Chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi như thế nào? Cần lưu ý những điều gì?

Chăm sóc nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi được xem là công việc bận rộn, vất vả nhưng lại vui, nhất là những người làm cha làm mẹ lần đầu và để giúp mọi người làm tốt điều này tạp chí Cha mẹ thực hành (PP) của Anh vừa đưa ra giới thiệu một số kinh nghiệm cần thiết và bổ ích.

 



1. Những chú ý về quá trình phát triển của trẻ

- Cho trẻ ăn: Do quá nhỏ nên trẻ không tự ăn uống được vì vậy việc cho trẻ bú là rất cần thiết, để làm tốt người mẹ nên ăn uống đủ chất có nghĩa là ăn cho cả hai.

- Đi đứng: Trong vòng 1 năm những đứa trẻ phát triển nhanh có thể lẫm chẫm biết đi, nhưng thông thường phải từ 14-18 tháng tuổi trở ra.

- Khả năng nhận biết: Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu hiểu được những bức tranh có liên quan đến đồ vật có trong cuộc sống ví dụ tranh về mèo, về người vv...

- Khả năng bắt chước: Trẻ ở nhóm này rất thích bắt chước những gì mà người lớn làm, nhất là cha mẹ như chải đầu, làm việc nội trợ.

2. Chú ý đồ chơi

Khi trẻ đã được 1 tuổi, đặc biệt là sau kỳ sinh nhật đầu tiên, mọi người sẽ tặng quà cho bé bằng những loại đồ chơi mà bé ưa thích, chú ý các loại đồ chơi sau:

- Các loại đồ chơi kéo dài, xe ô tô có bánh, có dây kéo vv...

- Đồ chơi xếp hình bằng nhựa, xe vận chuyển kiểu như xe ô tô, tàu hoả có màu sắc sặc sỡ.

- Các loại túi chứa đậu đỗ, các loại hạt.

- Đồ vật gia đình mô phỏng, búp bê các loại.

3. Chú ý sức khoẻ

- Quá trình mọc răng: Ở nhóm tuổi này trẻ thường xuất hiện những chiếc răng sữa, nhất là từ 11 tháng tuổi trở ra, thường kèm theo hiện tượng đau, sưng, khó chịu, kém ăn thậm chí còn sốt, ốm. Cách khắc phục là dùng gel bôi hay dùng paracetamol nếu cần. Nên bón cho trẻ thức ăn mềm, độ ấm vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh.

- Bệnh tay-chân-miệng: Đây là căn bệnh rất dễ gặp ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, triệu chứng thường gặp là mọc mụn nhỏ ở trong miệng, trong lòng bàn tay, bàn chân, thân nhiệt tăng, đau rát cổ họng, khó chịu, quấy khóc, trường hợp mọc mụn nhiều trong miệng sẽ làm cho trẻ đau và kém ăn. Cách điều trị là dùng paracetamol hoặc thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ nhằm giảm đau và hạ nhiệt. Nếu trẻ từ chối ăn thì nên bón sữa qua đường miệng hoặc dùng xi ranh bơm vào miệng, nên đi khám và điều trị bác sĩ.

- Bệnh Rubela: Bệnh Rubela hay còn gọi là bệnh sởi Rubela, triệu chứng thường thấy là sốt, phát ban ở mặt và lan truyền toàn thân, tuyến lympho sưng, xuất hiện những nốt sưng bằng trái đào ở phía sau gáy. Bệnh kéo dài khoảng 3 ngày, nhưng thời gian ủ bệnh dài từ 2 đến 3 tuần. Cách điều trị là cho trẻ uống nhiều nước, dùng paracetamol theo đơn bác sĩ để giúp trẻ hạ sốt và dễ chịu. Những phụ nữ khi đang mang thai không nên tiếp xúc với trẻ nhiễm sởi Rubela vì gây ảnh hưởng đến đứa trẻ trong tương lai.

4. Một số vấn đề phản hồi từ các bà mẹ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

- Trẻ đang bú sữa mẹ có nên chuyển sang dùng sữa bò? Được, nhưng tốt nhất vẫn là sau 12 tháng trở ra, lý do sữa bò không có đủ lượng sắt cần thiết, nhưng đổi lại sữa bò lại có nhiều mỡ nên rất tốt cho nhu cầu về calo và năng lượng cho quá trình phát triển. Trẻ cần ít nhất 350ml sữa ngày, nếu không đủ có thể cung cấp thêm từ nguồn bên ngoài như thực phẩm giàu canxi như bơ, sữa chua, đậu phụ, cá hồi đóng hộp...

- Trẻ 8 tháng biết bò và 9 tháng biết đứng nhưng không thể đi được, tại sao? Đây là hiện tượng bình thường, thực tế quá trình này không đồng nhất ở từng đứa trẻ, có nhiều nguyên nhân, nếu đúng như vậy là điều mừng vì trẻ phát triển bình thường.

- Vì sao trẻ đang ăn tốt lại chuyển sang biếng ăn? Đây cũng là điều bình thường vì trẻ thường phát triển theo từng chu kỳ, từng giai đoạn và độ tuổi. Trẻ biếng ăn có nhiều nguyên nhân như ăn quá lâu một thực đơn sinh ra nhàm chán, vì vậy cần phải đa dạng thức ăn và tìm cách nựng trẻ để trẻ ăn tốt. Ví dụ như vừa đi chơi vừa cho ăn, hát cho trẻ nghe, cho trẻ chơi với các bạn cùng tuổi vv... Nên nhớ cho trẻ ăn đúng giờ, không nên ăn vặt, ăn đồ ngọt quá nhiều.

