Hình ảnh làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính?

Mình đang làm đề tài niên luận..( Hình ảnh làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính..) khảo sát qua 1 tập thơ nói về làng quê Việt Nam. và ở phần này cần nêu những vấn đề gì.? mình đang làm đề cương để gửi cho cô. các bạn giúp mình với thank...

Tran Van Trung
Tran Van Trung
Trả lời 12 năm trước

Bạn vào đây tham khảo nhé. Khá chi tiết đó:

http://diendankienthuc.net/diendan/chan-dung-van-hoc/41512-khong-gian-thon-que-trong-tho-nguyen-binh.html

rtỵky
rtỵky
Trả lời 12 năm trước

Q
ua phong trào thơ mới, bên cạnh những tên tuổi lớn như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính nổi lên như một phong cách riêng độc đáo là người đứng đầu trong dòng thơ “thơ quê” của phong trào thơ mới.
Nguyễn Bính được mệnh danh là thi sỹ của chân quê, sinh vào cái thời nền văn minh đô thị đang đô thị hiện đại đang xâm nhập vào nếp sống dân giã cổ truyền, bao giá trị lâu đời đang dần mai một, phôi phai. Thơ Nguyễn Bính đã phản ánh niềm xót xa đến chua sót đối với các giá trị của chân quê.Nếu như Anh Thơ nghiêng về cảnh quê, Đoàn Văn Cừ nghiêng về tục quê, Bàng Bá Lân hướng về đời quê, Còn Nguyến Bính là thi sỹ của đồng quê, tình quê. Từ con ngưòi đến cảnh vật của làng quê đều thấm đượm tình người. Từ con người đền cảnh vật của làng quê đều thấm đượm tình quê. Tình quê trong thơ Nguyễn Bính chính là tình ý của người dan quê thể hiện bằng tình điệu của người nhà quê đã khiến cho lời thơ Nguyễn Bính đều thấm đượm mảnh hồn quê.
Ai đã từng đọc thơ Nguyễn Bính, yêu thơ Nguyễn Bính đều chiêm nghiệm một điều: “Trang thơ Nguyễn Bính là làng quê của tình người, tình nghĩa và là tình cảm, tình yêu lứa đôi. Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong chúng ta” -Hoài Thanh. Thật đúng! mỗi lần đọc thơ Nguyễn Bính trong mỗi chúng ta không khỏi bồi hồi, xúc động nghẹn ngào nhớ về quê hương, nhớ về tình cảm chân thành của bạn bè, hàng xóm, tình yêu gia đình, và bâng khuâng nuối tiếc một tình yêu đơn phương, dang dở chốn quê nhà. Đó chính là lý do em chọn đề tài này.

