Hướng dẫn viết đơn xin việc?

Cách bạn hướng dẫn mình cách viết đơn xin việc với, mình cám ơn các bạn?

Đỗ Xuân Trường
Đỗ Xuân Trường
Trả lời 8 năm trước

Về nội dung, đơn xin việc giống như một bài văn, gồm 3 phần: mở, thân và kết.

Mở: Trình bày tại sao bạn lại biết có thông tin tuyển dụng của quý cơ quan. Chứng minh là mình hiểu về cơ quan ấy và trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của mình phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.

Thân: Nói rõ về học vấn, tay nghề và kinh nghiệm của mình, cũng như những lợi ích mà mình có thể đóng góp cho doanh nghiệp.

Kết: Xin được gặp người có trách nhiệm tuyển dụng để được trao đổi thêm hoặc dự phỏng vấn.

Bạn nên nhớ viết ngắn gọn, đủ ý, trình bày đẹp, sạch sẽ. Ngôn ngữ chuẩn xác, sinh động. Địa chỉ người nhận rõ ràng.

Le tuananh
Le tuananh
Trả lời 8 năm trước

Nội dung đơn xin việc thì bạn cứ trình bày theo mẫu hoặc tự do theo ý mình. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm sau khi viết đơn xin việc.


1. Tránh viết tắt

Những từ viết tắt thường được coi là thiếu chuyên nghiệp và gây khó chịu. Không có gì tồi tệ hơn khi phải đọc một hồ sơ xin việc đầy rẫy những câu văn cụt lủn hay các từ viết tắt.

Nên nhớ, một lá đơn xin việc hoàn toàn khác với một tin nhắn văn bản, vì vậy bạn hãy sử dụng từ ngữ và câu cú cho đúng ngữ pháp.

2. Thêm thông tin cá nhân không cần thiết

Nên tránh đề cập những gì liên quan đến sở thích và lợi ích cá nhân. Những thông tin không liên quan đến công việc dự tuyển thì không nên đưa vào nội dung đơn (ví dụ như cân nặng, chiều cao, màu mắt… tất nhiên điều này chỉ cần thiết khi bạn xin gia nhập… đội bóng rổ).

Đừng để người tuyển dụng có “lý do” loại bỏ bạn ngay từ khi đọc đơn xin việc của bạn chỉ vì những đặc điểm ngoại hình không hợp với họ.

3. Đừng trang trí đơn xin việc với những ảnh đồ họa/ tranh minh họa

Nhiều người cho rằng để được chú ý họ cần phải biến lá đơn xin việc của mình thành một “tác phẩm nghệ thuật”. Quan điểm này là sai lầm và thậm chí còn phản tác dụng, bởi nó có thể khiển người tuyển dụng coi bạn là nghiệp dư và thiếu nghiêm túc.

Xét cho cùng, nhà tuyển dụng chỉ muốn thấy kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích mà bạn đã đạt được, chứ đâu cần quan tâm đến lá đơn của bạn được trang trí như thế nào.

4. Tránh bộc lộ sắc thái tiêu cực

Đừng bao giờ bộc lộ sắc thái tiêu cực trong lá đơn xin việc của bạn. Nếu bạn từ bỏ công việc trước đây vì bạn ghét sếp cũ, đó là chuyện riêng của bạn. Đừng cố biện hộ, giải thích điều này vì trong lá đơn xin việc không thể đủ chỗ cho bạn trình bày đầy đủ lý lẽ xác đáng.

Hãy nhớ, mục đích của một lá đơn xin việc là để quảng bá khả năng của bạn. Đừng để người ta loại bạn ngay từ khi đọc thấy thái độ tiêu cực của bạn trong lá đơn xin việc.

5. Thiếu mốc thời gian cụ thể

Đừng bắt người đọc phải phỏng đoán. Đây sẽ là nguyên nhân làm mất điểm của bạn ngay từ khi bạn nộp đơn xin việc.

