Hỏi về tỷ suất chiết khấu được hiệu chỉnh rủi ro

Có anh chị nào biết thuật ngữ tỷ suất chiết khấu được hiệu chỉnh rủi ro và cách dùng tỷ suất chiết khấu này để tính giá trị hiện tại ròng của dự án thì chỉ giúp em với. Em đang mù mờ về vấn đề này quá. Em xin cảm ơn.
Trả lời 15 năm trước
Xin góp vài ý hiểu của tôi. Giá trị hiện tại ròng của dự án tính theo công thức Trong công thức này: * PV là giá trị hiện tại * Ct là dòng tiền dự kiến thu về * rt là hệ số chiết khấu Ct là đại lượng không biết trước nghĩa là chắc chắn có rủi ro. Vậy để cân bằng được rủi ro này, người ta sử dụng rt có điều chỉnh rủi ro, nghĩa là có tính đến phần cơ bản và phần bù tương ứng với rủi ro không thu lại đúng khoản Ct như dự kiến. Lãi suất chiết khấu điều chỉnh theo rủi ro rt sẽ gồm 2 phần, theo công thức rt = rF + RPt Trong đó: * rF là lãi suất phi rủi ro * RPt là phần điều chỉnh rủi ro để có được lãi suất chiết khấu rt. Nhiều người gọi RPt là phần bù rủi ro (Risk Premium) cho dự án/tài sản được tính toán sẽ mang lại nguồn tiền Ct. Nếu như rF ở đây thường được căn theo lãi suất của một loại trái phiếu kho bạc, thông thường là trái phiếu kho bạc 10 năm; thì RPt cần một quá trình tính toán nhức đầu hơn. Theo cách hiểu của cá nhân tôi, rt có thể được tính sử dụng công thức CAPM. Công thức này có lẽ nhiều người biết và có tương đồng với công thức ở trên. capmformula.png Trong đó * Rf ở đây là rF ở trên * Ri là lợi suất của tài sản/dự án i đang xem xét * Rm là lợi suất của danh mục thị trường * E() là kỳ vọng * beta1.pnglà hệ số beta - độ nhạy của tài sản i với rủi ro hệ thống - rủi ro thị trường, tính theo công thức: beta.png (rm - rf) là phần bù rủi ro cho toàn thị trường. Hệ số beta ( là hệ số điều chỉnh đưa về phần bù rủi ro cho chính dự án/tài sản được nhắc đến. Đến đây để đi tiếp lại phải tính rm và và động trực tiếp vào phần thống kê tài chính.