"Hàng hóa có giá trị vì nó có giá trị sử dụng,giá trị sử dụng càng cao thi giá trị của nó càng lớn".Câu nói trên đúng hay sai?tại sao?

styles
styles
Trả lời 15 năm trước
GIá trị (GT) và giá trị sử dụng(GTSD) la 2 thuộc tính tồn tại độc lập của hàng hóa.GTSD nôm na la công dụng của hàng hóa,GT bản chất lá hao phí lao động làm ra hh đó.Nhiêu trường hợp GT va GTSD mâu thuẫn vời nhau:GTSD thấp nhưng GT cao(vì hao phí LĐ lớn) và ngược lại.Nên về lý thuyết 0 thể nói GTSD quyết định GT. Nhưng GT được biểu hiện qua giá trị trị trao đổi (giá cả).Và ttrên thưc tế khi hàng hóa đươc đưa ra buôn bán trên thị trường thì giá cả còn phụ thuôc nhiều yếu tố, ngoài hao phí LĐ con p/t cung cầu,giá trị tiền...Và những hh mâu thuẫn GT va GTTĐ sẽ 0 tồn tại được trên thị trường(...).Vì thế cơ bản có thể nói ý kiến trên đưa ra là đúng Ngoài ra bạn có thể đọc thêm tài liệu dưới đây! Giá trị của hàng hoá là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Vậy lượng lao động của hàng hoá được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động. Trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một hàng hoá nhưng điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề khác nhau... làm cho thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó là khác nhau, tức là mức hao phí lao động cá biệt khác nhau. Nhưng lượng giá trị của hàng hoá không do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quy định mà do thời gian lao động XH cần thiết. Thời gian lao động XH cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá nào đó trong điều kiện bình thường của XH với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong XH đó. Vậy, thực chất, thời gian lao động XH cần thiết là mức hao phí lao động XH trung bình (thời gian lao động XH trung bình) để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động XH cần thiết có thể thay đổi. Do đó, lượng giá trị của hàng hoá cũng thay đổi. Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá. Thứ nhất, đó là năng suất lao động. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được đo bằng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng lên tức là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm xuống, tức là giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm và ngược lại. Vậy, giá trị của hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Mặt khác, năng suất lao động lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, trình độ trung bình của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, quy mô sản xuất... nên để tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên. Thứ hai, đó là cường độ lao động. Cường độ lao động phản ánh mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thăng của lao động. Cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hoá sản xuất ra tăng lên và sức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng. Do đó, giá trị của một đơn vị hàng hoá là không đổi vì thực chất tăng cường độ lao động chính là việc kéo dài thời gian lao động. Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao động. Chính vì vậy mà tăng cường độ lao động không có ý nghĩa tích cực với sự phát triển kinh tế bằng việc tăng năng suất lao động. Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động. Theo đó, ta có thể chia lao động thành hai loại là lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Còn lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể thực hiện được. Trong cùng một thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn bởi vì thực chất lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá trinh trao đổi mua bán, lao động phức tạp được quy đổi thành lao động giản đơn trung bình một cách tự phát.
kim ngan pham
kim ngan pham
Trả lời 15 năm trước
toi chua co cau tra loi
Mị Nương Võ
Mị Nương Võ
Trả lời 4 năm trước

tớ học qua môn triết 2 này rồi, đúng bạn nhé

Minh Hoàng
Minh Hoàng
Trả lời 4 năm trước

Đều xuất phát từ nhu cầu của con người thôi. Nếu hàng hóa đó đem lại giá trị sử dụng cao. Tức nhu cầu mà con người mua nó càng lớn thì giá trị của nó càng lớn

Minh Nguyen
Minh Nguyen
Trả lời 4 năm trước

bạn tham khảo nhé

Giá trị sử dụng của hàng hóa là nói lên công dụng nào đó của sản phẩm, nó cho phép người ta thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Ví dụ: gạo để nấu ăn vải để mặc. Còn giá trị của hàng hóa là nói lên sự hao phí sức lao động xã hội cần thiết của người sản xuất hàng hóa được kết tinh trong hàng hóa. Để hiểu rõ bản chất của giá trị, phải thông qua giá trị trao đổi Ví dụ: 1m vải = 5 kg gạo. Như vậy về bản chất đây là hai khái niệm không thể đánh đồng.