Nguyễn Quỳnh Hoa
Nguyễn Quỳnh Hoa
Trả lời 9 năm trước

1. Những chú ý về quá trình phát triển của trẻ

- Cho trẻ ăn: Do quá nhỏ nên trẻ không tự ăn uống được vì vậy việc cho trẻ bú là rất cần thiết, để làm tốt người mẹ nên ăn uống đủ chất có nghĩa là ăn cho cả hai.

- Đi đứng: Trong vòng 1 năm những đứa trẻ phát triển nhanh có thể lẫm chẫm biết đi, nhưng thông thường phải từ 14-18 tháng tuổi trở ra.

- Khả năng nhận biết: Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu hiểu được những bức tranh có liên quan đến đồ vật có trong cuộc sống ví dụ tranh về mèo, về người vv...

- Khả năng bắt chước: Trẻ ở nhóm này rất thích bắt chước những gì mà người lớn làm, nhất là cha mẹ như chải đầu, làm việc nội trợ.

2. Chú ý đồ chơi

Khi trẻ đã được 1 tuổi, đặc biệt là sau kỳ sinh nhật đầu tiên, mọi người sẽ tặng quà cho bé bằng những loại đồ chơi mà bé ưa thích, chú ý các loại đồ chơi sau:

- Các loại đồ chơi kéo dài, xe ô tô có bánh, có dây kéo vv...

- Đồ chơi xếp hình bằng nhựa, xe vận chuyển kiểu như xe ô tô, tàu hoả có màu sắc sặc sỡ.

- Các loại túi chứa đậu đỗ, các loại hạt.

- Đồ vật gia đình mô phỏng, búp bê các loại.

3. Chú ý sức khoẻ

- Quá trình mọc răng: Ở nhóm tuổi này trẻ thường xuất hiện những chiếc răng sữa, nhất là từ 11 tháng tuổi trở ra, thường kèm theo hiện tượng đau, sưng, khó chịu, kém ăn thậm chí còn sốt, ốm. Cách khắc phục là dùng gel bôi hay dùng paracetamol nếu cần. Nên bón cho trẻ thức ăn mềm, độ ấm vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh.

- Bệnh tay-chân-miệng: Đây là căn bệnh rất dễ gặp ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, triệu chứng thường gặp là mọc mụn nhỏ ở trong miệng, trong lòng bàn tay, bàn chân, thân nhiệt tăng, đau rát cổ họng, khó chịu, quấy khóc, trường hợp mọc mụn nhiều trong miệng sẽ làm cho trẻ đau và kém ăn. Cách điều trị là dùng paracetamol hoặc thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ nhằm giảm đau và hạ nhiệt. Nếu trẻ từ chối ăn thì nên bón sữa qua đường miệng hoặc dùng xi ranh bơm vào miệng, nên đi khám và điều trị bác sĩ.

- Bệnh Rubela: Bệnh Rubela hay còn gọi là bệnh sởi Rubela, triệu chứng thường thấy là sốt, phát ban ở mặt và lan truyền toàn thân, tuyến lympho sưng, xuất hiện những nốt sưng bằng trái đào ở phía sau gáy. Bệnh kéo dài khoảng 3 ngày, nhưng thời gian ủ bệnh dài từ 2 đến 3 tuần. Cách điều trị là cho trẻ uống nhiều nước, dùng paracetamol theo đơn bác sĩ để giúp trẻ hạ sốt và dễ chịu. Những phụ nữ khi đang mang thai không nên tiếp xúc với trẻ nhiễm sởi Rubela vì gây ảnh hưởng đến đứa trẻ trong tương lai.

4. Một số vấn đề phản hồi từ các bà mẹ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

- Trẻ đang bú sữa mẹ có nên chuyển sang dùng sữa bò? Được, nhưng tốt nhất vẫn là sau 12 tháng trở ra, lý do sữa bò không có đủ lượng sắt cần thiết, nhưng đổi lại sữa bò lại có nhiều mỡ nên rất tốt cho nhu cầu về calo và năng lượng cho quá trình phát triển. Trẻ cần ít nhất 350ml sữa ngày, nếu không đủ có thể cung cấp thêm từ nguồn bên ngoài như thực phẩm giàu canxi như bơ, sữa chua, đậu phụ, cá hồi đóng hộp...

- Trẻ 8 tháng biết bò và 9 tháng biết đứng nhưng không thể đi được, tại sao? Đây là hiện tượng bình thường, thực tế quá trình này không đồng nhất ở từng đứa trẻ, có nhiều nguyên nhân, nếu đúng như vậy là điều mừng vì trẻ phát triển bình thường.

- Vì sao trẻ đang ăn tốt lại chuyển sang biếng ăn? Đây cũng là điều bình thường vì trẻ thường phát triển theo từng chu kỳ, từng giai đoạn và độ tuổi. Trẻ biếng ăn có nhiều nguyên nhân như ăn quá lâu một thực đơn sinh ra nhàm chán, vì vậy cần phải đa dạng thức ăn và tìm cách nựng trẻ để trẻ ăn tốt. Ví dụ như vừa đi chơi vừa cho ăn, hát cho trẻ nghe, cho trẻ chơi với các bạn cùng tuổi vv... Nên nhớ cho trẻ ăn đúng giờ, không nên ăn vặt, ăn đồ ngọt quá nhiều.

Nguyễn Quỳnh Hoa
Nguyễn Quỳnh Hoa
Trả lời 9 năm trước

Phòng và chữa bệnh viêm rốn cho trẻ sơ sinh:

Dây rốn chính là sợi dây nối quan trọng nhất giữa mẹ và thai nhi trong suốt thời gian thai kì. Sau khi trẻ nhỏ mới sinh, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây rốn cho trẻ và sau đó vài ngày dây rốn sẽ khô và rụng đi. Tuy nhiên, một số trường hợp không xử lí theo nguyên tắc khử trùng hoặc để vết thương đó bị nhiễm trùng sẽ sinh ra viêm rốn.

