Học tiếng Tây Ban Nha với những phần mềm miễn phí

Không phải ai cũng có điều kiện và tài chính để theo học các lớp dạy ngoại ngữ thực tế, nên bạn đang tìm kiếm một ứng dụng, phần mềm tiện dụng giúp ích cho việc học. Vậy hãy tham khảo qua 5 phầm mềm tiện ích và thông dụng nhất hiện nay này.

1. Duolingo: Duolingo đã được Apple và Google bình chọn là “Ứng dụng của năm” (2013). Được thiết kế cực kỳ xuất sắc với giao diện rất thân thiện với người dùng, Duolingo là một trang web miễn phí dạy ngoại ngữ thông qua các bài luyện tập, kết hợp giữa 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, và viết. Phần “Học theo ngữ cảnh” của Duolingo giúp bạn vừa đọc các bài báo vừa hỗ trợ dịch chúng. Ngoài ra, Duolingo còn khiến việc học trở nên thú vị hơn bằng cách trao giải thưởng bằng điểm kinh nghiệm (để lên level như trong game!), khi bạn hoàn thành các bài học và tặng thêm điểm thưởng nếu bạn làm tốt. Đồng thời, Duolingo tích hợp tính năng liên kết với mạng xã hội, cho phép bạn bè của bạn có thể xem quá trình học của bạn tiến bộ đến đâu và ngược lại. Nếu bạn muốn, Duolingo sẽ gửi thông báo qua email nhắc nhở bạn học tập hàng ngày, mà đây là một việc hết sức dễ dàng. Bởi, nếu bạn tải về ứng dụng trên điện thoại miễn phí của hãng, lúc nào bạn cũng có thể vừa đi vừa học. Hiện nay, trang web cung cấp các khóa học tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha (Brazil), tiếng Hà Lan, tiếng Ireland, tiếng Đan Mạch và tiếng Thụy Điển. Nếu bạn muốn, bạn có thể học nhiều ngôn ngữ cùng một lúc mà không phải trả thêm tiền.

2. Buuse : Buuse sở hữu một cộng đồng quốc tế với hơn 40 triệu thành viên đăng kí đến từ nhiều quốc gia khác nhau, và người dùng là một phần không thể thiếu góp phần tạo nên nét độc đáo cho website/ứng dụng học ngoại ngữ này. Bài học cho người mới bắt đầu sử dụng thẻ (flashcard) cho việc học từ và cụm từ mới, nhưng những bài học nâng cao (advanced) bao gồm cả viết và trả lời câu hỏi, và sẽ được đánh giá bởi người bản ngữ là thành viên đăng kí trên Buusu. Các hội thoại, bài tập viết, và các file ghi âm được chia sẻ miễn phí trên website, nhưng các bài học nâng cao ngữ pháp, video, và các tập tin dạng PDF thì chỉ dành cho thành viên trả phí. Tuy nhiên, các bài học miễn phí lại có sẵn trong ứng dụng trên điện thoại của Busuu. Các khóa học ngoại ngữ của Buusu bao gồm tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha (Brazil), tiếng Nga, tiếng Ba Lan, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Ả Rập, tiếng Nhật, và tiếng Trung.

>>> Học tiếng Tây Ban Nha ở Tây Ban Nha phần 1

3. Memrise: Memrise là chương trình có cách giảng dạy ngoại ngữ bằng phương pháp diễn giải thông qua các bức ảnh, những mẫu truyện lịch sử, khoa học, văn hoá liên quan đến các nước đang có ngôn ngữ mà mình muốn học. Tiêu chí của Memrise là giúp người dùng tiếp thu với các kiến thức ngoại ngữ theo cách thức tự nhiên, từ từ và thoải mái nhất, theo Memrise ưu điểm của phương thức này có thể giúp người dùng tự mình xây dựng nền tảng cơ bản vững chắc về kiến thức ngôn ngữ.Chuong trình này còn hoàn toàn miễn phí, Giáo trình đơn giản dễ học. Người dùng có thể tự tìm giáo trình phù hợp riêng cho mình. Giáo trình về các môn: Hoa (phổ thông), Đức, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Nga.

4. Living Language: Nếu bạn nghiêm túc về việc học một ngoại ngữ, thì có lẽ bạn nên cân nhắc về việc đăng ký một khóa học trực tuyến tại Living Language, nơi cung cấp các khóa học ngoại ngữ lên đến 20 thứ tiếng khác nhau. Các bài học đa dạng về thời lượng và chi phí, kết hợp từ vựng, ngữ pháp, hội thoại, và các ghi chú về văn hóa. Trò chơi, câu đố, và dịch vụ dạy kèm trực tuyến với người bản ngữ là các tính năng nổi bật khác của Living Language. Ứng dụng cho iPhone và iPad cung cấp đầy đủ nội dung khóa học, các trò chơi tương tác, và thẻ học từ nếu bạn muốn học mọi lúc mọi nơi.Trong trường hợp bạn không muốn trả tiền cho một khóa học, phần Tài nguyên miễn phí (Free Resources) của Living Language cho phép người dùng tải về các file PDF của từng ngôn ngữ, với nội dung là những từ vựng cần thiết cho khách du lịch hoặc bất cứ ai đang tìm cách xây dựng vốn từ vựng của một ngôn ngữ mà họ đang học.

5. HiNative: HiNative là một ứng dụng trên iOS giúp kết nối bạn với những người bản ngữ (native speaker) trên toàn thế giới. Người dùng học ngoại ngữ bằng HiNative chủ yếu thông qua hình thức "hỏi và trả lời": bạn đăng câu hỏi lên, và chờ đợi một người bản ngữ nào đó vào giải đáp thắc mắc. Trong khi chờ đợi, bạn có thể trả lời câu hỏi của người khác.
Tuy nhiên, ứng dụng cũng cung cấp các hướng dẫn cả phát âm và dịch thuật. Nhờ đó, bạn có thể sử dụng HiNative như một công cụ "kêu gọi" sự giúp đỡ từ người bản ngữ, vừa có thể tận dụng nó để tìm hiểu các danh lam thắng cảnh tại quốc gia mà bạn ghé thăm.

>>>Học tiếng Tây Ban Nha ở Tây Ban Nha phần 2

Các ứng dụng trên được đánh giá là công cụ học ngoại ngữ khá tốt, dịch vụ được cung cấp miễn phí trên Android, iOS, Windows Phone, lẫn nền web. Hy vọng với những tiện ích từ công cụ trên sẽ giúp ích cho việc học của bạn.

Nguồn Internet

Chưa có câu trả lời nào