B/ Phân tích vẻ đẹp hình tương người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

b/ Phân tích vẻ đẹp hình tương người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
nguyễn lương vinh
nguyễn lương vinh
Trả lời 15 năm trước
bạn vào đây.........http://vanmau.com/forum/showthread.php?t=2048
thuyha
thuyha
Trả lời 15 năm trước
Phân tích vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. YÊU CẦU Nội dung : Nêu được cách nhìn và cách miêu tả độc đáo của nhà thơ về vẻ đẹp của người lính cách mạng những năm đầu kháng chiến gian khổ. Khi làm bài, cần lưu ý các đối tượng phân tích là người lính trong bài thơ dưới cái nhìn nghệ thuật riêng của Quang Dũng. Kiểu bài : Đây là kiểu bài phân tích một khía cạnh của một bài thơ hoàn chỉnh. Bài làm đòi hỏi học sinh phải biết chọn lựa từ bài thơ những chi tiết cần phân tích để phục vụ cho chủ đề của bài làm. GỢI Ý Nên tập trung vào mấy ý chính sau đây: - Người lính hiện về trong hồi ức như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian (Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi... Nhớ về rừng núi... Tây Tiến người đi không hẹn ước, Đường lên thăm thẳm một chia phôi, Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy...) Nhưng vẫn là hoài niệm không dứt, một nỗi thương nhớ mênh mang (Nhớ về, nhớ chơi vơi...). - Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể hàng ngày, trong những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân, với những đói rét bệnh tật, với những nét vẽ tiều tuỵ về hình hài song vẫn rất phong phú trong đời sống tâm hồn với những khát vọng rất mãnh liệt của tuổi trẻ (dẫn thơ minh hoạ). - Tác giả phát hiện ra vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn của người lính : + Con người nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với những cảnh sắc độc đáo rất tinh tế (Hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ, cánh hoa đong đưa). + Con người vẫn cháy bỏng những khát vọng chiến công vẫn ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (Mắt trừng rởi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm). Một dáng kiều thơm hay một vẻ đẹp của con người rừng núi có nhiều hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (kìa em xiêm áo tự bao giờ). - Người lính hiện lên chân thực, thơ mộng, lãng mạn (đến đa tình đa cảm), đồng thời cũng rất hào hùng, rất tráng sĩ. Với nhiều từ ngữ Hán Việt vốn mang sắc thái cổ điển sang trọng (Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông mã gầm lên khúc độc hành...) tác giả tạo được không khí thiêng liêng làm cho cái chết tiều tuỵ của người lính hình thành một hành vi lịch sử thấu động lòng sông. Âm hưởng bốn câu thơ cuối làm cho hơi thơ cứ vọng dài thăm thẳm không dứt hòa với bước đường của người chiến sĩ tình nguyện ra đi cho mùa xuân đất nước : “Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
thuyha
thuyha
Trả lời 15 năm trước
Gợi ý làm bài I. Đặt vấn đề : - Tây Tiến là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian. - Đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào đầu năm 1947. Những người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả học sinh, sinh viên. - Đoạn thơ cần phân tích là đoạn thứ ba của bài thơ, trong đó Quang Dũng đã khắc họa hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn, thấm đẫm tinh thần bi tráng. II. Giải quyết vấn đề : 1. Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến : Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn với khuynh hướng tô đậm những cái phi thường, sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập để tác động mạnh vào cảm quan người đọc, kích thích trí tưởng tượng phong phú của người đọc. - Trong bài thơ, Quang Dũng đã tạo được một không khí, chuẩn bị cho sự xuất hiện trực tiếp của những người lính Tây Tiến ở đoạn thơ thứ ba này. Trên cái nền hoang vu hiểm trở vừa hùng vĩ vừa dữ dội khác thường của núi rừng (ở đoạn một), và duyên dáng, mĩ lệ, thơ mộng của Tây Bắc (ở đoạn hai), đến đoạn thơ thứ ba, hình ảnh những người lính Tây Tiến trực tiếp xuất hiện với một vẻ đẹp độc đáo và kì lạ : Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ... Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm - Quang Dũng đã chọn lọc những nét tiêu biểu nhất của những người lính Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể đặng khái quát những gương mặt chung của cả đoàn quân. Qua ngòi bút của ông, những người lính Tây Tiến hiện ra đầy oai phong và dữ dội khác thường. Thực tế gian khổ thiếu thốn đã làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi cả tóc. Quang Dũng không hề che giấu những sự thực tàn khốc đó. Song, cái nhìn lãng mạn của ông đã thấy họ ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường. Và ngòi bút lãng mạn của ông đã biến họ thành những bức chân dung lẫm liệt, oai hùng. Cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính, qua cái nhìn của ông, vẫn toát lên cái oai phong của những con hổ nơi rừng thiêng. Cái vẻ oai phong, lẫm liệt ấy còn được thể hiện quan ánh mắt giận dữ (mắt trừng gửi mộng) của họ ... - Cái nhìn nhiều chiều của Quang Dũng đã giúp ông nhìn thấy xuyên qua cái vẻ oai hùng, dữ dằn bề ngoài của những người lính Tây Tiến là những tâm hồn còn rất trẻ, những trái tim rạo rực, khao khát yêu đương (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm). Như vậy, trong bốn câu thơ trên, Quang Dũng đã tạc lên bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét khắc họa dáng vẻ bề ngoài mà con thể hiện được cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ. 2. Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến : - Khi viết về những người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương. Cảm hứng lãng mạn đã khiến ngòi bút ông nói nhiều tới cái buồn, cái chết như là những chất liệu thẩm mỉ tạo nên cái đẹp mang chất bi hùng: Rải rác biên cương mồ viễn xứ ....Sông Mã gầm lên khúc độc hành. - Khi miêu tả những người lính Tây Tiến, ngòi bút của Quang Dũng không hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi lụy. Cảm hứng của ông mỗi khi chìm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn. Chính vì vậy mà hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lí tưởng quên mình vì Tổ quốc của người lính Tây Tiến. Cái sự thật bi thảm những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu che thân, qua cái nhìn của nhà thơ, lại được bọc trong những tấm ào bào sang trọng. Và rồi, cái bi thương ấy bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã : Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Cái chết, sự hi sinh của những người lính Tây Tiến được nhà thơ miêu tả thật trang trọng. Cái chết ấy đã tạo được sự cảm thương sâu sắc ở thiên nhiên. Và dòng sông Mã đã trân trọng đưa tiễn linh hồn người lính bằng cách tấu lên khúc nhạc trầm hùng. - Tóm lại, hình ảnh những người lính Tây Tiến trong đoạn thơ này thấm đẫm tính chất bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng vẻ của những anh hùng kiểu chinh phu thuở xưa một đi không trở lại. III. Kết thúc vấn đề : - Tây Tiến là sự kết tinh những sắc thái vừa độc đáo vừa đa dạng của ngòi bút Quang Dũng. Nhà thơ đã sáng tạo được hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến, miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của những con người tiêu biểu cho một thời kì lịch sử một đi không trở lại. - Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã miêu tả thành công hình ảnh người lính. Và Quang Dũng, qua bài thơ Tây Tiến nổi tiếng của mình, đã góp vào viện bảo tàng hình ảnh những người lính đó bức chân dung người lính Tây Tiến rất độc đáo của mình.
duongthuphuong
duongthuphuong
Trả lời 14 năm trước
[quote]Từ bài viết của [b]thuyha[/b] Phân tích vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. YÊU CẦU Nội dung : Nêu được cách nhìn và cách miêu tả độc đáo của nhà thơ về vẻ đẹp của người lính cách mạng những năm đầu kháng chiến gian khổ. Khi làm bài, cần lưu ý các đối tượng phân tích là người lính trong bài thơ dưới cái nhìn nghệ thuật riêng của Quang Dũng. Kiểu bài : Đây là kiểu bài phân tích một khía cạnh của một bài thơ hoàn chỉnh. Bài làm đòi hỏi học sinh phải biết chọn lựa từ bài thơ những chi tiết cần phân tích để phục vụ cho chủ đề của bài làm. GỢI Ý Nên tập trung vào mấy ý chính sau đây: - Người lính hiện về trong hồi ức như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian (Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi... Nhớ về rừng núi... Tây Tiến người đi không hẹn ước, Đường lên thăm thẳm một chia phôi, Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy...) Nhưng vẫn là hoài niệm không dứt, một nỗi thương nhớ mênh mang (Nhớ về, nhớ chơi vơi...). - Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể hàng ngày, trong những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân, với những đói rét bệnh tật, với những nét vẽ tiều tuỵ về hình hài song vẫn rất phong phú trong đời sống tâm hồn với những khát vọng rất mãnh liệt của tuổi trẻ (dẫn thơ minh hoạ). - Tác giả phát hiện ra vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn của người lính : + Con người nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với những cảnh sắc độc đáo rất tinh tế (Hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ, cánh hoa đong đưa). + Con người vẫn cháy bỏng những khát vọng chiến công vẫn ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (Mắt trừng rởi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm). Một dáng kiều thơm hay một vẻ đẹp của con người rừng núi có nhiều hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (kìa em xiêm áo tự bao giờ). - Người lính hiện lên chân thực, thơ mộng, lãng mạn (đến đa tình đa cảm), đồng thời cũng rất hào hùng, rất tráng sĩ. Với nhiều từ ngữ Hán Việt vốn mang sắc thái cổ điển sang trọng (Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông mã gầm lên khúc độc hành...) tác giả tạo được không khí thiêng liêng làm cho cái chết tiều tuỵ của người lính hình thành một hành vi lịch sử thấu động lòng sông. Âm hưởng bốn câu thơ cuối làm cho hơi thơ cứ vọng dài thăm thẳm không dứt hòa với bước đường của người chiến sĩ tình nguyện ra đi cho mùa xuân đất nước : “Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”[/quote]
lê thùy linh
lê thùy linh
Trả lời 12 năm trước

theo mik` nên phân tích cả những nét mới của người lính tây tiến và có sự so sánh với các thế hệ trk