1. Biểu hiện của bệnh viêm rốn

Khi bị viêm, xung quanh rốn sưng đỏ tấy lên, đầu rốn chảy ra các chất mủ hoặc rỉ ra chất dịch nhiều mủ thường có mùi hôi thối khó chịu. Nếu không chữa trị tốt có thể sẽ phát triển thành vết sưng, mưng mủ ở quanh rốn hoặc chứng bại huyết.
2. Cách chữa trị

Khi phát hiện ra trẻ bị viêm rốn, nếu ở thể nhẹ có thể dùng cồn 35 độ thấm bông y tế lau sạch lỗ rốn, sau đó dùng dung dịch ôxy già 3% lau chùi hết mủ hoặc các chất tiết ra. Nếu đầu rốn còn lại đó bị rụng thì cần phải lật mở lỗ rốn ra. Quan sát nếu thấy mặt ngoài của rốn đã có vảy nhưng bên trong vẫn còn tích tụ mủ thì phải dùng bông thấm Nitrofurazone 0,1 % đắp vào rốn mỗi ngày 3 – 4 lần. Khi cần có thể dùng cả thuốc kháng sinh. Đồng thời cũng nên để ý xem toàn thân có bị chứng bệnh bại huyết không.

Nếu sau khi rốn rụng chỉ có một ít nước rỉ ra thôi thì chỉ cần mỗi ngày 2 lần dùng cồn 75% để lau khô, sát trùng chỗ đầu rốn đó. Sau mấy ngày là vết thương khô và khỏi. Trường hợp này không phụ thuộc chứng bệnh viêm rốn nói trên.
3. Cách phòng viêm rốn cho trẻ

Để phòng viêm rốn sau khi đầu còn lại của rốn rụng thì cần giữ cho chỗ đó khô ráo, sạch sẽ, có thể dùng bông y tế cuốn vào tăm sạch nhúng cồn 75%. Sau đó, lau thật sạch các chất tiết ra ở quanh lỗ rốn. Một điều cần hết sức tránh là không được dùng tã lót cuốn quanh rốn để tránh bị nhễm trùng. Thêm vào đó còn cần chú ý ngay cả cách thay băng rốn hàng ngày cho trẻ.
4. Thay băng rốn cho trẻ như thế nào?

Rốn của trẻ phải từ 5 – 7 ngày mới rụng. Tuy nhiên, con so thường muộn hơn con dạ, trẻ đẻ non rụng muộn hơn trẻ đẻ đủ tháng.
Khi rốn chưa rụng cần thay băng rốn hàng ngày, ít nhất trong ba ngày đầu. Sau đó, nếu không gian gia đình thoáng, rộng không có ruồi muỗi thì nên để cuống rốn hở. làm như vậy rốn sẽ chóng khô và mau rụng hơn.
5. Cách thay bằng rốn cho bé

* Đầu tiên, mẹ hoặc người thay băng rốn phải rửa sạch tay bằng xà phòng.
* Tháo bỏ băng rốn cũ.
* Dùng bông tẩm cồn 90 độ bôi vào cuống rốn để diệt trùng. Trước tiên, bôi ở đầu cuống rốn rồi mới bôi xuống thân và chân. Nếu muốn bôi lại thì dùng miếng bông khác thấm cồn rồi làm lại theo thứ tự trên. Không nên dùng cồn i ốt vì có thể làm cháy da bụng của bé.
* Mở một miếng gạc vuông vào chân cuống rốn, lấy phần gạc còn lại đắp lên.
* Cuối cùng băng rốn lại bằng băng sạch quấn ngang bụng, nhưng không quá chặt và quá dày nhất là vào mùa hè.

Làm cẩn thận quy trình này sẽ giảm bớt nguy cơ bị viêm rốn cho trẻ. Hãy quan tâm chăm sóc bé ngay từ những việc nhỏ nhất như thế bạn nhé

Nguyễn Quỳnh Hoa
Nguyễn Quỳnh Hoa
Trả lời 9 năm trước

Phòng và chữa bệnh uốn ván cho trẻ sơ sinh:

Bệnh uốn ván của trẻ sơ sinhlà bệnh do vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể, thường ở rốn dẫn đến bệnh do nhiễm trùng. Bệnh này rất nguy hiểm, diễn biến bệnh lại chậm do đó việc phòng tránh là vô cùng cần thiết.

Nguyên nhân và biểu hiện bệnh

Nguyên nhân phát bệnh chủ yếu là do đoạn đứt của cuống rốn khử trùng không cẩn thận, nhất là những trẻ được đỡ đẻ theo phương pháp cũ, làm cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể. Hoặc sau khi chào đời, việc chăm sóc cuống rốn cho bé không được chú ý đến việc vệ sinh và khử trùng, cũng có thể làm cho vi rút gây bệnh xâm nhập vào.

Loại vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể trẻ thì khoảng sau 4 – 6 ngày mới phát bệnh, gọi là "bệnh uốn ván 4 – 6 ngày sau khi sinh". Bệnh này phát càng sớm, thì bệnh càng nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong càng cao.

Giai đoạn đầu của bệnh này trẻ thường nôn nóng, bất an và khóc nhiều, sau đó có thể xuất hiện bú sữa không chặt, răng khép kín, co giật, mí mắt nhỏ, cơ mặt co giật tạo nên hiện tượng trẻ trau mày, nhướn trán, khóe miệng kéo ra ngoài, môi nhăn và chẩu lên thành nét cười đau khổ. Cơ bắp ở cổ, thân và tứ chi co giật, biểu hiện như tay nắm chặt thành nắm đấm, hai cánh tay duỗi thẳng… Hoặc với bất cứ một kích thích nhẹ nào, như âm thanh, ánh sáng, sự chấn động đều có thể dẫn đến co giật.