P
2.1: Hình ảnh người nhà quê trong thơ Nguyến Bính
2.1.1: Hình ảnh người Mẹ trong thơ Nguyến Bính
Khi chúng ta rời xa quê hương yêu dấu chúng ta mới cảm nhận được những tình cảm sâu nặng nơi chôn nhau cắt rốn, trong tâm hồn chúng ta từ khi tiếng khóc chào đời, nằm êm ả trong chiếc nôi đầy lời ca ngọt lịm cử mẹ, ru sớm ru chiều đầy đặn qua tháng năm. Chính vì vậy mỗi lần nhắc đến quê hương, hình bóng mẹ lại hiện về.
Mặc dù là một thi sĩ mồ côi mẹ từ nhỏ, rất thiệt thòi vì không được hưởng hơi ấm tình thương của mẹ. Nhưng Nguyễn Bính dành rất nhiều trang viết của mình viết về mẹ cũng như viết về quê hương chốn quê dân dã, nơi dạt dào tình quê.
Trong phong trào Thơ Mới có rất nhiều thi phẩm viết về mẹ. Có những bài thơ rất xúc động: “Chiếc rổ may” của Tế Hanh, nhớ về mẹ trong ký ức của thơ của Lưu Trọng Lư qua bài thơ: “Nắng mới”. Hay đó là “Đường về quê mẹ” của Đoàn Văn Cừ...Mỗi một nhà thơ có một cách thể hiện riêng. Nhưng trong thơ Nguyễn Bính là hình ảnh một người mẹ - quê nghèo hiện lên thật giản dị, chân thành và gây xúc động nhiều hơn. Đó chính là hình ảnh một người mẹ nhân hậu, đảm đang, nhận hết về mình những khó nhọc, lo toan, hết lòng vì chồng vì những người thân yêu.
“Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều
Mẹ tôi lo liệu đủ trăm điều”
(Tết của mẹ )
Không những thế mẹ sắm sửa cho con đi lấy chồng, cố gượng vui và làm ra vẻ lạnh lùng, nhưng khi tiễn con ra cửa buồng mẹ không kiềm nổi nước mắt, mẹ khóc sầu thảm và xót thương.
“Con ạ, đêm nay mình mẹ khóc
Đêm nay mình mẹ lại đưa thoi”
(Lòng mẹ)
Và còn nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau chia ly. Đưa tiễn con đi trận ải xa, mẹ đứng lặng lẽ một mình, bóng mẹ như một dấu chấm hỏi lặng lẽ giữa sân ga.
“Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng
Lưng còng đổ xuống bóng sân ga”
(Những bong người trên sân ga)
Con đi rồi, mẹ trở về trong lặng lẽ cô đơn. Đọc thơ Nguyễn Bính đặc biệt là những bài thơ về mẹ chúng ta không khỏi bâng khuâng chua xót biết bao nhiêu trước những hình ảnh của người mẹ chân quê, mộc mạc:
“Xóm tây bà lão lưng còng
Có hai cô gái lấy chồng cả hai
Gió thu thổi ngắn tan dài
Bà đem áo rét phơi ngoài dậu phơi”
(Không đề)
Mẹ! là tiếng gọi thiêng liêng tha thiết. Mẹ! là hồn quê, là nỗi nhớ của những đứa con xa quê. Hình ảnh mẹ là hình ảnh quê nhà, nó in đậm vào lòng nhà thơ, của chúng ta:
“Thầy ơi đừng chặt vườn chè
Mẹ ơi đừng bán cây lê con trồng
Nhớ thương thày mẹ khôn cùng
Lạy thầy, lạy mẹ thấu lòng cho con”
(Thư gửi thầy mẹ)
Thế mới biết, mẹ là tất cả, là quê hương, là tất cả trong lòng con. Dù xa quê, dù phải sống bon chen trong kiếp người, mỗi lần nhớ về quê nhà hình bóng mẹ lại hiện lên. Đó là hình ảnh của quê hương chân thành giản dị, mộc mạc, nhưng cả cuộc đời chỉ viết hi sinh thầm lặng vì chồng vì con. Đọc thơ Nguyễn Bính chúng ta càng thấy nhớ mẹ, nhớ quê hương. Bởi thơ ông đã được thổi vào đó một hồn quê, tình quê.
2.1.2 Hình ảnh người chị trong thơ Nguyễn Bính
Ngoài hình của ảnh người Mẹ, hình ảnh của người chị cũng xuất hiện rất nhiều trong thơ nguyễn bính. Nguyễn bính trước sau vẫn là nhà thơ của tình yêu. Tác giả sao chỉ nổi cảm giác cô đơn phải tìm đến một người thân thiết để tâm sự. Và chỉ có những người nơi quê nhà mới đủ niềm tin, sự gắn bó để nhà thơ chia sẻ nỗi lòng.
Trong văn học không ít các nhà văn viết về chị. Nguyễn Tuân gửi gắm tâm sự, sự trìu mến cho: “Chị Hoài” một bà chị “ tinh thần” của ông. Thế Lữ cũng có người chị rũ áo phong sương trên gác trọ.Lưu Trọng Lư có người chị nửa đời phiêu lãng và đến với thơ Nguyễn Bính không chỉ có một chị mà rất nhiều bài thơ nói về chị. Bởi chị chính là một chút hồn quê, tình quê.
Chính cái hồn quê, tình quê gắn với một thời thơ ấu có chị đã làm nên sự quen thuôc, thiết tha trong thơ ông
Mỗi lần gió trở lạnh nhà thơ nhớ về chị:

