Tại sao nói sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội

Nguyen Thi Huyen Trang
Nguyen Thi Huyen Trang
Trả lời 15 năm trước
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại Hai mặt của nền sản xuất gồm: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. * Lực lượng sản xuất gồm người lao động và tư liệu sản xuất, trong đó con người giữ vai trò quyết định. * Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất gồm có: (i) Quan hệ về sở hữu các tư liệu sản xuất, còn gọi tắt là quan hệ sở hữu; (ii) Quan hệ về tổ chức, quản lý sản xuất còn gọi là quan hệ quản lý; và (iii) Quan hệ về phân phối sản phẩm, còn gọi tắt là quan hệ phân phối. Để làm rõ câu hỏi của bạn ta lại đi vào 1 khái niệm nữa đó là phương thức sản xuất :Phương thức sản xuất là phương thức khai thác những của cải vật chất (tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt) cần thiết cho hoạt động tồn tại và phát triển xã hội. Sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tạo thành phương thức sản xuất. Trong sự thống nhất biện chứng này, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất phải thay đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất không phải hoàn toàn thụ động, mà có tác động trở lại lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất có thể tác động đến lực lượng sản xuất vì nó quy định mục đích của sản xuất, ảnh hưởng đến lợi ích và thái độ của người lao động trong sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; ngược lại, nếu quan hệ sản xuất lỗi thời sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tiêu chuẩn căn bản để xem xét một quan hệ sản xuất nhất định có phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất hay không là ở chỗ nó có thể thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cải thiện đời sống nhân dân và tạo điều kiện thực hiện công bằng xã hội hay không . Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng. Mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp, nổ ra cách mạng xã hội thay thế quan hệ sản xuất cũ, lạc hậu bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn, ra đời phương thức sản xuất cao hơn trong lịch sử. Lịch sử loài người đã trải qua các phương thức sản xuất: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đang quá độ lên phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Như vậy sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tiến bộ của xã hội!
nguyen khanh hung
nguyen khanh hung
Trả lời 14 năm trước
[quote]Từ bài viết của [b]trangvi[/b] Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại Hai mặt của nền sản xuất gồm: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. * Lực lượng sản xuất gồm người lao động và tư liệu sản xuất, trong đó con người giữ vai trò quyết định. * Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất gồm có: (i) Quan hệ về sở hữu các tư liệu sản xuất, còn gọi tắt là quan hệ sở hữu; (ii) Quan hệ về tổ chức, quản lý sản xuất còn gọi là quan hệ quản lý; và (iii) Quan hệ về phân phối sản phẩm, còn gọi tắt là quan hệ phân phối. Để làm rõ câu hỏi của bạn ta lại đi vào 1 khái niệm nữa đó là phương thức sản xuất :Phương thức sản xuất là phương thức khai thác những của cải vật chất (tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt) cần thiết cho hoạt động tồn tại và phát triển xã hội. Sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tạo thành phương thức sản xuất. Trong sự thống nhất biện chứng này, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất phải thay đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất không phải hoàn toàn thụ động, mà có tác động trở lại lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất có thể tác động đến lực lượng sản xuất vì nó quy định mục đích của sản xuất, ảnh hưởng đến lợi ích và thái độ của người lao động trong sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; ngược lại, nếu quan hệ sản xuất lỗi thời sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tiêu chuẩn căn bản để xem xét một quan hệ sản xuất nhất định có phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất hay không là ở chỗ nó có thể thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cải thiện đời sống nhân dân và tạo điều kiện thực hiện công bằng xã hội hay không . Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng. Mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp, nổ ra cách mạng xã hội thay thế quan hệ sản xuất cũ, lạc hậu bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn, ra đời phương thức sản xuất cao hơn trong lịch sử. Lịch sử loài người đã trải qua các phương thức sản xuất: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đang quá độ lên phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Như vậy sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tiến bộ của xã hội![/quote]