Học tiếng đức bắt đầu như thế nào?

 

Tiếng đức cho người mới bắt đầu, từ đâu và như thế nào? đây luôn là câu hỏi khi chúng ta bắt đầu học một ngoại ngữ mới và chúng ta hãy cùng xem một số kinh nghiệm thiết thực giúp bạn có thể học tiếng Đức một cách hiệu quả.

Sử dụng ngôn ngữ đã biết một cách có hiệu quả

Hiện nay, với sự phổ biến của tiếng Anh thì hầu hết mọi người đếu có thể sử dụng 2 ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh. Đây chính là những lợi thế rất lớn cho những ai muốn bắt đầu với tiếng Đức.

>>>Xem thêm: http://luyenthitiengduc.info/chuyen-de/khoa-hoc-tieng-duc.html

Tiếng Đức và tiếng Việt đều dùng chung hệ chữ cái latinh nên bảng chữ cái và cách phát âm của tiếng Đức cũng khá giống với tiếng Việt.Trong tiếng Đức có khá nhiều từ giống với tiếng Anh như: der garter(vườn), das house(nhà), schwimmen (swim), singen(hát), braun(màu nâu),....sẽ rất quen thuộc và dễ dàng với những ai biết Tiếng Anh.

Nhưng rõ ràng khi chúng ta sử dụng một loại ngôn ngữ trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng khi chúng ta muốn học một ngôn ngữ mới. Chúng ta cần tránh cách tư duy áp đặt theo các ngôn ngữ đã biết, như vậy mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất.

Trình tự học tiếng Đức cho người mới bắt đầu.

1. PHÁT ÂM VÀ ĐỌC

Rõ ràng đây là phần dễ nhất với người Việt khi bắt đầu học tiếng Đức, Dĩ nhiên là có sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ khi phát âm nhưng nhìn chung thì tương đối giống nhau. Theo tôi ngay từ đầu chúng ta phải tập phát âm ngay vì như thế mỗi khi nhìn thấy một từ tiếng Đức mới dù chưa hiểu nghĩa nhưng do đọc được chúng ta đã sở hữu được 50% từ đó. Hãy cố gắng ghi nhớ khi có điều kiện ta tra cứu lại thì từ đó sẽ nhớ được rất lâu. Thêm nữa nếu có đọc tốt thì mới hiểu (nghe) tốt được. Đây là bước quyết định thành hay bại trong khi học tiếng Đức của bạn. Vì thế ngay từ đầu nên chú trọng đến nó.

2. ĐẶT CÂU ĐƠN GIẢN (EINFACHE SÄTZE, SATZGRAMMATIK)

Hãy cố gắng đặt câu đơn giản nhất với 3 thành phần cơ bản: chủ ngữ (Subjekt), vị ngữ (Prädikat) và 1 thành phần bổ sung vị ngữ (Objekt). Sau khi đặt những câu này hãy tập nói, qua đó tạo cảm giác khi chia động từ. Nếu không nói bật ra được thành câu cú thì chúng ta sẽ bị quên ngay. Chính vì vậy mà có nhiều người rất chăm học, nhưng rồi lại đâu vào đó. Hãy nhớ để thành công thì học luôn phải đi đôi với hành.

3. HỌC THÌ TRONG TIẾNG ĐỨC

Tất cả các ngôn ngữ đều có 3 thì chính là: quá khứ, hiện tai, tương lai.Mỗi thì này lại được chia làm hai nên tổng cộng chỉ có 6 thì để nhớ. Nếu so sánh về thì với tiếng Anh và tiếng Việt thì tiếng Đức dễ hơn nhiều. Sau khi học thì nên sử dụng ngay những câu đơn giản trên luyện theo thì để nói. Như thế chúng ta có một sự hình dung tương đối cụ thể sự biến hóa cũng như ý nghĩa của một câu nói.

4. ĐỘNG TỪ TIẾNG ĐỨC

Sau khi đã có thể nói được những câu đơn giản theo thì một cách tương đối thì bạn hãy tìm hiểu về 10 loại từ trong tiếng Đức (Wortarten, Wortgrammtik). Trước tiên hãy bắt đầu với động từ tiếng Đức vì động từ là linh hồn của một câu nói (Satzaussage, Satzkern). Cũng vì thế ngay từ đầu nên chú trọng học động từ vì học danh từ xong khi nghe ta có thể hiểu và thậm chí sử dụng ngay được nhưng học động từ xong vẫn chưa chắc hiểu chính xác được câu nói. Và để sử dụng động từ thì bao giờ cũng phải có luyện tập. Thêm nữa động từ tiếng Đức rất phong phú và đôi khi rất trìu tượng. Có rất nhiều động từ ta không thể dịch hết nghĩa được một cách ngắn gọn mà phải trình bầy rất dài dòng bằng tiếng Việt. Động từ sau này sẽ là thước đo trình độ tiếng Đức của bạn.

Giống với tiếng Anh động từ tiếng Đức phải chia mới dùng được. Văn phạm và cấu trúc câu trong tiếng Đức hoàn toàn phụ thuộc vào động từ. Nếu ta không chia động từ thì sẽ không nói thành câu hoàn chỉnh được. Mà không nói bật ra được thì dù có chăm học đến đâu rồi cũng sẽ bị quên đi. Rất may mắn là chia động từ trong tiếng Đức có những quy tắc nhất định và chúng tương đối dễ học. Hãy làm quen với nhưng quy tắc này và bạn sẽ thấy chia động từ là không quá khó khăn.

5.HỌC CẤU TRÚC CỦA CÂU PHỤ(EINFACHE NEBENSÄTZE)

Câu phụ trong tiếng Đức luôn phải đi chung với câu chính, khi ta muốn đặt câu phụ thì trước đó phải biết đặt câu chính, mà câu chính đơn giản chúng ta đã học ngay từ đầu. Tức là đến đây chúng ta đã chuyển dần từ câu đơn giản sang câu phức hợp. Hình thức đã là câu phức nhưng nội dung nên chọn càng đơn giản càng tốt.

>>>Xem thêm: http://luyenthitiengduc.info/chuyen-de/tai-lieu-tieng-duc.html

6.HỌC 9 LOẠI TỪ CÒN LẠI VÀ NHỮNG THÀNH PHẦN CÂU (WORTARTEN, SATZERGÄNZUNGEN)

Đây mới chính là sự phấn đấu gian khổ nhất khi học tiếng Đức. Bạn hãy tìm mọi cách để trình bầy một cách đơn giản ngắn gọn nhất, hãy tìm mọi cách để cụ thể hóa bằng cách liệt kê. Đầu tiên chúng ta phải hiểu lý thuyết, sau đó sẽ tìm những bảng liệt kê đó để tìm cách nhớ lại chúng.

Rõ ràng, học tiếng Đức cho người mới bắt đầu không hề dễ dàng, hãy giành nhiều thời gian và công sức thì bạn sẽ đạt được thành công như mong đợi.

Nguồn Internet

Chưa có câu trả lời nào