Phần lớn trẻ mắc bệnh thường kèm theo sốt. Ở giai đoạn toàn phát trẻ có thể sốt từ 38o - 39oC, có khi lên đến 40o - 41oC. Mỗi khi lên cơn co giật, mặt trẻ sơ sinh nhăn lại, miệng chúm chím, sùi bọt mép, hai tay nắm chặt; nếu cơn giật nhẹ thì da của trẻ sơ sinh vẫn hồng hào, nhưng nếu co giật mạnh liên tục sẽ kèm theo những cơn ngừng thở vì cơ thanh quản co lại, làm cho trẻ tím tái, chân tay lạnh, nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng.

Cách phòng tránh

Bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để phòng bệnh uốn ván rốn trẻ sơ sinh, người mẹ khi mang thai phải tiêm phòng uốn ván 2 mũi, mũi thứ nhất tiêm càng sớm càng tốt, mũi thứ hai sau đó ít nhất 30 ngày hoặc trước khi sinh một tháng.

Ngoài ra cần áp dụng phương pháp đỡ đẻ mới. Những dụng cụ và bông gạc… dùng để đỡ đẻ phải được khử trùng nghiêm ngặt trước khi sử dụng. Sau khi cắt núm thắt ở cuống rốn khô, phải quan sát xem cuống rốn có nhiễm khuẩn không, nếu có thì kịp thời xử lý. Phát hiện thấy trẻ sơ sinh thấy có dấu hiệu mắc bệnh uốn ván thì phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu để được điều trị kịp thời.

Nguyễn Quỳnh Hoa
Nguyễn Quỳnh Hoa
Trả lời 9 năm trước

Cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ:

Đường hô hấp của trẻ rất nhạy cảm với thời tiết, khả năng miễn dịch lại chưa tốt, nên rất dễ nhiễm bệnh, trong đó, chủ yếu là các bệnh đường hô hấp.

Thời tiết giao mùa hanh khô, ngày nắng, sáng và tối lại lạnh, khiến cơ thể trẻ khó thích ứng kịp.

Dấu hiệu nhận biết các bệnh lý mũi họng

- Sốt; có thể sốt nhẹ (38 độ C) hoặc sốt cao (39 - 40 độ C).

- Ho, có thể ho khan, ho có đờm, ho từng cơn hoặc ho liên tục.

- Quấy khóc, đau đầu (trẻ lớn), sổ mũi.

- Rối loạn tiêu hóa: nôn ói, đau bụng, chướng bụng, biếng ăn, tiêu chảy.

- Dấu hiệu suy hô hấp như: Khó thở, nhịp thở tăng so với lứa tuổi, rên; Cánh mũi phập phồng, co kéo các cơ hô hấp; Tím tái ở môi và các đầu chi; Li bì hoặc mê sảng.

Khi thấy trẻ có triệu chứng sốt cao, ho nặng tiếng, thở nhanh hơn hoặc khó thở, trẻ li bì, bỏ ăn uống, khóc quấy nhiều là dấu hiệu bệnh nặng, cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Những biến chứng nguy hiểm


Theo các bác sĩ, các bậc cha mẹ thường chủ quan cho rằng các bệnh lý tai mũi họng là đơn giản mà ít ai biết được rằng, các bệnh này có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: Các biến chứng tại chỗ gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng.

Những biến chứng gần có thể gây ra viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ngoài ra viêm họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả thanh, khí, phế quản hoặc viêm phổi.

Các biến chứng xa gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim...

Cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ!, Sức khỏe đời sống, suc khoe, bệnh hô hấp, miễn dịch, nhiễm bệnh, trẻ em, viêm khớp, viêm màng tim

Nên cho trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bệnh nặng

Thời gian qua, có những trẻ nhỏ nhập viện trong tình trạng bệnh nặng, bị suy hô hấp, khó thở, viêm phổi nặng. Nguyên nhân thường do cha mẹ chủ quan nên không nhận biết được các dấu hiệu khi trẻ bị viêm phổi. Mọi người thường chỉ căn cứ vào dấu hiệu trẻ ho, sốt rồi mới cho con đi khám.

Tuy nhiên, đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không hoàn toàn phụ thuộc vào những dấu hiệu này, có nhiều trường hợp trẻ không ho, không sốt nhưng lại viêm phổi nặng. Có nhiều trẻ nhỏ dưới 6 tháng phải nằm viện lâu do khó uống thuốc, thậm chí phải thở máy.

Phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa

Thời tiết giao mùa, biên độ nhiệt độ trong ngày hiện chênh nhau khá lớn, cơ địa nhiều người, nhất là trẻ em không thích ứng kịp và nếu không phòng tránh tốt thì rất dễ bị viêm tai mũi họng cấp.

Do đó, nếu thấy trẻ có biểu hiện viêm mũi - họng dị ứng, hắt hơi nhiều, xuất hiện mủ đặc, phụ huynh nên chú ý hút mũi, xông họng để làm sạch đường thở, giảm bớt chất nhầy tồn đọng, hỗ trợ quá trình lành bệnh.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên lạm dụng các dụng cụ hút mũi, xông họng, vì việc xông mũi - họng chủ yếu tác động vào xoang mũi, nên nếu xông kéo dài, nhiều lần sẽ gây hỏng niêm mạc vùng mũi - họng của trẻ vốn chưa phát triển hoàn thiện.

Cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ!, Sức khỏe đời sống, suc khoe, bệnh hô hấp, miễn dịch, nhiễm bệnh, trẻ em, viêm khớp, viêm màng tim

Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài

Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, sức đề kháng còn yếu, để phát hiện sớm các dấu hiệu mắc bệnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ bú (bú ít, khóc khi bú…); hoặc trẻ thở nhanh hơn, ngực lõm hơn, đầu gật gù, cánh mũi trẻ phập phồng, nở ra; thậm chí trẻ ngủ nhiều hơn bình thường. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu này cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra

Lưu ý giữ ấm cho trẻ, nhất là buổi sáng và tối, vì có thể nhiệt độ mát, dễ chịu, nhưng biên độ nhiệt trong ngày chênh lệch lớn. Trẻ cũng dễ bị lây chéo bệnh từ người lớn trong gia đình, nên cha mẹ cũng cần lưu ý phòng bệnh cho chính mình, tăng cường uống nhiều nước.

Tránh đưa trẻ đến chỗ đông người, khi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang... Bên cạnh đó, vì thời tiết hanh khô nên cần cho trẻ uống nhiều nước và ăn uống đủ chất.

Nguyễn Quỳnh Hoa
Nguyễn Quỳnh Hoa
Trả lời 9 năm trước

Bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh:

Trẻ sơ sinh thường bị chảy nước mắt và đổ ghèn vàng liên tục, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên nếu bạn không chăm sóc bé kỹ càng và đúng phương pháp trong giai đoạn này, thì bé rất dễ bị mắc bệnh viêm kết mạc mắt ngay trong thời gian đầu mới sinh. Chính vì vậy, để bảo vệ cho bé yêu có đôi mắt khỏe, đẹp, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân, cách phòng bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.


Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc

Do vi trùng, gồm:

- Vi trùng gây bệnh lậu (Neisseria gonorrhoea), trùng roi (chlamydia trachomatis), bé bị mắc phải khi sinh do bị lây qau đường sinh dục của mẹ. Trong đó vi trùng gây bệnh lậu là nguyên nhân nguy hiểm vì nó sẽ khiến bé bị mù mắt sau này nếu không được điều trị đúng đắn và kịp thời.

- Nhiễm tụ cầu trùng Staphylococcus trachomatis: Bé bị mắc phải từ đường sinh dục của mẹ khi sinh hoặc từ người chăm sóc. Đây là nguyên nhân thường gặp nhưng nó chỉ gây giảm thị lực chứ không gây mù mắt của bé. Nguyên nhân này chiếm từ 10-20% và rất dễ bị lây lan, nhất là môi trường bệnh viện.

Do hóa chất: thường xảy ra sau khi nhỏ nitrat bạc – thuốc giúp ngừa nhiễm trùng mắt do lậu cầu. Bệnh sẽ thuyên giảm 1-2 ngày sau khi ngưng nhỏ nitrat bạc.

Cách phòng bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh

Cần theo dõi sức khỏe của bé thật kỹ càng và cẩn thận để nhanh chóng phát hiện những bất thường nhằm có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời.

Thường xuyên lau sạch mắt bé bằng gạc vô trùng tẩm nước muối sinh lý hoặc bằng khăn riêng, khăn này phải được xử lý qua nước đun sôi để nguội, đảm bảo khâu vệ sinh chặt chẽ;

Bố mẹ hay bất kỳ ai chạm tay vào bé đều phải rửa tay bằng xà bông tiệt trùng, dịu nhẹ trước và sau khi chăm sóc bé;

Khi phát hiện bé có dấu hiệu bất thường thì cần báo ngay với bác sỹ để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra với bé. Đồng thời theo dõi quá trình điều trị cẩn thận.

Bé yêu vừa mới chào đời, bạn nên để bé ở bệnh viện 7-10 ngày để các bác sĩ theo dõi sức khỏe của bé hàng ngày nhằm nhanh chóng phát hiện dấu hiệu của bệnh và chữa trị;

Khi nhỏ thuốc nitrat bạc bạn cần thực hiện đúng phương pháp, cụ thể:

- Vệ sinh tay sạch sẽ, tiệt trùng.

- Dùng gạc tẩm nước muối lau sạch mắt bé từ khóe trong ra khóe mắt ngoài và tuyệt đối không lau theo chiều ngược lại để bảo vệ tuyến lệ và mắt còn lại không bị nhiễm.

- Dùng ngón tay trỏ của bàn tay không thuận đặt ngay dưới mắt bị nhiễm, kéo da của vùng mí mắt xuống rồi tiến hành nhỏ thuốc.

- Nếu bạn dùng thuốc nước: Giữ lọ thuốc ách mắt ít nhất là 1 cm, nhỏ 1 giọt thuốc vào ngoài mi mắt dưới, ấn giữ để thuốc không bị trào ra ngoài.

- Nếu bạn dùng thuốc mỡ: Nặn thuốc lên mi mắt dưới, tra từ trong ra ngoài.

- Sau khi nhỏ thuốc, lau phần thuốc bị trào ra khỏi mắt bằng gạc tiệt trùng.

Trên đây là những lưu ý về nguyên nhân, cách phòng bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh, giúp bạn có được kinh nghiệm và phương pháp chăm sóc cho bé yêu có một đôi mắt khỏe đẹp và hạn chế nguy cơ bé bị viêm kết mạt mắt, tránh những biến chứng nguy hiểm sau này. Chúc bạn luôn biết cách chăm sóc bé yêu thật hợp lý, khao học và đạt kết quả tốt nhé.

Nguyễn Quỳnh Hoa
Nguyễn Quỳnh Hoa
Trả lời 9 năm trước

Chẩn đoán vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh:

Chẩn đoán vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh


Ở trẻ đủ tháng, bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi có đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Xuất hiện sau 24 giờ tuổi.
  • Hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.
  • Mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn).
  • Vàng da đơn thuần, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…)
  • Nồng độ Bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ non tháng.
  • Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.

Vàng da phải được coi là bệnh lý khi có bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn trên, cần phải đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị VDSS ngay, càng sớm càng tốt để tránh xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh.

Nguyễn Quỳnh Hoa
Nguyễn Quỳnh Hoa
Trả lời 9 năm trước

Không nên cho bé bú bình khi đang ngủ:

Trẻ dễ chịu khi cầm bình sữa của mình và thường muốn lên giường vừa nằm ngủ vừa bú. Cho phép con uống sữa trước khi đi ngủ thì được, nhưng đừng bao giờ để bé ngủ với bình sữa đang bú dở. Có nhiều ảnh hưởng xấu từ việc này.

Theo Sg.theasianparent, nếu con bạn vừa nằm ngủ vừa ti bình, sữa có thể chảy vào tai bé, gây nhiễm trùng tai nặng. Nên cho con ăn sữa xong trước khi bé ngủ. Nếu bé vẫn muốn thứ gì đó, thử núm vú giả.

Các ảnh hưởng không tốt khi vừa ngủ vừa bú bình:

Việc cho bé bú bình khi đang ngủ có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến bé.

Vấn đề về răng

Nếu con bạn đã có răng, không nên để bé ngủ trên giường với bình sữa. Điều này sẽ gây sâu răng. Nên cố gắng làm sạch răng bé trước khi ngủ. Qua đêm, vi khuẩn có thể sinh sôi và thực sự phá hủy răng trẻ.

Ngứa da

Để con ngủ suốt đêm trên giường với bình sữa có thể gây kích ứng da. Sữa có thể rỉ ra và thường chảy xuống má trẻ. Điều này có nghĩa là bé sẽ nằm ngủ suốt đêm với làn da bị ẩm ướt, kích ứng và ngứa.

Sặc

Lúc con đã ngủ, sữa vẫn có thể chảy, thậm chí cả khi trẻ không mút nữa. Nếu núm ti của bình sữa vẫn trong miệng con, sữa có thể chảy vào họng và khiến trẻ sặc. Điều này có thể dẫn tới tử vong, rất nguy hiểm.

Vấn đề về phổi

Họng của con người có hai đường dẫn khác nhau. Một đường để không khí vào, ra phổi của bạn, còn đường kia cho thức ăn và các dung dịch đi trực tiếp vào dạ dày. Nếu trẻ nằm trên giường ngủ mà vẫn ngậm ti bình, đường tới phổi hoàn toàn mở cho không khí đi vào. Chỉ cần một lượng nhỏ sữa có thể vào qua đường thở, vào phổi có thể gây viêm phổi và các vấn đề về phổi khác cho trẻ.

Nguyễn Quỳnh Hoa
Nguyễn Quỳnh Hoa
Trả lời 9 năm trước

Làm gì khi trẻ dưới 1 tuổi thiếu canxi?

Các chuyên gia Nhi khoa khuyến cáo rằng, đối với trẻ từ 0-6 tháng tuổi mỗi ngày cần bổ sung lượng canxi cần thiết là 300mg, từ 7-12 tháng tuổi là 400mg. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể không cần bổ sung canxi bên ngoài nếu bú mẹ hoàn toàn bởi trong sữa có đủ lượng canxi cần thiết cho nhu cầu của trẻ.

Khi trẻ lớn hơn, nhu cầu canxi cao hơn nên có thể bổ sung bằng sữa giàu canxi, các chế phẩm từ sữa hoặc thực phẩm khác như đậu nành, hải sản.

Dấu hiệu nào cho thấy bé thiếu canxi

Song giai đoạn dưới 1 tuổi nếu các bà mẹ không chú ý về việc chăm sóc bé đúng cách thì rất có khả năng bé rơi vào tình trạng thiếu canxi. Vì vậy, các bà mẹ nên nắm được những dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu canxi ở trẻ để xem con mình có rơi vào trạng thái đó hay không.

Tùy thuộc vào mức độ thiếu canxi ở trẻ năng hay nhẹ mà những biểu hiện tâm lý lại khác nhau. Ở mức nhẹ, khi ngủ trẻ hay giật mình kèm những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài nhiều giờ có khi suốt đêm. Với trẻ có hiện tượng quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ra nhiều mồ hôi, tóc rụng thành đường hình vành khăn sau gáy, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, thóp chậm liền, đầu bẹt, lồng ngực đỏ, chân đi vòng kiềng hay chữ bát là biểu hiện của chứng còi xương nặng.

Ở trẻ lớn hơn còn xuất hiện thêm dấu hiệu mệt mỏi, biếng ăn, gầy yếu, chóng mặt,…

Cần phải làm gì để bổ sung canxi

tre-thieu-canxi

Cần bổ sung canxi đúng cách để đảm bảo lượng canxi cần thiết cho trẻ

Trong giai đoạn đầu đời, để tăng sức để kháng và tránh tình trạng thiếu canxi, trẻ phải được bú mẹ sớm, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu và kéo dài đến 18-24 tháng.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho bé cũng cực kỳ quan trọng. Bố mẹ nên sử dụng các thực phầm giàu can xi như sữa, các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua,..), sữa tươi, sữa nguyên kem. Ngoài ra , các loại rau lá có màu xanh sậm, hải sản, cá, đậu,… cũng là những nguồn cung cấp canxi tự nhiên tốt cho cơ thế.

Bên cạnh đó việc tập cho bé vận động ngoài ánh nắng, tắm nắng cũng góp phần bổ sung vitamin D và canxi.

Chỉ khi nào thực sự cần thiết, các bà mẹ mới nên cho con mình dùng thuốc bổ dung canxi nhưng phải theo sự hướng dẫn cụ thể và tư vấn của bác sĩ. Thời gian bổ sung canxi cũng rất quan trọng, bởi vào ban ngày nếu bổ sung canxi cho trẻ thì các chất axit folic và axit tannic có nhiều trong thức ăn dạng thực vật sẽ kết hợp với ion canxi hình thành muối canxi không thể hòa tan, bài tiết trực tiếp ra ngoài mà cơ thể không hấp thụ được. Còn trong thức ăn dạng động vật lại chứa nhiều chất béo, kết hợp với ion canxi cũng sẽ bị đào thải ra ngoài.

