Tóc nói gì về sức khoẻ?

Một mái tóc khoẻ mạnh không chỉ biểu hiện cho một vẻ đẹp rực rỡ của góc con người mà trong một số trường hợp, nó có thể là điểm báo của những vấn đề sức khoẻ?
Con Nan
Con Nan
Trả lời 14 năm trước
1. Tóc bạc trắng chỉ qua một đêm Chắc bạn đã từng nghe có người chỉ vì suy nghĩ qua một đêm, ngày hôm sau tóc đã bạc trắng? Đừng lo lắng rằng nó có thể xảy ra với bạn vì theo TS Arielle Kauvar, bác sĩ da liễu Mỹ, điều này không thể xảy ra. Cách duy nhất để tóc chuyển sang màu xám là giảm dần sự sản sinh melanin ở chân tóc. Không có một sự kiện sinh học nào có thể chuyển trực tiếp màu sắc của tóc. Tuy nhiên, cơ thể hay tinh thần bị “chấn thương” cũng có thể gây ra sự thay đổi của tóc như ốm yếu lâu ngày, căng thẳng nhiều khiến tóc dễ bị rụng và chuyển sang màu xám bạc nhanh hơn bình thường. 2. Tóc chuyển màu xám Một số người có thể thấy tóc mình không còn đen nhánh mà có dấu hiệu chuyển sang màu xám chỉ mới ở tuổi 20 trong khi số khác lại có thể giữ màu tóc tự nhiên của mình cho đến lúc hơn 40 tuổi. Vậy hiện tượng này liên quan đến sức khoẻ chung như thế nào hay là do di truyền? Theo TS Kauvar, nếu bố mẹ cũng sớm chuyển màu tóc thì con cái cũng tương tự như vậy chứ không phải do sức khỏe có vấn đề. 3. Hiện tượng rụng tóc “nghiêm trọng” Nếu thấy tóc mình rụng rất nhiều vào mỗi sáng thì chưa hẳn là nguyên nhân đáng báo động hay bất cứ dấu hiệu tổn hại nào đến sức khoẻ. Nó hoàn toàn là điều bình thường nếu tóc rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. Và thậm chí bạn cho rằng tóc bạn rụng nhiều hơn thế thì cũng nên nhớ rằng trên da đầu bạn có khoảng 100 ngàn nang lông và vài chục sợi tóc rụng xuống lúc chải tóc hay gội đầu thì cũng chẳng hề ảnh hưởng gì đến vẻ ngoài của bạn cả. Hơn nữa những nang lông có giai đoạn sinh trưởng khác nhau nên khi có vài sợi tóc rụng xuống đã cả chục sợi tóc mới thay thế chúng rồi. Đừng quá lo lắng đến việc tóc rụng mà khiến mình stress bạn nhé. 4. Tóc thưa và mỏng Nếu thiếu sắt hoặc protein do rối loại ăn uống thì việc tóc rụng không còn là chuyện bình thường nữa. Đó là bởi cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu protein để xây dựng tế bào cơ thể bao gồm cả tóc khiến tóc không phát triển được. Khi tóc không có tóc mới thay thế thì một vài tháng sau tóc sẽ mỏng đi thấy rõ. Mắc bệnh tuyến giáp cũng khiến tóc rụng nhiều hơn và nếu kiểm soát được bệnh tình thì tóc có thể phát triển lại bình thường. 5. Bắt đầu bị hói Thực sự thì việc rụng tóc có thể là dấu hiệu báo rằng bạn được thừa kế bởi gen hói từ gia đình hoặc nó cảnh báo về vấn đế sức khoẻ. Bệnh hói di truyền thường ảnh hưởng nhiều đến nam giới. Còn với hiện tượng rụng tóc do sức khỏe thì tóc sẽ mọc lại bình thường sau một thời gian. 6. Gầu Gầu là một trong số bệnh tật hay gây hiểu nhầm nhất của tóc. Mọi người thường cho rằng những “bông tuyết” trên tóc là do da đầu quá khô, khiến các vẩy da bong ra. Vì thế nếu dưỡng ẩm thì sẽ ít bị gầu hơn. Tuy nhiên, thực tế không hẳn vậy. TS Kauvar cho biết: “Gầu là tên gọi chung cho chứng viêm da, khi da đầu trong điều kiện bị viêm thì chỗ da đó bị đỏ và tạo ra những “bông tuyết” ở vùng da có nhiều tuyến nhờn”. Trong một số trường hợp khác như bệnh vẩy nến hay bệnh chàm có thể cũng gây ra hiện tương gầu, kèm theo đó là da đầu ửng đỏ và ngứa. Trong bất kì trường hợp nào thì cách chữa tốt nhất là nên tìm loại dầu gội phù hợp với da đầu (không nhất thiết phải dưỡng ẩm) hoặc có thể là điều trị bằng thuốc (nếu trường hợp bạn bị viêm da đầu quá nặng). 7. Tóc khô, dễ gẫy Tóc bạn trông yếu, quăn, dễ gẫy bởi sử dụng nhiều hoá chất như thuốc nhuộm, là ép trong thời gian dài hoặc dùng máy sấy tóc quá nhiều. Cũng tương tự như bị phơi dưới ánh nắng mặt trời làm phá huỷ các lớp biểu bì khiến tóc trở nên khô, xơ và dễ gẫy. Nhưng cũng phải nói thêm rằng ngoài việc cần phải chăm sóc tóc kĩ càng hơn thì những sợi tóc “ốm yếu” cũng có thể là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Không có đủ protein, tóc sẽ không khoẻ và không có sự đàn hồi. Tóc cũng cần được bổ sung những axit béo cần thiết ( có nhiều trong dầu cá, cá hồi, hạt lanh). Chúng đóng vai trò giúp tóc trở nên khoẻ mạnh và bóng mượt hơn. Theo dantri/MSN