Bệnh nhức ở đầu móng tay?

mẹ tôi năm nay đã 40 tuổi.nghề nghiệp làm nông.nhưng đã nhiều năm nay móng tay,chân của mẹ tôi cứ thi thoảng bị nhức,ngứa.lúc đó mẹ tôi rất khó làm việc.đặc điểm bệnh là:đau nhức ở các ngón tay hoặc chân.không đồng loạt.lúc đó có cảm giác như có con gì đang đục,nhung nhúc ở trong móng tay. khi đau mẹ tôi đã đi làm sét nghiệm ở nhiều nơi và bác sỹ nói chưa gặp trường hợp này và chỉ chuẩn đoán là bị nấm ở móng .có cho toa thuốc bôi và uống nhưng không có kết quả. những lúc đau như vậy mẹ tôi thường phải dùng giao nam căt móng.cắt đến khi nào tìm thấy có 1 mạch máu nhỏ (mắt thường nhìn thấy) và nặn hết máu đó ra là xong .thường sau khi làm như vậy mẹ tôi sẽ khỏi 1 thơi gian ( thời gian không trùng nặp) . vị trí bị thường la ở sâu trong mép hoăc gấn giữa móng . vì vậy tôi đăng tin này rất mong các bác sỹ chuẩn đoán và tím cách chữa dùm mẹ tôi . tôi rât cảm ơn nhiều.
Mít đặc
Mít đặc
Trả lời 14 năm trước
Theo thư bạn mô tả, có thể bạn bị chín mé. Y học gọi chín mé là bệnh Panaris, một bệnh rất hay gặp trong các nhiễm khuẩn ở đầu ngón tay. Tác nhân gây bệnh thường là tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu gây mủ, đi vào cơ thể người bằng cách xâm nhập qua vết xước, vết châm, vết thương nhỏ. Chín mé là bệnh nhiễm trùng sinh mủ hay áp xe ở đầu múp của ngón tay Đặc biệt, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở dễ dàng ở những người bị ra mồ hôi nhiều khiến cho bụi bặm bám vào da. Thường thì khi bị một vết xước, người bệnh rất chủ quan cho rằng đó chỉ là “chuyện nhỏ”, vết thương “qua loa”, sớm muộn gì thì cũng sẽ tự lành, không cần phải điều trị gì. Do đó, hầu như chẳng người bệnh nào chữa chín mé khi đang ở giai đoạn nhẹ. Chỉ đến khi bệnh quá nặng thì họ mới cuống cuồng đi khám, và việc điều trị lúc này đã trở nên khó khăn và rất tốn kém. Đó là chưa kể có nhiều di chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu bệnh không được chữa trị kịp thời và đúng cách, làm mất đi chức năng của bàn tay. Với những người lao động cần đến sự khéo léo, tinh vi của đôi bàn tay thì đó là một thiệt thòi rất lớn. Tùy theo tổn thương nông hay sâu mà người ta chia ra 3 loại chính: Chín mé nông, chín mé dưới da và chín mé sâu. Chín mé nông Những người bị chín mé nhẹ, ở thể nông thì tại chỗ tổn thương, mặt da chỉ đỏ ửng, hơi sưng, đau nhẹ. Lúc này, việc điều trị rất đơn giản, chỉ cần chườm nóng, bôi cồn, hay các thuốc sát khuẩn, vài ngày sẽ khỏi. Chín mé có thể thành nốt phỏng có mủ, đau ít tại đầu ngón tay, chỉ cần dùng kéo vô khuẩn cắt lớp da ở mụn phỏng, sát khuẩn, băng vô khuẩn. Loại chín mé cả vùng móng tay, phát triển rộng hơn, thường ở kẽ móng tay, do dằm, gai, kim, mảnh thủy tinh hoặc vết xước sau khi sửa móng tay gọi là “xước măng rô”. Bên kẽ móng tay sưng tấy, sau có thể có một chấm mủ, nếu không chữa, viêm phát triển lan ra xung quanh móng. Nếu mới bị, chỉ cần ngâm tay vào nước muối đặc, nước sát trùng vài lần, uống thuốc kháng sinh là khỏi. Để muộn, mủ sẽ lan ra quanh móng tay, lúc đó phải trích, rạch, dẫn lưu, có khi phải tháo móng. Sau khi khỏi, móng tay có thể mọc trở lại, nhưng xấu hoặc méo mó. Để hồi phục hoàn toàn có khi phải mất 2, 3 tháng. Chín mé dưới da Đây là hình thái của chín mé chính danh, với xu hướng tiến triển vào sâu. Chín mé có thể chỉ bị ở đầu ngón tay. Bất cứ ngón nào cũng có thể bị, nhưng thường gặp nhất là ở ngón cái và ngón trỏ. Tình trạng nhiễm khuẩn ăn sâu vào các mô mỡ ở dưới da, làm căng mọng ngón tay. Vì vậy người bệnh cảm thấy rất đau, đến nỗi mất ăn, mất ngủ, đôi khi thấy đau giật. Dần dần chỗ viêm nhiễm thành mủ. Lúc này, các loại thuốc hầu như không giải quyết được triệt để “vấn đề” nữa, mà phải phẫu thuật (tiểu phẫu) để rạch rộng dẫn lưu mủ. Chín mé sâu Chín mé sâu thường là biến chứng của chín mé dưới da không được điều trị hoặc rạch không đủ sâu để dẫn lưu mủ, gây viêm xương, viêm khớp hoặc viêm bao hoạt dịch gân gấp. Thường thì xương ở ngón cuối hay bị viêm, làm cho đốt cuối của ngón tay sưng to, đau, da tím đỏ, nếu để lâu sẽ tạo thành lỗ rò trên vết rạch cũ do viêm xương. Lúc này, nếu nhìn phim X quang sẽ thấy có hình ảnh viêm xương và có mảnh xương rời ra. Các bác sĩ sẽ phải rạch theo lỗ rò vào xương để tìm mảnh xương chết, sau đó mở rộng để lấy mảnh xương này ra. Thời gian điều trị chín mé sâu thường rất lâu, có khi phải mổ đi, mổ lại nhiều lần. Có khi phải cắt cả một đốt xương, nhưng cố gắng phải giữ lại phần gân, cơ và da. Xử trí khi bị chín mé ? Khi mới bị: Cần giữ sạch chỗ bị chín mé để tránh bị nhiễm trùng thêm. Có thể ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng với nước chín để nguội ( pha nước có màu hồng lợt như cánh sen), sau đó bôi mỡ kháng sinh như axít fusidic (Fucidin, Foban ) hoặc mupirocin ( Bactroban). Nếu bệnh không thuyên giảm sau 1-2 ngày: Cần đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và cho thuốc điều trị thích hợp. Phòng ngừa ? Tránh chấn thương hay trầy xước đầu ngón. Khi bị trầy xước da cần bôi thuốc sát trùng và giữ sạch. Nhân viên y tế cần mang găng khi chăm sóc bệnh nhân, nhất là khi chăm sóc răng miệng. Bạn nên đưa mẹ đi khám chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và kê đơn điều trị. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
nguyen van ha
nguyen van ha
Trả lời 14 năm trước
[cam on bác sy rất nhiều thế nhung có lẽ là không phải la bị chín mé.bởi trên 1 móng tay me tôi khi đau nó co nhiếu nỗ giống nhu nỗ chuột.không có mủ,không sưng .rất mong bác sỹ dúp đỡ mẹ tôi.gd cảm ơn nhiều