Tôi có hai con, 10 – 17 tuổi, các cháu ăn uống đầy đủ nhưng chiều cao không như ý, có phải do di truyền không?

Trả lời 15 năm trước
Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng quốc gia thì nhu cầu calci ở người trưởng thành là 500mg/ngày, thanh thiếu niên (10-18 tuổi) là 700mg/ngày. Một ly sữa bò tươi 200ml cung cấp khoảng 250mg calci (đạt nửa nhu cầu khuyến nghị), một ly sữa không béo có thể cung cấp từ 260mg trở lên. Phần calci còn lại sẽ được nhận từ các thực phẩm khác. Các thực phẩm giàu calci như: tôm, tép, cua, trứng, ốc, cá nhỏ ăn luôn xương… Đối với thanh thiếu niên đang tăng trưởng thì có thể cần đến 1.000mg calci/ngày, nhưng đối với người trưởng thành thì không cần đến mức này. Lượng calci thừa trong cơ thể sẽ được đào thải qua phân và nước tiểu, tuy nhiên khi chế độ ăn quá nhiều calci (trên 2.000mg Ca kèm với hơn 1.000 đơn vị sinh tố D ở trẻ dưới 1 tuổi và hơn 2.000 đơn vị sinh tố D đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên) thì sự hấp thu calci tại ruột sẽ giảm và còn làm giảm hấp thu các chất khoáng khác như phospho, đồng, sắt, kẽm, iốt. Chiều cao chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm di truyền, dinh dưỡng, hoạt động thể lục và môi trường. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp phát triển hết tiềm năng chiều cao, là chiều cao do yếu tố di truyền quyết định (VD: người châu Á có dinh dưỡng đầy đủ cũng thấp hơn người châu Âu). Do đó loại trừ yếu tố di truyền không tác động được, để có thể tăng chiều cao tối đa, bên cạnh một chế độ ăn hợp lý, tập thói quen uống sữa mỗi ngày, trẻ cần được khuyến khích chơi các môn thể thao giúp tăng cao như bơi lội, đu xà, bóng rổ, cầu lông… Được như vậy thì “lùn” do di truyền không còn đáng sợ nữa!