Hãy thêm các mốc thời gian cụ thể vào lá đơn. Chẳng hạn như: Bạn học Phổ thông vào năm nào? Bạn học đại học bao lâu? Bạn tốt nghiệp khi nào? Bạn gắn bó với công việc hiện tại trong bao lâu?...

Đừng để cho người đọc hồ sơ của bạn phải tự thắc mắc những điều này. Nếu không, ngay lập tức, đơn xin việc của bạn sẽ được “nằm gọn” ở thùng rác.

Hãy cố gắng trình bày đơn xin việc một cách xúc tích, liền mạch và không có những khoảng trống về thời gian. Lưu ý, đừng chỉ đề cập đến các năm khi bạn cần làm rõ khoảng thời gian: Ví dụ khi bạn nói: “tôi làm việc ở Mc Donalds từ năm 2006 đến 2008”, điều này thật khó xác định là trong bao lâu? Vì thế bạn cần nhấn mạnh rằng bạn đã làm việc ở đó 3 năm từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2010; hay chỉ làm trong hơn 1 năm, từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 1 năm 2010?

6. Tránh viết dài dòng

Những lá đơn xin việc dài dòng dễ khiến nhà tuyển dụng mất thiện cảm. Hãy nhớ, những người đọc lá đơn xin việc của bạn thường không có đủ kiên nhẫn, nhất là khi họ phải cùng lúc đọc hàng trăm lá đơn. Bạn hãy viết vừa đủ là khôn ngoan nhất.

7. Không có thành tích, kinh nghiệm nổi bật

Rất nhiều trường hợp, ứng viên đã bỏ qua những chi tiết quan trọng nhất đối với một lá đơn xin việc, đó là những thành tích và kinh nghiệm nổi bật của mình.

Khi nhiều ứng viên dự tuyển vào cùng một vị trí công việc thì yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng phân biệt giữa một ứng viên xuất sắc và một ứng viên bình thường chính là những thành tích và kinh nghiệm phù hợp với vị trí dự tuyển.

Hãy để nhà tuyển dụng hiểu rằng, bạn sẽ trở thành tài sản quý giá đối với công ty, khi bạn từng mang lại những giá trị đích thực cho công ty cũ.

Nêu ra được những kinh nghiệm và thành tích nổi bật của bạn chính là con đường ngắn nhất để lá đơn xin việc của bạn được xếp vào danh sách ứng viên hàng đầu của nhà tuyển dụng.

8. Loại bỏ các thông tin (thành tích) không phù hợp trong đơn xin việc

Mọi người ai cũng tự hào về những thành tích họ đạt được trong cuộc đời. Về thứ 2 trong nội dung chạy nước rút 100m vào năm đầu tiên của thời phổ thông chẳng hạn, nhưng thành tích này có phù hợp với nội dung lá đơn xin việc của mình không? Nó có làm tăng giá trị của bạn không? Hãy cân nhắc kỹ khi bạn muốn đưa “thông tin bổ sung” này vào lá đơn xin việc.

9. Tránh lỗi ngữ pháp và đánh máy

Trên thực tế, trung bình cứ 5 ứng viên là có 1 người mắc lỗi nghiêm trọng kể trên và đó sẽ là những lá đơn bị loại đầu tiên. Vì vậy bạn hãy kiểm tra chính tả, lỗi ngữ pháp thật kỹ, thậm chí bạn nên nhờ người khác đọc và rà soát hộ trước khi đưa đi nộp lá đơn này.

10. Tránh viết chung chung, đại khái

Có thể bạn nghĩ rằng việc dùng các tính từ như: “siêng năng”,“tỉ mỉ”, hoặc“cần cù” để miêu tả bản thân là một cách thông minh và an toàn, nhưng thực ra những tính từ đó được xem là các từ chung chung, đại khái.

Vì vậy bạn hãy tìm những từ cụ thể hơn để đáp ứng yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn.