Khi phụ nữ có thai dùng chất kích thích như thuốc Lắc có ảnh hưởng gì không?

toi co thai da duoc gan 4 thang. Trong qua' trinh` mang thai vi khong biet minh co thai nen toi da su dung thuoc lack trong thang dau tien khi mang thai. xin hoi viec toi su dung chat kich thich nhu vay co anh huong den thai nhi hay ko? Muon biet ro thai nhi co bi anh huong gi khong thi` phai lam nhung xet nghiem hay sieu am gi` ko?
Còi lười
Còi lười
Trả lời 15 năm trước
[quote] Thuốc lắc còn có tên gọi là 3,4-methylenedioxymethamphetamine (MDMA) là một dẫn chất của Amphetamine, có tác dụng gây nghiện và khả năng gây độc khủng khiếp và không thể lường trước được. MDMA có tác dụng kích thích và tạo ảo giác làm cho người sử dụng có cảm giác phấn khích, mất khả năng kiềm chế, cảm thấy gần gũi và/ hoặc nhiệt tình và tăng cảm giác khoái lạc dâm dục. Có nhiều dạng thuốc được sử dụng: Dạng viên nén (được sử dụng phổ biến nhất), dạng bột, dạng dung dịch, dạng hút, dạng tiêm, dạng hít. Ở dạng viên nén, thuốc bắt đầu có tác dụng sau khi nuốt từ 30 đến 60 phút và đạt đến đỉnh điểm sau khoảng 90 phút và có thể kéo dài trong 4-8 tiếng. Mỗi viên 50-100mg giá khoảng 20-25 USD. Nếu dùng tiếp hoặc dùng liều cao sẽ có thể gây những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Có một số dạng gây nghiện khác có thể trộn lẫn với thuốc như Heroin, Ketamine và Ephedrine làm tăng thêm tác dụng và độc tính của thuốc. Tác động và biến chứng do độc tính của thuốc lắc - Trên hệ thần kinh trung ương: Gây thay đổi trạng thái tinh thần, co giật, lo lắng, hoang tưởng, tăng hoạt động tâm thần vận động, kích thích, Sốt, mặt đỏ, đau đầu, mất điều hoà trong vận động, mờ mắt, ảo giác, mất ngủ, hôn mê. - Tác động lên hệ tim mạch: Gây hồi hộp, đau ngực, rối loạn nhịp tim, rối loạn huyết động và điện giải (làm giảm Natri máu) tụt huyết áp, truỵ tim mạch, đột quỵ, suy tim (nhất là ở những người có bệnh lý ở tim phổi từ trước). - Tác động lên hệ tiêu hoá: Khô miệng, buồn nôn, nôn, đau thắt bụng, chán ăn. - Lên da: ra nhiều mồ hôi. - Lên hệ tiết niệu: gây bí tiểu tiện, đái khó, suy thận cấp. - Lên cơ: Làm tiêu cơ. [/quote] Xin trả lời những vấn đề bạn quan tâm như sau, thuốc lắc tác động lên: Hệ sinh dục: Làm rối loạn chức năng sinh sản. Có 40% bị giảm cương dương vật, thực nghiệm trên động vật cho thấy thuốc có làm mất sự xuất tinh. Thai nhi: Trong thời kỳ đầu của thai nghén cho tới giữa thời kỳ thai nghén, giống như các Amphetamine khác, MDMA có thể qua bánh nhau thai vào thai nhi. Thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai hoặc thai nhi. Có khả năng gây quái thai hoặc các dị tật bẩm sinh. Trẻ được sinh ra từ những bà mẹ dùng “thuốc lắc” có rất nhiều dị tật bẩm sinh: - Theo một nghiên cứu, có khoảng 15,4% trẻ bị biến dạng bàn chân, xương sọ, dị dạng ngón chân (trong khi tỷ lệ này ở các thai phụ bình thường khác là 3%). - Khoảng 1.000 trẻ thì có 26 trẻ có dị tật về tim mạch và 38 trẻ mắc các dị tật bẩm sinh về hệ thống cơ xương khớp (theo tạp chí The Lancet). Cho dù những nghiên cứu nói trên chưa đủ lớn để chứng tỏ chắc chắn mối liên hệ giữa thuốc lắc và sự dị dạng của thai nghén nhưng cũng đủ để chỉ ra rằng phụ nữ có thai không nên dùng thuốc lắc. Ngòai ra, do những độc tính và biến chứng trầm trọng trên hệ thần kinh, tim mạch, thuốc lắc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. [b]Lời khuyên chung[/b] Người Việt nam có câu nói “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Hãy tư vấn với bác sĩ trước chuyên khoa sản phụ khoa về vấn đề này (Thuốc lắc và cân sa - tài mà)để có thể tiếp tục hay trì hoãn việc có thai sang một dịp khác thuận lợi và an toàn hơn cho bạn và thai. Cuộc sống thật đáng quý nếu chúng ta, mỗi người biết tận hưởng theo cách riêng của mình. Hãy sống khoẻ và tận hưởng một cuộc sống khoẻ mạnh ! Chúc bạn và gia đình hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
lê hồng hoa
lê hồng hoa
Trả lời 11 năm trước

Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có yêu cầu đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không sử dụng Prostaglandin gây chuyển dạ trên thai phụ đủ tháng và thai sống vì nguy cơ vỡ tử cung và suy thai.

Bà Lưu Thị Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em cho biết, yêu cầu trên được đưa ra để phòng tránh tai biến sản khoa và lạm dụng thuốc có thể xảy ra khi thực hiện gây chuyển dạ.

Thời gian qua, nhiều vụ tai biến sản khoa đã làm cho không ít sản phụ tử vong.

Trong các trường hợp tai biến sản khoa được báo cáo 6 tháng đầu năm 2012, có 88 ca tử vong mẹ hoặc cả mẹ và con tại nhiều địa phương.
Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế), trong số 88 ca tử vong này có tới 60 ca tử vong nguyên nhân trực tiếp từ tai biến sản khoa, 28 trường hợp khác được cho là có bệnh lý từ trước.

Bà Hồng cho hay, sử dụng Prostaglandin là một trong những phương pháp gây chuyển dạ. Thuốc thường được dùng hiện nay là Misoprostol (Prostaglandin E1) cũng có tác dụng rất tốt trong việc làm mềm, mở cổ tử cung và gây chuyển dạ, ngoài ra misoprostol còn có tác dụng kéo dài tới giai đoạn 3 của quá trình chuyển dạ, có ảnh hưởng trực tiếp tới sự cầm máu sau đẻ.

Tuy nhiên, để phòng tránh tai biến sản khoa và lạm dụng thuốc có thể xảy ra khi thực hiện gây chuyển dạ, đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ sở sản khoa không sử dụng Misoprostol (biệt dược của Misoprostol được sử dụng thông dụng nhất hiện nay có tên là Cytotec) gây chuyển dạ trên thai phụ đủ tháng và thai sống vì nguy cơ vỡ tử cung và suy thai.

Đối với các trường hợp khác, khi sử dụng Misoprostol, ngoài việc tuân thủ các điều kiện, chỉ định, chống chỉ định, đánh giá trước khi gây chuyển dạ, cần phải theo dõi sát cơn co tử cung, tim thai, các tác dụng phụ, tiến triển của cuộc chuyển dạ để đánh giá, tiên lượng và xử trí kịp thời.

Các bác sỹ cần tư vấn cho sản phụ và gia đình hiểu rõ thời gian phải theo dõi chuyển dạ, sự xuất hiện những con đau do cơn co tử cung, một số tác dụng phụ của thuốc để sản phụ và gia đình yên tâm, hợp tác chặt chẽ với thầy thuốc.

Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em cũng đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chuyên môn đặc biệt là việc sử dụng các thuốc tăng co tử cung. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc tăng co tử cung để gây chuyển dạ./.

Việc chờ đợi để cuộc chuyển dạ khởi phát tự nhiên luôn là chọn lựa tốt nhất. Gây chuyển dạ hoặc khởi phát chuyển dạ là sự tác động của thầy thuốc làm cho cuộc chuyển dạ bắt đầu không phải cuộc chuyển dạ tự nhiên để chấm dứt thai kỳ.

Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, khi có lý do thật rõ ràng buộc phải gây chuyển dạ để chấm dứt thai kỳ, thì phải tuân thủ hướng dẫn chuyên môn trong Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản ban hành năm 2009.

Hướng dẫn Quốc gia ban hành năm 2009 có nêu các phương pháp gây chuyển dạ, mỗi phương pháp có những chỉ định, chống chỉ định và các yếu tố cụ thể về phía mẹ và thai nhi cần được đánh giá trước khi lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện của cơ sở.

Ý Lê
Ý Lê
Trả lời 7 năm trước
Toi mang thai duoc 1 thang nhung khong biet đa su dumg chat kich thich nhung toi đa dung khoang 4,5 vien thuoc lac vay co anh huong gi khong
Thắm Kim
Thắm Kim
Trả lời 5 năm trước

chị sinh e bé và e bé có khoẻ mạnh không ạ

Phương Mai Thu
Phương Mai Thu
Trả lời 4 năm trước
Chị sinh em bé có khoẻ mạng không ạ
Minh Hoàng
Minh Hoàng
Trả lời 4 năm trước

ảnh hưởng là cái chắc. tốt nhất để mẹ tròn con vuông thì ko nên nhé