Nếu khi em đỗ cả 2 trường trên thì liệu em có duoc học ở DHSP2 ko?lieu em co bị chuyển xuống hệ cao đẳng của HVNH năm 2009?

Xin cho em hỏi em nộp 2 hồ sơ đăng kí dự thi DH-CD trong đó một bộ em DKDT ở trường DH su pham ha noi 2 con mot bộ em DKDT tai truong dai hoc su phạm hà nọi 2(mục 2) va mục 3 em ghi là trường Học viện Ngân hàng - khoa CNTT(hệ cao đẳng ) vậ nếu khi em đỗ cả2 trường trên thì liệu em có duoc học ở DHSP2 ko?lieu em co bị chuyển xuống hệ cao đẳng của HVNH ko? va neu em chi đỗ dhsphn2 hoăc he cao đẳng của HVNH thì em có đuơc học ở đó ko?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Các bạn tham khảo một số hướng dẫn đáng chú ý sau nhé: * Mục 2, 3: Đây là hai mục mà thí sinh thường hay bị nhầm lẫn trong quá trình làm hồ sơ ĐKDT. Đối với hai mục này thí sinh cần luôn phải tâm niệm quy định sau: + Nếu đăng ký NV1 vào các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi tuyển thì chỉ sử dụng mục số 2 và đừng bận tâm đến mục số 3 (nói cách khác là bỏ trống mục 3) + Nếu muốn đăng ký NV1 vào các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi thì thí sinh bắt buộc phải sử dụng cùng lúc mục số 2 và 3. Trong đó mục 2 là thông tin trường ĐH, CĐ mà thí sinh muốn ĐKDT dự thi nhờ và mục 3 là thông tin NV1 mà thí sinh muốn đăng ký vào trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển. - Mục số 2, TS ghi rõ tên trường ĐH, CĐ dự thi vào đường kẻ chấm, ghi rõ ký hiệu trường ĐH, CĐ dự thi vào 3 ô đầu. Hai ô tiếp theo ghi khối thi quy ước: ô thứ nhất ghi A, B, C hoặc D; ô thứ 2 dùng cho TS dự thi khối D: thi tiếng Anh ghi số 1, thi tiếng Nga ghi số 2; thi tiếng Pháp ghi số 3; thi tiếng Trung ghi số 4; thi tiếng Đức ghi số 5; thi tiếng Nhật ghi số 6. Ba ô cuối cùng ghi mã ngành dự định học. - Mục số 3, dành cho thí sinh có nguyện vọng (NV) 1 học tại trường ĐH, CĐ không thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH. Thí sinh lưu ý, đây không phải là mục ghi NV2. Thí sinh thuộc diện này không cần ghi mã ngành ở mục 2 (là trường sẽ dự thi nhưng không có NV học), nhưng tại mục 3 vẫn phải ghi đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi, mã ngành của trường mà TS có NV học (NV1). Ví dụ: Thí sinh có NV1 học tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (trường không thi tuyển sinh), thi khối D1, ngành 106, nhưng nộp hồ sơ ĐKDT tại trường ĐH Bách khoa HN, khối D1, ghi mục 2 như sau: Ký hiệu trường: BKA, khối thi: D1; mã ngành: để trống; mục 3 ghi: Ký hiệu trường: SKH, khối thi: D1; mã ngành: 106. Lưu ý: Đối với những thí sinh đăng ký NV1 vào các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi thì khi nộp hồ sơ cần phải nộp thêm 1 bản phô-tô-cóp-py mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1. * Mục 8: Thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên nào thì khoanh tròn vào ký hiệu của đối tượng đó. Sau đó ghi ký hiệu vào hai ô. Nếu không thuộc ưu tiên thì để trống. Lưu ý: Nếu thí sinh thuộc nhiều đối tượng ưu tiên thì chỉ được chọn quyền ưu tiên duy nhất để khoanh tròn. Ví dụ: Thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên 01 đồng thời thuộc đối tượng ưu tiên 06 thì thí sinh chỉ chọn đối tượng ưu tiên cao nhất là 01. Nguyên tắc quyền ưu tiên như sau: Nhóm ưu tiên 1: gồm đối tượng 01, 02, 03, 04 sẽ được cộng tối đa 2 điểm vào kết quả thi. Nhóm ưu tiên 2: gồm các đối tượng 05, 06, 07 sẽ được cộng tối đa 1 điểm vào kết quả thi. Quy định về các đối tượng ưu tiên - Đối tượng 01: Công dân Việt Nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số. -Đối tượng 02: Công nhân trực tiếp sản xuất đã làm việc liên tục 5 năm trở lên trong đó có ít nhất 2 năm là chiến sĩ thi đua được cấp tỉnh trở lên công nhận và cấp bằng khen. - Đối tượng 03: + Thương binh, bệnh binh, người có “Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh”; + Quân nhân, công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại khu vực 1; + Quân nhân, công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên; + Quân nhân, công an nhân dân hoàn thành nghĩa vụ đã xuất ngũ có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên; - Đối tượng 04: + Con liệt sĩ ; + Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; + Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; + Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh“, làm suy giảm khả năng lao động 81% trở lên; + Con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động. + Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 hoặc con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 . + Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học. - Đối tượng 05: + Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học; + Quân nhân, công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 18 tháng không ở khu vực 1; - Đối tượng 06: + Con thương binh mất sức lao động dưới 81%; + Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; + Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh“, làm suy giảm khả năng lao động dưới 81%; - Đối tượng 07: + Người lao động ưu tú thuộc tất cả các thành phần kinh tế được từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW (gọi chung là cấp tỉnh), Bộ trở lên công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, được cấp bằng hoặc huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; + Giáo viên đã giảng dạy đủ 3 năm trở lên thi vào các ngành sư phạm; + Y tá, dược tá, hộ lý, kỹ thuật viên, y sĩ, dược sĩ trung cấp đã công tác đủ 3 năm trở lên thi vào các ngành y, dược. Thời hạn tối đa được hưởng ưu tiên đối với quân nhân, công an phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành dự thi là 18 tháng kể từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày dự thi. Chúc các bạn thành công!