Bế con như thế nào cho chuẩn?

Các mẹ hướng dẫn em cách bế con với ạ, em mới làm mẹ lần đầu nên không biết cách bế như thế nào cả :(

Ha Chien
Ha Chien
Trả lời 8 năm trước
Bạn không nên bế dạng 2 chân bé ra nhé, như thế bé rất dễ bị chân vòng kiềng đấy
Quynh Tinh
Quynh Tinh
Trả lời 8 năm trước
bạn nên dùng cái dịu ý, chứ bế kẹp nách là bé hay bị rộng háng và chân vòng kiềng lắm đấy :)
Loan Bao
Loan Bao
Trả lời 8 năm trước
Đầu trẻ sơ sinh chiếm 1/4 trọng lượng cơ thể, nhưng cổ bé lại rất yếu. Vì vậy, để giữ an toàn khi ẵm bồng, ba mẹ nên học cách bế trẻ sơ sinh đúng chuẩn sau! cách bế trẻ sơ sinh Bế ẵm trẻ đúng cách là bài học cần thiết cho những ai làm ba mẹ lần đầu Trẻ mới sinh rất yếu ớt và mỏng manh, vì vậy việc ẵm bồng bé đúng cách là bài học đầu tiên của các ông bố bà mẹ, đặc biệt với những ai mới có con lần đầu. Cách bế trẻ sơ sinh đúng chuẩn không những đảm bảo an toàn cho sự phát triển của con, đồng thời còn giúp gắn kết sợi dây tình cảm giữa con với ba mẹ. Nguồn gốc “sợi dây” gắn kết tình mẹ con Nguồn gốc “sợi dây” gắn kết tình mẹ con Sự gắn kết của hai mẹ con rất quan trọng. Có được tình cảm và sự quan tâm, yêu thương của mẹ, bé con sẽ lớn lên với hành trang vào đời đầy đủ hơn. Từ lúc mang thai đến sau sinh, mẹ có thể tham khảo những lời khuyên sau để gắn kết sợi dây tình cảm mẹ con. Khi được ôm ấp trong vòng tay ba mẹ, bé có thể cảm giác được sự che chở và an toàn. Trẻ sẽ phát triển toàn diện hơn khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ người thân. Vì vậy, khi ẵm bé, đừng quên vuốt ve nhẹ nhàng, thầm thì nói chuyện hoặc hát ru để bé dễ chịu hơn. 1/ Cách bế trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi Đối với trẻ từ 0-2 tháng tuổi, tư thế bế ẵm tốt nhất là bế theo hướng nằm ngang. Cấm kỵ không dùng hai tay xốc thẳng lưng bé lên, bởi cổ và xương sống trẻ sơ sinh còn cực kỳ non yếu. Nếu không để ý, bạn đã vô tình làm vẹo cổ trẻ, làm ảnh hưởng tiêu cực đến đốt sống cổ của bé mới sinh. Về tư thế cho con bú, mẹ giữ sao cho phần đầu và thân của bé nằm xuôi theo đường thẳng, bụng trẻ áp vào bụng mẹ, mặt quay vào bầu vú mẹ. Để tạo điểm tựa cho bé, mẹ đặt ngón tay giữa, áp út và út tựa vào phía dưới bầu ngực, ngón trỏ nâng đầu vú hơi cao lên, ngón cái để trên cùng. Tư thế bế trẻ ợ hơi cũng rất quan trọng. Một tay mẹ đỡ phần thân trẻ áp sát vào ngực, tay kia đỡ phần ót và cổ trẻ. Khi trẻ đã ngả đầu vào vai mẹ, bỏ tay đỡ cổ ra, sau đó vỗ nhẹ vào lưng trẻ khoảng 3-5 cái để giúp trẻ ợ hơi. Xong xuôi, mẹ dùng tay đỡ ót và cổ trẻ, xoay người trẻ nhẹ nhàng theo chiều ngang và bế bé ở tư thế bình thường. 2/ Bế bé sơ sinh từ 3-5 tháng tuổi Vào thời điểm này, trẻ đã có thể ngóc đầu khi nằm sấp và giữ yên vài phút. Mặc dù vậy, mẹ vẫn không nên bế bé thẳng đứng quá lâu, bởi cơ thể trẻ vẫn chưa đạt độ cứng cáp nhất định. Tư thế bế trẻ tốt nhất là theo hướng nghiêng. Bên cạnh cách bế trẻ sơ sinh, đặt trẻ xuống cũng rất quan trọng. Khi đặt bé xuống, mẹ phải giữ đầu bé cẩn thận, các động tán phải nhẹ nhàng sao cho xương sống, cổ và đầu bé được nâng đỡ. 3/ Cách bế trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên Trẻ 6 tháng tuổi đã biết lẫy, có thể ngóc đầu dậy dễ dàng và cơ thể cứng cáp hơn. Vì vậy, ba mẹ có thể ẵm bồng bé ở nhiều tư thế khác nhau. Tuy nhiên, tuyệt đối không bế trẻ ngang hông để tránh hệ quả tiêu cực đến dáng đi của trẻ về sau. Tư thế này chỉ phù hợp khi bé tròn 1 tuổi. 4/ Một số lưu ý quan trọng khác -Trẻ mới sinh cần được đỡ chắc ở phần đầu và mông. Khi bế, cơ thể bé cách mặt bạn khoảng 30-45cm. -Ba mẹ nên tháo hết phụ kiện, trang sức trên tay, cổ hoặc tai để tránh làm trầy xước làn da mỏng manh của bé trong khi ẵm bồng. Có thể xoa hai tay để tạo hơi ấm trước khi bế trẻ. -Cố gắng giao tiếp với bé trong lúc bế, chẳng hạn như mỉm cười, trò chuyện, hát ru, đung đưa nhịp nhàng khi trẻ quấy khóc. -Khi bế bé lên từ giường, mẹ ôm bé chặt, 2 mặt kề sát nhau trong khi đang cố định cơ thể bé vào ngực mình. -Với trẻ 0-2 tháng tuổi, khi cho bé bú, mẹ có thể bọc bé trong khăn để tạo cảm giác yên tâm cho con khi ăn sữa mẹ.