Phân tích giúp em bài ca dao "hoa sen" trên bình diện của tâm lý học.

Hoa sen: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
thu
thu
Trả lời 9 năm trước

Hoa sen dưới mắt Nhà thơ Phùng Quán
Vô tình lang thang trên mạng, tôi chợt bắt gặp một bài thơ quá ư quen thuộc nói về hoa sen tinh khiết mà lâu nay chúng ta vẫn thường nhắc tới trong kho tàng văn học dân gian, nhưng dưới mắt Phùng Quán, một nhà thơ mà chúng tôi rất mực yêu thích vì thơ ông nóng như lửa, sắc như dao và đau xót như xé ruột xé lòng. Tên tuổi Phùng Quán cũng đã có rất nhiều người nói đến, những gian truân mà ông đã gánh chịu suốt cả cuộc đời chỉ vì ông là người dám đấu tranh cho sự thật, cho dù là chỉ trong thơ văn. May là gần đây, Nhà nước ta đã xét lại và truy tặng cho ông giải thưởng Văn học Nhà nước như một lời ủi an cho số phận bi đát một con người, một nhà thơ của nhân dân.
Mở đầu, ông lập lại những câu thơ quen thuộc trong dân gian mà hình như ai ai cũng thuộc lòng:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bỗng dưng từ bốn câu thơ quen thuộc trên, ông chợt nhận ra có cái gì đó không ổn trong cái ý cái tứ của thơ. Điều thú vị là lâu nay, dưới mắt chúng ta, chúng ta không có được cái cảm xúc khác thường và lạ lùng như ông:
Mặc cho câu ca được cả nước lưu truyền
Và đời vẫn tin là ca ngợi phẩm chất của sen.
Nhưng tôi không thể nào tin được
Câu ca này gốc gác tự nhân dân?!
Bởi câu ca sặc mùi phản trắc
Của những phường bội nghĩa vong ân!
Vốn con cái của giai cấp cùng khổ
Chúng chòi lên cuộc đời quyền lực vàng son
Nghĩ đến mẹ cha chúng xấu hổ
Chúng mưu toan giấu che từ bỏ
Nói xa gần, chúng mượn chuyện sen
Ồ, thì ra là thế, giữa sen và bùn bỗng dưng ông nhận ra cái mùi phản trắc khác thường trong ấy. Hương thơm của sen và mùi hôi của bùn không hề có khoảng cách, mà ông muốn nói đến những mưu toan che giấu gốc gác từ bùn hôi của đóa sen mà ta tưởng là thơm ngát ấy.
…Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Tất cả là trong cái chữ "gần"
Chỉ một chữ mà ta thấu gan thấu ruột
Những manh tâm bội nghĩa vong ân.
Bùn với sen đâu phải chuyện gần?
Chính là sen mọc lên từ trong đó
Gốc của sen là thăm thẳm bùn đen
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh…
Tất cả, tất cả, tất cả...!
Là do bùn hôi nuôi dưỡng
Ngay cả hương thanh khiết ta đặt lên bàn thờ cúng
Cũng là xương thịt của bùn tanh!
Như nhân dân
Gian truân, thầm lặng, vô danh
Đã sinh ra vĩ nhân, anh hùng, nghệ sĩ…
Đến bây giờ chúng ta mới chợt vở lẽ ra sự thật sen cũng vươn lên từ bùn hôi, và vĩ nhân cũng từ những người tầm thường thầm lặng sản sinh ra mà thôi, sao lại quên đi cái mùi bùn hôi thân thương từ đó mới có mình được. Sao lại cho rằng "chẳng hôi tanh" mặc dù rất gần bùn, ái ngại ư? hay là chối bỏ? hay là cả hai? Do vậy mà ông khẳng khái kêu lên:
Nhân danh bùn
Nhân danh sen
Tôi đề nghị:
Đuổi câu phản trắc này khỏi kho báu dân gian!
Quả thực, chỉ có người tinh tế và thấm đẫm gian nan cuộc đời như Phùng Quán mới nhận ra cái ý sâu sắc của bài thơ dân gian này. Thế mà từ bấy lâu nay, vì vô tình hay hữu ý, chúng ta lại

quên đi những điều rất đỗi bình thường như thế này. Có lẽ vì chúng ta miệng thì xóa bỏ giai cấp nhưng cũng miệng lại thốt lên những lời phân biệt một cách vô cùng hững hờ những gì bùn hôi đã mang đến cho sen, cho sen được thơm hương, được nâng niu, mà lại quên đi những vất vả cưu mang của bùn hôi, của nhân dân mang đến để có được những vĩ nhân, những anh hùng thời đại... Lắm kẻ thành đạt cố tình quên đi cái gốc gác chân đất của mình đáng trách là thế đấy.Cây có cội, nước có nguồn, con người có gốc là vậy. Dù cho gốc có tanh hôi đi nữa thì ta cũng từ đó mà ra thôi.
Good luck!