Xin hỏi Gai nhau là gì? có ảnh hưởng gì đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi trong các tuần tiếp theo không?

Gai nhau là gì? Kết quả siêu âm khi thai nhi 35 tuần tuổi có ghi "gai nhau canxi hóa độ I" - có ảnh hưởng gì đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi trong các tuần tiếp theo không? Biện pháp xử trí thế nào?
biert rui
biert rui
Trả lời 15 năm trước
Nhau được hình thành từ hai thành phần: - Phần từ mẹ: lớp nội mạc tử cung (màng rụng đáy) dày lên dưới ảnh hưởng của nội tiết tố thai kỳ. - Phần từ thai: lớp hợp bào nuôi của thai thâm nhập vào nội mạc tử cung. Túi thai giai đoạn sớm được bao bọc bởi một vòng gai nhau. Khoảng sau 5 tuần, 1 phần gai nhau ăn sâu vào lớp nội mạc tử cung phát triển thành bánh nhau thực sự, 1 phần đối diện nơi làm tổ sẽ thoái hóa trở thành một lớp màng tương đối ít mạch máu gọi là màng đệm. Khoảng 9-10 tuần cấu trúc nhau trở nên rõ ràng trên siêu âm và không thay đối đặc tính tới cuối thai kỳ. Hiện tượng đóng vôi là hiện tượng sinh lý bình thường trong suốt thai kỳ. Trong thời gian 6 tháng đầu các điểm vôi hóa ở dạng vi thể, chỉ sau 29 tuần và rõ nhất là sau 33 tuần thì các điểm vôi hóa mới thấy được trên siêu âm. Tuổi thai càng lớn thì các đám vôi hóa càng nhiều. Trên siêu âm, bánh nhau sẽ được đánh giá độ vôi hóa : - Độ 0: tuổi thai khoảng 31± 1 tuần - Độ 1: tuổi thai 34 ± 3,2 tuần - Độ 2: tuổi thai 37,6 ± 2,7 tuần - Độ 3: tuổi thai 38,4 ±2,2 tuần. Ý nghĩa độ vôi hóa: Có một số nghiên cứu cho thấy bánh nhau vôi hóa mức độ 3 xuất hiện sớm có nguy cơ đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng trong tử cung. Khoảng 78% tình trạng suy dinh dưỡng, cao huyết áp và thai suy xảy ra nếu bánh nhau vôi hóa ở mức độ 3 trước 37 tuần. Như vậy, trường hợp thai 35 tuần có bánh nhau trưởng thành độ 1 là trong giới hạn bình thường.