Đồng thời cũng không được bổ sung canxi lúc đói vì lúc đó đường miệng vẫn cần acid, dạ dày mới có thể phân giải thành các ion canxi để cơ thể hấp thụ, trong khi acid chỉ tiết khi thức ăn nhai trong khoang miệng. Vì vậy, việc bổ sung can vì vào thời điểm này là vô tác dụng.

Ngoài việc bổ sung canxi cho trẻ, các mẹ nhất là có trẻ trong giai đoạn dưới 1 tuổi cần ăn đầy đủ, đa dạng các laoij thức phẩm, ăn thêm bữa hoặc uống 200ml sữa trước khi ngủ.

Như vậy, không chỉ nắm được các dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu canxi ở trẻ mà các mẹ nên có những phương pháp đúng đắn để bổ sung canxi cho trẻ để tránh được tình trạng thiếu canxi có thể xảy ra với trẻ nhà mình.

Nguyễn Quỳnh Hoa
Nguyễn Quỳnh Hoa
Trả lời 9 năm trước

Trẻ bị hăm tã dẫn đến biếng ăn

Hăm tã là triệu chứng ngoài da thường gặp ở trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi. Sự xuất hiện của hăm tã thường khiến bé yêu đau rát, rất khó chịu và có thể kéo theo hệ lụy đáng lo hơn như bé cáu gắt, quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ, sụt cân… Nếu ba mẹ không quan sát và phát hiện kịp thời, bé yêu sẽ bị “quấy rối” dai dẳng bởi chứng hăm tã này.

Làn da của bé rất mỏng manh và dễ bị tổn thương, cơ chế bảo vệ của da cũng còn non yếu. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, nguy cơ làn da bé bị tấn công bởi những tác nhân gây hại sẽ tăng cao. Không như những triệu chứng nghiêm trọng khác, hăm tã chỉ âm thầm đến “thăm hỏi” nhưng cũng đủ làm bé yêu của mẹ phải “mất ăn, mất ngủ” nhiều ngày.

Ba mẹ nghĩ gì khi bé sụt cân?

Ba mẹ thường lo lắng mỗi khi bé yêu có dấu hiệu sụt cân. Có nhiều nguyên nhân khiến bé yêu của bạn gặp phải tình trạng này, một trong số đó là chứng hăm tã. Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh (Trưởng khoa Dịch vụ 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2) cho biết: “Hăm tã là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ. Biểu hiện nhẹ thường thấy là vùng da quanh vùng quấn tã có màu hồng nhạt, tạo vảy mỏng. Tình trạng hăm nặng hơn khi da bé nổi mụn nước, sưng tấy và gây ảnh hưởng đến những vùng lân cận. Bé đau đớn, khó ăn, khó ngủ, nếu kéo dài bé có thể sụt cân”.

Bé biếng ăn chỉ vì…hăm tã

Không chỉ do biếng ăn, một số bé còn sụt cân do giấc ngủ bị gián đoạn bởi chứng hăm tã.

Tuy nhiên không phải ba mẹ nào cũng hiểu cặn kẽ vấn đề này. Chia sẻ trên một diễn đàn, chị Lan Anh (quận Tân Phú) không giấu được nỗi lo lắng: “Mình thường xuyên sử dụng tã giấy cho bé Bi ở nhà. Dạo gần đây, mình để ý thấy bé hay bị nổi đỏ ở vùng mông và bẹn. Tưởng do khí hậu nóng bức, bé bị rôm sẩy nên mình sử dụng phấn rôm cho bé. Nào ngờ mấy ngày sau vết đỏ lan rộng hơn và nổi bóng lên, bé khó chịu và hay cáu gắt. Hơn nữa, những ngày đó bé “bỗng” lười ăn, có khi còn khóc ré khi mình cố đưa thức ăn vào miệng… Mình lo quá nên đưa bé đến bác sĩ. Lúc đó mới biết Bi nhà mình bị hăm tã. Vì đau rát quá nên bé không chịu ăn uống gì. Đến lúc chữa hết hăm thì bé cũng nhẹ cân hẳn”.

Không chỉ do biếng ăn, một số bé còn sụt cân do giấc ngủ bị gián đoạn bởi chứng hăm tã. Anh Minh (quận Bình Thạnh) tâm sự: “Khổ thân công chúa nhỏ 2 tuổi nhà mình. Vì tính chất công việc mà mẹ bé đôi khi phải đi công tác cả tuần, ông bà cả hai bên đều ở xa, những lúc như vậy mình đành làm gà trống nuôi con… Có lần, mình phát hiện vùng da quanh chỗ bé mặc tã nổi những bọng nước li ti, ban ngày thì bé quấy khóc, ban đêm lại hay giật mình lúc ngủ. Mình còn hoảng hơn khi nhận ra bé dường như đã sụt chừng một cân. Làm bố như mình, thấy con như vậy mà xót lắm! Cũng may mình đưa bé đến bác sĩ kịp thời và được biết bé bị hăm tã, chứ không hậu quả có thể nguy hiểm hơn”.

Thực tế, nhiều ba mẹ vẫn chủ quan khi con bị chứng hăm tã tấn công mà không biết rằng, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, hăm tã còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bé yêu của mình. Không còn những biểu hiện đơn giản như khó chịu, đau rát mà nặng hơn, bé có thể bỏ ăn, bỏ ngủ, sụt cân hay viêm nhiễm bộ phận sinh dục… Những hệ lụy này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé về sau.

