có thể tháo được vì nó sẽ giúp bạn tránh được chạm mạch do mạt kim loại trớt vào trong quá trình thực hiện. Chú ý: tránh cắt dây hay xả các mối hàn vì chuyện ấy sẽ dẫn đến việc khi đấu lại mà đấu lộn thì thật là thảm họa cho bộ PSU yêu quí còn lại của bạn. [gallery]/18/lpf1264226682.jpg[/gallery] Chỉ còn vỏ PSU trống, giúp dễ dàng cho việc làm vệ sinh sau khi thực hiện xong do có rất nhiều mạt sắt sẽ phát sinh ra trong quá trình làm. Bắt tay vào công việc chính sau khi tháo nào… [b]Cắt gọt[/b] [gallery]/18/ksx1264226685.jpg[/gallery] Dùng kìm cắt phần lưới bảo vệ trên PSU. Nếu cắt trực tiếp vào phần liên kết chính với vỏ kim loại thì rất khó cắt do mỏ kìm khá lớn. [gallery]/18/wwm1264226686.jpg[/gallery] Nên bắt đầu cắt từ đây. [gallery]/18/czf1264226688.jpg[/gallery] Được một tí rồi đấy, tiếp tục cắt, cắt nữa, cắt mãi ... [gallery]/18/zeo1264226690.jpg[/gallery] ... hết cắt được rồi. [gallery]/18/bpu1264226702.jpg[/gallery] Kết quả sau khi cắt cho thấy vẫn còn phần ba dớ dư ra ở các mấu liên kết lưới quạt ban đầu. Tại lúc này, bạn đã có thể gắn lưới thêm vào cho quạt làm mát, tuy nhiên để cho PSU của bạn được đẹp hơn và nhìn zin hơn thì bạn nên làm tiếp bước nữa. [gallery]/18/fgf1264226764.jpg[/gallery] Sau khi đã giũa xong. Nếu lắp lưới bảo vệ vào thì giống y như "đồ zin" luôn. [b]Lắp đặt và hoàn chỉnh[/b] [gallery]/18/wdp1264226765.jpg[/gallery] Canh lưới và lắp vào này ... [gallery]/18/lac1264226766.jpg[/gallery] ... tiếp tục lắp hết các thứ còn lại ... [gallery]/18/mrr1264226766.jpg[/gallery] ... và hoàn chỉnh rồi đấy. So sánh với PSU ban đầu xem nào. PSU của bạn đã có dáng vẻ của một bộ nguồn cao cấp hơn, cho luồng không khí lưu thông tốt hơn rất nhiều và giảm được chút độ ồn so với lúc ban đầu. Chi phí thực hiệu cực nhỏ, thời gian thực hiện nháy mắt (15 phút nếu bạn không dùng giũa và 30 phút nếu dùng công cụ ấy). Mong rằng các bạn hài lòng với kết quả thực hiện của mình.