“Năm xưa chị chưa lấy chồng
Chị đan tấm áo len hòng cho tôi
Năm nay chị lấy chồng rồi
Mỗi kỳ gió lạnh không người đan khăn”
(Gió lạnh)
Chị, là người nhà thơ hướng về mỗi khi trời trở lạnh hay lòng mình trống vắng. Thơ Nguyễn Bính vẫn còn cái vẻ dễ dàng, mộc mạc của ca dao. Nhưng những bài thơ viết về chị lại không thế. Có bài dài trăm câu mà chỉ sử dụng có một vần. Vì sao Nguyễn Bính tự buộc mình vào chỗ khó khăn như thế. Có lẽ vì tình cảm của ông dành cho chị là những tình cảm chân thành, đẹp đẽ như ông dành cho quê hương, cho nơi thôn quê dân dã.
Viết thư cho chị, mà nhà thơ tíu tít hỏi như một đứa em còn bé bỏng đang làm nũng chị:
“Đố chị thư này của ai nhé
Qua những lá thư, người đọc thấy được tình cảm của chị, em tuy xa cách nhau nhưng vẫn có cơ sở để hiểu nhau.
“Chị ơi! Em bé chị đây mà!
Được tin người ấy cho em biết:
Chị Trúc giờ đang bận chữa nhà
Nhà mới bao giờ chị chữa xong?
Bao giờ cho thợ chén hồi công?
Bao giờ chị dọn sang bên đó?
Xem lịch, khai trương, đốt pháo hồng?”
("Xây lại cuộc đời")
Đây là mạch tình cảm đẹp đẽ trongthơ Nguyễn Bính góp phần giúp nhà thơ vượt mọi khó khăn, gian khổ:
“Chị ơi! Em bé chị đây mà!
Chị hãy nghe lời em bé đây”
("Chị đã ghen")
Chị Trúc- là một biểu tượng quê hương trong lòng Nguyễn Bính, để nhà thơ nhớ về. Chị là đối tượng hết sức thân thương để nguyễn bính chia sẻ mọinỗi cô đơn, cũng như mọi giây phút hạnh phúc. chị là hình ảnh của gia đìn, của quê hương, của tình quê và của những gì mộc mạc chân thành nhất. và vì yêu chị, luôn luôn kính trọng chị nên nguyễn bính rất yêu thương và cảm thông với chị:
“Nàng bèo bọt quá, em lăn lóc,
Chắp nối nhau hoài cũng uổng công”.
("Xuân tha hương")
Và thương biết bao nhiêu cho người chị chân quê: “Lỡ bước sang ngang”, có thể thấy chỉ có Nguyễn Bính mới hiểu người chị mới thấy được nỗi buồn lỡ dở duyên phận, bi kịch của chị để thay chị nói lên nỗi oán trách của cuộc đời:
“Nhớ ngày tôi vào chơi Hà Tiên,
Chiều chiều cùng chị về trong Rẫy,
Đường mòn, nắng nhạt soi tà tà,
Biển khơi, gió mặn thổi hây hẩ”y.
("Bài thơ vần Rẫy")
Chị là hình ảnh của quê hương, là tình cảm chân thành nơi thôn quê, là nơi nguyễn bính có thể gửi gắm tâm sự chân thành của chị, là chút tình quê trong thơ nguyễn bính và lan toả đến lòng người đọc,để thế hệ sau chúng ta mỗi lần đọc thơ ông không khỏi bùi ngùi xúc động, chạnh lòng mà nhíư về chị, nhớ đến quê hương, nhớ đến tình cảm chân thành.
2.1.3. Hình ảnh người con gái quê- trong thơ Nguyễn Bính
Những cô con gái đang thưở thiếu thời, có lẽ được ngòi bút Nguyễn Bính khắc hoạ nhiều hơn cả trong số những con người chân quê. Dù sao chân quê thấm sâu nhất hiện rõ nhất không phải ở cảnh quê, ở những nét văn hoá làng quê, mà chính ở những người nhà quê. Trong những người nhà quê : “cô gái quê mộc mạc chân thành đã đi vào thơ Nguyễn Bính hết sức tự nhiên. Phải thế chăng cũng như các bà các mẹ, người chị, hình ảnh của những cô gái là hình ảnh của chân quê, của những quê hương tươi đẹp, tươi trẻ như những ước vọng đơn sơ nhỏ bé của những đồng quê dân dã! đó là tâm lý e ngại của những cô gái lần đầu tiên lamf dáng:
“Nhớ thủa hội về chèo dóng trống
Xin mình xin giấy đỏ đánh môi”
Lại có những con gái quê bẽn lẽn theo bà sang làng bên nge chèo nghe hát, lần đầu tiên đeo đôi khuyên bạc thẹn thùng:
“Nàng đẹp mà nàng lại có duyên
Trai thôn thầm liếc, liếc thầm khen
Thấy họ nhìn mình nàng thẹn quá
Níu bà để về tháo đôi khuyên”
(Đôi khuyên bạc)
Cô gái thôn quê đẹp đẽ đơn xơ, mộc mạc, làm say đắm bao chàng trai :
“Có cô em bé chưa chồng
Bướm có bằng lòng mối tôi không
Kết hoa mười hai bến đò nước
Kết hoa trắng cả hai bờ sông”
Những cô gái miền quê không chỉ đẹp vì vẻ bề ngoài, mà họ còn đẹp tiềm ẩn bên trong, đó là vẻ đẹp tâm hồn. Họ là những người con gái hiếu thảo không chỉ sống cho mình, mà biết lo lắng cho những người thân.
“Anh có thương em hãy cố chờ
Chưa tròn đạo con tròn đạo chị
Lòng nào dám tới tơ duyên”
(Lòng giám tưởng)
Nhưng khi làm tròn chữ đạo cô gái dạo dực trong niềm vui, hạnh phúc, các cô chuẩn bị cho mình trang phục đẹp nhất, nhưng vẫn mang vẻ đẹp dân dã:
“Này áo đổng lắm, quần lĩnh tía
Này gương, này lược, này hoa tai”
(Lòng mẹ)
Không chỉ có trong những ngày cưới quan trong mà ngay trong những ngày đi lễ chùa, các cô cũng rất chăm chút:
“Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ, khăn thâm chảy hội chùa”
(Xuân về)
Phải chăng Nguyễn bính không chỉ rất yêu que hương mình mà ông còn rất am hiểu nên thi sỹ luôn lo lắng về sự thay đổi của làng quê. Như vậy chúng ta không khổ tâm sao được, khi các cô ra phố về thay đổi chóng cả mặt, vẻ dân dã thôn quê đâu rồi:
“Khăn nhung quần lĩnh rộn rang
Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi”
(Chân Quê)
Ông không muốn và cũng không chấp nhận sự thay đổi dối, ông phải thốt lên, phải van xin:
“Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ yên quê mùa”
(Chân Quê)