Phòng ngừa hăm tã cho bé ngay từ đầu

Trước những hậu quả đáng sợ trên, ba mẹ nên tự thiết lập cho mình những phương pháp hiệu quả để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, cách tốt nhất ba mẹ nên phòng ngừa chứng hăm tã cho bé yêu ngay từ đầu. Ngoài việc chọn lựa tã giấy có chất liệu tốt, ba mẹ cũng nên để da bé khô thoáng trước khi mặc tã hay quấn tã có độ rộng vừa phải. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên sử dụng những sản phẩm chống hăm an toàn với làn da của bé.

Hiện nay, thuốc mỡ có thành phần tự nhiên là một trong những sản phẩm chống hăm hiệu quả được các mẹ tin dùng. Đặc biệt, loại thuốc mỡ với tác dụng kép từ hoạt chất Lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu) và Dexpanthenol (chất tiền vitamin B5) không chỉ bảo vệ bé khỏi chứng hăm tã mà còn dưỡng ẩm giúp da bé mịn màng, khỏe mạnh hơn nữa.

Dưới bàn tay chăm sóc, nâng niu của ba mẹ, bé yêu thỏa sức vui đùa mà không ngại đau rát, khó chịu. Hăm tã không còn là nguyên nhân làm mất đi sự tinh nghịch và vô tư của bé. Khi đó, làn da bé sẽ khô thoáng, bé khỏe mạnh, mẹ yên tâm và cả nhà đều vui vẻ.

Nguyễn Quỳnh Hoa
Nguyễn Quỳnh Hoa
Trả lời 9 năm trước

Bắt lỗi mẹ khi cho bé sơ sinh ngủ

Để giúp bé ngủ ngon giấc hơn, cha mẹ tuyệt đối cần tránh những lỗi - không - đáng - có, dưới đây:

1. Lệ thuộc vào thói quen của bé

Trước khi đi ngủ, bé hay khóc và mỗi lần như vậy cha mẹ lại cố làm cho bé thoải mái để ngủ nhanh hơn, không khóc lóc ồn ào. Thực tế, nếu cha mẹ cứ nâng niu, dỗ dành bé mãi, bé sẽ không bao giờ học được cách tự ru mình ngủ.

Nếu bé khóc ăn vạ trước khi đi ngủ, hãy cố gắng chế ngự cảm giác xót con bằng cách lơ đi tiếng thút thít của bé hoặc tập trung vào một việc gì đó. Khi bé khóc thật sự, hãy đợi chừng 5 phút rồi mới vào dỗ. Ngày hôm sau, kéo dài thời gian đợi đó thành 10 phút và cứ thế tiếp tục kéo dài hơn.

Dĩ nhiên, nếu bé bị đau hay khó chịu thì cha mẹ cũng phải sớm đu đưa, dỗ dành giúp béngon giấc.

2. Thường xuyên bế bé ngủ

Đúng là được bế ngủ, bé sẽ có cảm giác an toàn hơn nhưng cũng rất dễ sinh thói quen ỷ lại. Khi bé lớn hơn, cha mẹ khó lòng thay đổi ‘sở thích’ được bế và đu đưa nhẹ nhàng trước khi ngủ của bé.

Vì vậy, cha mẹ muốn nhàn thì nên rèn cho bé tính tự lập khi ngủ và thói quen ngủ trên giường.

3. Vội vỗ nhẹ vào lưng bé khi thấy bé khẽ giật mình, động đậy

Khi trẻ ngủ sẽ có 2 trạng thái: ngủ sâu và ngủ nông. Đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, ngủ sâu và ngủ nông chiếm tỷ lệ 50/50 và 2 trạng thái này thường đan xen nhau. Lúc ngủ sâu, bé hoàn toàn thả lỏng cơ thể nghỉ ngơi, không có bất kì hoạt động nào khác ngoài việc đôi khi khẽ giật mình hay khẽ nhếch miệng. Khi ngủ nông, tay, chân và cả cơ thể bé sẽ vẫn động đậy, trên mặt bé vẫn có những biểu hiện như nhíu mày, mỉm cười….

Do đó, nếu bé có những biểu hiện như trên, cha mẹ đừng vội vỗ nhẹ, bế bé hoặc cho bé bú ngay mà nên quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp hay không. Chỉ khi bé bật khóc hoặc cử động mạnh thì lúc đó cha mẹ mới nên bế bé lên dỗ dành và cho bú.

4. Cho bé ngủ khi đang di chuyển

Nhiều nhà khoa học khẳng định, việc trẻ phải ngủ trong tình trạng chuyển động (ngủ trong xe đẩy hoặc xe hơi) khiến giấc ngủ không sâu, khó phục hồi giấc ngủ hơn do sự kích thích chuyển động. Do đó, nếu cha mẹ phải di chuyển xa nên hạn chế cho bé ngủ hoặc nên đỗ xe lại một lát cho bé tỉnh ngủ.

5. Quấn bé quá chặt

Thời tiết se lạnh hoặc vào mùa đông nhiệt độ thấp, nhiều mẹ lo bé yêu không đủ ấm nên thường bịt kín đầu bé. Việc làm này của mẹ dễ khiến bé khó thở, toát mồ hôi gây cảm lạnh...

6. Đặt bé vào giường với một bình sữa

Bé hay ngủ gục lúc đang ngậm vú sữa, điều đó có hại cho răng của bé – răng sẽ vàng và dễ bị sâu. Ngủ với bình sữa trên tay cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tai của trẻ em.

7. Bật điện quá sáng khi bé ngủ

Để tiện cho việc thay tã và cho bú ban đêm… nhiều mẹ có thói quen bật đèn sáng suốt đêm, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.

Trẻ ngủ trong môi trường ánh sáng sẽ giảm chất lượng giấc ngủ, thời gian ngủ cũng ngắn hơn dẫn tới giảm sự phát triển trí tuệ và thể chất. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho thấy, trẻ ngủ trong môi trường ánh sáng tỷ lệ cận thị có thể tăng đến 30%.