Ví dụ: 1 kg gạo và 1 kg vàng: có thể thấy gạo có giá trị sử dụng rất lớn, là nhu cầu cấp thiết thường ngày của người dân Việt Nam; có thể không có 1 kg gạo một người trong một hoàn cảnh nào đó có thể thiệt đến tính mạng, xong không có 1kg vàng thì cũng không sao, nhưng 1kg gạo không thể đổi lấy 1kg vàng vì sức lao động hao phí bảo ra sản xuất 1kg vàng phải bằng 1 tấn gạo.

Như vậy có thể thấy luận đểm trên là không chính xác.

Hoàng Bảo Châu
Hoàng Bảo Châu
Trả lời 4 năm trước

Một sản phẩm đã là hàng hoá thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ sản phẩm gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá. Không khí rất cần thiết cho cuộc sống con người, nhưng không phải là hàng hoá; nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng không phải là hàng hoá. Đó là vì những vật phẩm đó không phải do loài người sáng tạo ra. Muốn cho vật phẩm có thể trở thành hàng hoá, nó phải là sản phẩm của lao động sản xuất ra để bán.

Nguyễn Ngọc Ánh
Nguyễn Ngọc Ánh
Trả lời 4 năm trước

Nhậnđịnh này theo mình làđúng rồiđấy, xét theo mặt nào cũngđềuđúng, từ nhu cầu con người mà ra thôi, khi phân tích bạn phân tích thêm về cấu tạo về hàng hóa, bao gồm những gì, mối quan hệ làđược nhé!!

Lê Hương
Lê Hương
Trả lời 4 năm trước

Đọc thêm tài liệu nàyđểđápán thêm sắc sảo hơn nhé!!

GIá trị (GT) và giá trị sử dụng(GTSD) la 2 thuộc tính tồn tại độc lập của hàng hóa.GTSD nôm na la công dụng của hàng hóa,GT bản chất lá hao phí lao động làm ra hh đó.Nhiêu trường hợp GT va GTSD mâu thuẫn vời nhau:GTSD thấp nhưng GT cao(vì hao phí LĐ lớn) và ngược lại.Nên về lý thuyết 0 thể nói GTSD quyết định GT.
Nhưng GT được biểu hiện qua giá trị trị trao đổi (giá cả).Và ttrên thưc tế khi hàng hóa đươc đưa ra buôn bán trên thị trường thì giá cả còn phụ thuôc nhiều yếu tố, ngoài hao phí LĐ con p/t cung cầu,giá trị tiền...Và những hh mâu thuẫn GT va GTTĐ sẽ 0 tồn tại được trên thị trường(...).Vì thế cơ bản có thể nói ý kiến trên đưa ra là đúng

Giá trị của hàng hoá là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Vậy lượng lao động của hàng hoá được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động.
Trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một hàng hoá nhưng điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề khác nhau... làm cho thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó là khác nhau, tức là mức hao phí lao động cá biệt khác nhau. Nhưng lượng giá trị của hàng hoá không do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quy định mà do thời gian lao động XH cần thiết.
Thời gian lao động XH cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá nào đó trong điều kiện bình thường của XH với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong XH đó. Vậy, thực chất, thời gian lao động XH cần thiết là mức hao phí lao động XH trung bình (thời gian lao động XH trung bình) để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động XH cần thiết có thể thay đổi. Do đó, lượng giá trị của hàng hoá cũng thay đổi.

Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá.
Thứ nhất, đó là năng suất lao động. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được đo bằng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng lên tức là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm xuống, tức là giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm và ngược lại. Vậy, giá trị của hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Mặt khác, năng suất lao động lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, trình độ trung bình của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, quy mô sản xuất... nên để tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
Thứ hai, đó là cường độ lao động. Cường độ lao động phản ánh mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thăng của lao động. Cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hoá sản xuất ra tăng lên và sức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng. Do đó, giá trị của một đơn vị hàng hoá là không đổi vì thực chất tăng cường độ lao động chính là việc kéo dài thời gian lao động. Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao động. Chính vì vậy mà tăng cường độ lao động không có ý nghĩa tích cực với sự phát triển kinh tế bằng việc tăng năng suất lao động.
Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động. Theo đó, ta có thể chia lao động thành hai loại là lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Còn lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể thực hiện được. Trong cùng một thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn bởi vì thực chất lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá trinh trao đổi mua bán, lao động phức tạp được quy đổi thành lao động giản đơn trung bình một cách tự phát.