T

Khi chúng ta rời xa quê hương yêu dấu, mọi người mới cảm nhận thấy tình cảm sâu đậm nơi quê hương, mới thấy được hết sức mạnh và sự thiêng liêng của quê hương. Vì nó là nơi chứa đựng tình cảm trong tâm hồn mỗi người. Sao chúng ta có thể quên đi nơi chúng ta khóc những tiếng khóc chào đời, ở nơi đó có những giấc mơ trên nôi từ thử ngày xưa. Mỗi người đã lớn lên trong lời ru ngọt ngào của mẹ của chị. Và đến những giây phút của tận cùng nhớ thương, chúng ta mới khám phá trong thơ Nguyễn Bính là cả bầu trời quê hương đầy kỉ niệm.
Thơ Nguyễn Bính rất gần gũi với dòng thơ ca dao trữ tình. Chúng ta nhận thấy, mỗi lần đọc thơ ông có một giọng thơ nhẹ nhàng nhưng chan chứa tình cảm đích thực hiền hòa của đôi trai gái làng quê yêu nhau, giọng điệu hiền hòa khi viết về mẹ, và những xúc cảm chân thành khi viết về chị. Thơ Nguyễn Bính đậm đà chất quê mùa, với ngôn từ mộc mạc chân thành không bóng bẩy gọt giũa nên thơ ông rất gần gũi với chúng ta. Đó chính là những phong tục bình dân, những sắc thái phong cảnh mộc mạc của làng quê. Chúng ta có thể nhận, chia những vùng tình cảm khác nhau: Tình quê hương, tình bằng hữu, tình yêu và cuộc sống trôi nổi giang hồ. Và giọng dân gian gần gũi, thơ Nguyễn Bính đã đi sâu vào quần chúng lâu dài nhất, và chiếm được ngọn đỉnh tuyệt vời trong thi đàn Việt Nam qua nhiều thế hệ.
Và là một người con sinh ra trên mảnh đất Vụ Bản, học dưới mái trường mang tên cố nhà thơ Nguyễn Bính, mỗi lần đọc thơ Nguyễn Bính là mỗi lần em được trở về với những kỉ niệm chốn quê nhà. Thi phẩm của Nguyễn Bính không chỉ để lại trong lòng người đọc những cảm xúc, những tình cảm khó phải, mà dường như thơ ông là con tàu tâm tưởng đưa chúng ta trở về chốn thôn quê dân giã nới chứa đựng tình cảm chân chất chốn thôn quê. Ai đi xa chắc không thể quên hai câu :
“Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê”
(Chân quê)
Lời nhắn nhủ thật nhẹ nhàng và giản dị, nhưng nó còn theo maĩ trong chúng ta những người xa quê, hãy giữ lấy vẻ đẹp truyền thống, giữ lấy những tình cảm đẹp đẽ nơi thôn quê, và giũ lấy bầu trời kỉ niệm.