Chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại?

Lê Hồng Quang
Lê Hồng Quang
Trả lời 14 năm trước
NH thương mại ngoài chức năng tín dụng lợi nhuận từ chênh lệch giửa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. NH hàng còn đầu tư và tìm lợi nhuận từ Trái phiếu chính phủ, Cổ phiếu các doanh nghiệp cổ phần, thu nhập từ ngoại hối: vàng, đá quý, bảo lãnh tín dụng thư xuất nhập khẩu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Các phí thanh toán chuyển khoản, thẻ tín dụng... Ngoài ra một số NH còn đầu tư vào lỉnh vực bất động sản, hạ tầng cơ sở...
le thu
le thu
Trả lời 14 năm trước
Điều này là chắc chắn: 1 ngân hàng thương mại cũng có khả năng tạo tiền. Một ví dụ tiêu biểu: Giả thiết: A có $10,000 tiền mặt A có $ 0 trong tài khoản tại NH B C có $ 0 trong tài khoản tại NH B Dự trữ bắt buộc: 10% tiền gửi( NH chỉ có thể đem tối đa 90% số tiền mình đang giữ của KH để cho người khác vay mà thôi) D không có tài khoản tại ngân hàng nào hết. A cần chuyển tiền cho C để thanh toán tiền hàng hết $10,000 D cần vay NH để thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt hết $ 9,000 Tình huống. 1. A mang $ 10,000 tiền mặt nộp vào tài khoản tại NH B 2. A chuyển khoản cho C $ 10,000 =>tài khoản C có $ 10,000 3. NH B cho D vay $9,000 bằng tiền mặt 4. Lúc này C có thể dùng $10,000 trên tài khoản của mình để thanh toán cho nhà cung cấp, đồng thời D cũng có thể thanh toán $ 9,000 cho nhà cung cấp của mình. Tổng lượng tiền- phương tiện thanh toán mà NH B cung cấp cho nền kinh tế là $10,000+$9,000. Kết luận: Vậy từ $10,000 A gửi ban đầu, NH B đã tạo ra một lượng tiền-phương tiện thanh toán mới trị giá $ 9,000 Quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện thông qua tín dụng và thanh tóan trong hệ thống ngân, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống ngân hàng trung ương mỗi nước. Vậy tiền “bút tệ” được NHTM tạo ra bằng cách nào? Bây giờ chúng ta giả sử rằng tất cả các NHTM đều không giữ lại tiền dự trữ quá mức quy định, các sec không chuyển thành tiền mặt và các yếu tố phức tạp khác bị bỏ qua thì quá trình tạo thành tiền như sau: Tên các ngân hàng Tiền gửi mới Thanh toán cho vay mới Dự trữ bắt buộc Ngân hàng A 1.000.000 900.000 100.000 Ngân hàng B 900.000 810.000 90.000 Ngân hàng C 810.000 729.000 81.000 ... ... ... Tiền toàn hệ thống ngân hàng 10.000.000 9.000.000 1.000.000 Giả sử ngân hàng A có khoản tiền gửi mới là 1.000.000đ, dự trữ bắt buộc là 10% thì số tiền nó có thể cho vay là 900.000. Khoản tiền cho vay đó được đưa đến người vay, người vay tiền không bao giờ vay tiền về mà cất trong nhà vì như thế họ phải chịu lãi một cách vô ích, họ dùng tiền đó chi trả các khỏan. Và số tiền đó đến tay người được chi trả, người chi trả đem số tiền đó gửi vào ngân hàng B, ngân hàng B lúc này sẽ có một lượng tiền gửi mới là 900.000. Dự trữ bắt buộc là 10%, số tiền có thể cho vay là 810.000. Số tiền này được cho người cần vay vay, người cho vay chi trả các khỏan đến người được chi trả, người được chi trả đem số tiền được trả gửi vào ngân hàng C. Lúc này ngân hàng C sẽ có số tiền gửi mới là 810.000. Và cứ như thế tiếp tục… cho đến khi lượng tiền gửi mới bằng 0. Người ta tính được rằng lượng tiền gửi mới trong tòan hệ thống ngân hàng là 10.000.000, lượng tiền dự trữ bắt buộc là 1.000.000 và tiền cho vay là 9.000.000. Và do cách thức này mà tiền đã được tạo ra trong hệ thống ngân hàng 2 cấp.