Bệnh trĩ: đừng để biến chứng...???

[:(]
Order153
Order153
Trả lời 15 năm trước
Từ nhiều năm nay, mặc dù chưa bao giờ đi khám, nhưng chị M.N (Hà Nội) biết mình bị bệnh trĩ. Thỉnh thoảng búi trĩ lòi ra ngoài, đau rát, khó chịu, song cứ nghĩ việc đi khám, điều trị là chị lại thấy ngại. Mấy ngày trước, chị không thể chần chừ việc đi khám được nữa, vì búi trĩ bị sưng to, rất đau khiến chị không thể đi lại, nằm ngồi như bình thường được. BS Tiến Dũng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trĩ là bệnh lý rất phổ biến, nhưng vì xấu hổ nên rất ít người bệnh chịu đi khám. Chỉ đến khi xuất hiện biến chứng gây đau đớn, khó chịu cho sinh hoạt, bệnh nhân mới đến bệnh viện, khiến thời gian điều trị kéo dài. Nhiều người bệnh còn tự ý dùng thuốc bừa bãi, gây tai biến nhiễm trùng, áp xe, chảy máu… Trĩ là trạng thái giãn tĩnh mạch quá mức vùng hậu môn. Bệnh hay gặp ở những người có nghề nghiệp phải đứng lâu ngồi nhiều (thợ may, nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng…), bởi tư thế này làm máu huyết ít lưu thông, dễ bị ứ trệ. Một số bệnh gây rối loạn đại tiện như lỵ, táo bón cũng gây nên bệnh trĩ. Các bệnh trong ổ bụng gây tăng áp lực như u bướu, viêm… làm cản trở lưu thông các mạch máu và phát sinh trĩ như các khối u vùng hậu môn trực tràng, u xơ tử cung, u nang buồng trứng lớn… Bệnh còn hay gặp ở phụ nữ có thai, sinh đẻ, ăn ít rau, uống ít nước... Chảy máu hậu môn, đại tiện ra máu tươi là triệu chứng thường gặp nhất và sớm nhất của bệnh trĩ. Ngoài ra, bệnh còn gây triệu chứng: đau và ngứa, có cảm giác khó chịu ở hậu môn, sưng nề vùng hậu môn. Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài nếu là trĩ nội hoặc trĩ ngoại, có thể búi trĩ sưng khá to và người bệnh có thể sờ thấy dễ dàng. Muốn xác định chắc chắn bệnh trĩ, ngoài việc nhìn sờ nếu thấy búi trĩ sa ra ngoài, cần phải thăm khám trực tràng hậu môn bằng cách thăm trực tràng và soi ống hậu môn. Biến chứng của trĩ gây đau đớn nhiều và nguy hiểm, cần phải mổ ngay. Đó là chảy máu (có thể gây thiếu máu trầm trọng, cần mổ cầm máu ngay), sa trĩ (búi trĩ sưng vù, chảy máu, bầm tím, nghẹt rất khó chịu), trĩ bị tắc nghẽn (do cục máu đông tụ lại, làm búi trĩ thình lình sưng to), trĩ bị viêm nhiễm (gây nóng rát ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn, khám thấy búi trĩ phù nề sưng to). Để phòng bệnh trĩ, cần hoạt động nhiều, không nên ngồi lâu; tránh táo bón bằng cách ăn nhiều rau hoa quả có nhiều chất xơ, uống nhiều nước, bớt các chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá, tiêu ớt… Cũng cần tránh gắng sức quá nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng. Cố gắng tạo thói quen đi đại tiện ngày một lần vào một giờ nhất định, tránh rặn mạnh rặn lâu khi đi đại tiện.