Có nên mua bánh trung thu kinh đô không?

Có nên mua bánh trung thu kinh đô không các bác, vợ em thích ăn bánh trung thu lắm mà em chưa biết nên chọn mua bánh của hãng nào cho cô ấy ạ. Các bác tư vấn giúp em ạ...

Trả lời 8 năm trước
Bánh kẹo Kinh Đô là một thương hiệu nổi tiếng thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Kinh Đô. Trên trang chủ của mình (kinhdo.vn), Công tyCổ phần Kinh Đô tự giới thiệu: “Kinh Đô, một trong những thương hiệu nổi tiếng Việt Nam, đã khẳng định tên tuổi bằng tâm huyết của những người sáng lập, chất lượng sản phẩm và sự tin yêu của người tiêu dùng. Lấy người tiêu dùng làm trọng tâm cho mọi hoạt động, chúng tôi luôn tiên phong trong việc tạo ra xu hướng tiêu dùng trong ngành thực phẩm và luôn sáng tạo để phục vụ người tiêu dùng những sản phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng”. Để phục vụ nhu cầu bánh kẹo tăng cao trong mùa trung thu,Công ty Bánh kẹo Kinh Đô Miền Bắc (Km 22, thị trấn Bần, Hưng Yên) rầm rộ đăng tuyển nhân viên mùa vụ. Trong số những công nhân được nhận vào làm, có một 05 người là các phóng viên, cộng tác viên của Báo Điện tử Tầm nhìn được cử “thâm nhập” vào Kinh Đô theo chỉ đạo từ Ban Biên tập. Từ đây, chúng tôi được chứng kiến những cảnh tượng bẩn, mất vệ sinh trong các khâu sản xuất theo cách… không thể tin nổi! Theo đó, đã thành thông lệ, vào các dịp cuối tháng 6,đầu tháng 7 âm lịch, Kinh Đô thường mở đợt tuyển dụng các lao động mùa vụ ngắn hạn để phục vụ mùa bánh trung thu. Do đã từng được nghe những lời “xì xào” về chất lượng và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm của các sản phẩm từ Kinh Đô nên Ban Biên tập Báo Điện tử Tầm nhìn quyết định cử một nhóm 06 người là các phóng viên, cộng tác viên của Tầm nhìn thâm nhập vào Kinh Đô để kiểm chứng thông tin. Các bước thâm nhập bắt đầu được triển khai từ ngày 1/8/2015. Theo yêu cầu từ nhà tuyển dụng, những lao động muốn được nhận vào Kinh Đô phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản: Trên 18 tuổi, đã tốt nghiệp cấp 3, có sơ yếu lí lịch rõ ràng, có giấy khám sức khỏe… Hồ sơ phải được công chứng và có xác nhận của chính quyền địa phương. Các công đoạn tuyển dụng của Kinh Đô với nhóm công nhân thời vụ này bao gồm: nhận hồ sơ và phỏng vấn nhanh tại chỗ; đào tạo ban đầu (tối đa không quá 3 ngày) và làm một bài “thi” trên giấy để trả lời về những kiến thức đã học. Vượt qua một chút khó khăn ban đầu về chuyện… bằng cấp (do nhóm PV, CTV hầu hết đã tốt nghiệp đại học, rất khó để “lùng” lại được tấm bằng cấp 3), đến trước ngày 10/8/2015, lần lượt 5 trong tổng số 6 phóng viên của Tầm nhìn đã được Kinh Đô kí hợp đồng thời vụ, hợp đồng có thời hạn đến ngày 5/9/2015. Dò “đường” Nhằm phục vụ mục đích điều tra nên ngay từ khâu tuyển dụng, một phóng viên được cử xin việc sớm hơn so với cả nhóm để nghe ngóng tình hình và “định vị” thông tin cần khai thác sẽ ở bộ phận nào để sau đó tư vấn cho nhóm xin việc còn lại có thể xin vào được các bộ phận hợp lí nhằm phục vụ mục đích lấy tin. Theo đó, sau khi có những hiểu biết nhất định, chúng tôi đã khéo léo gợi ý được tham gia vào các khâu “có tiềm năng” phát hiện thông tin như kho hàng, đóng gói, trứng muối… để được trải nghiệm công việc công nhân làm bánh từ Kinh Đô bằng con mắt quan sát của những phóng viên điều tra. Nhóm Phóng viên, cộng tác viên cũng được “phát tán” ra ở tại các xóm trọ mà công nhân Kinh Đô thường hay trọ để tiện cho quá trình tác nghiệp, thu thập thông tin. Nhóm phóng viên bắt đầu những ngày làm việc đầu tiên trong Kinh Đô bằng sự choáng ngợp bởi cường độ lao động. Thường thì mỗi ngày làm việc được phân ra làm hai ca, mỗi ca 12 tiếng, 1 tuần làm ca ngày, 1 tuần làm ca đêm. Ngay ở tuần đầu làm công nhân thời vụ của Kinh Đô, do cường độ lao động quá căng, một nữ PV của báo đã ngất tại nơi làm việc. Khi tuần làm việc ban đầu kết thúc, niềm tin về một thương hiệu lớn có những vấn đề về việc không đảm bảo vệ sinh trong các khâu sản xuất dần bị lung lay bởi những thông tin thu thập được hầu như không có gì. Lần lượt một số các PV, CTV làm công nhân tại kho hàng, đóng gói và cookies dần rút khỏi vai trò là công nhân Kinh Đô theo hình thức.. bỏ việc. Trong khi Ban Biên tập bắt đầu xem xét tới phương án rút toàn bộ quân số còn lại thì, đến lúc này, hàng nghìn quả trứng không rõ nguồn gốc cùng với những con giòi… “xuất hiện”; Cộng với việc các “mối quan hệ” với cộng đồng cán bộ, công nhân Kinh Đô thêm mở rộng, khăng khít; Các thông tin có giá trị đến ngày một tới tấp hơn; Những thông tin này xác lập sự có "vấn đề" trong các sản phẩm của thương hiệu Kinh đô này. Trọng tâm của quá trình điều tra được xác lập, nhóm PV và CTV quyết định "bám trụ" lại Kinh Đô. Và... từ đây, những sự thật kinh hoàng lần lượt xuất hiện trong các khuôn hình mà chúng tôi ghi nhận được trong quá trình lao động tại Kinh Đô.
Trả lời 8 năm trước
Dù đã cận đêm Rằm phá cỗ, song dạo qua một vòng các gian hàng đại diện cho nhãn hiệu này cũng như một số đại lý, cửa hàng tạp hóa ở TP. Pleiku, P.V nhận thấy hầu hết đều rất thưa thớt người mua. So với năm ngoái và thời điểm đầu mùa, không khí bán buôn tại những nơi này khá buồn tẻ. Anh Trương Công Việt (phường Yên Đổ, TP. Pleiku)-chủ quầy hàng đại diện cho Kinh Đô tại góc ngã tư Trần Hưng Đạo-Hùng Vương, chia sẻ rằng, đây là năm thứ 5 anh đăng ký làm gian hàng đại diện cho công ty và cũng là năm anh nhận thấy bánh trung thu tiêu thụ chậm nhất.
Trả lời 8 năm trước
Khi được hỏi rằng nguyên nhân có phải do Kinh Đô vừa mới dính vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm hay không, anh Việt bày tỏ: “Tôi cũng có nghe chuyện đó của Kinh Đô miền Bắc, nhiều khách hàng khi vào mua bánh cũng có thăm dò trước khi mua. Tuy nhiên, sau khi nghe tôi giải thích về một số vấn đề liên quan đến việc bánh trung thu nơi đây đã được kiểm định đàng hoàng, các ngành chức năng cũng thường xuyên kiểm tra nên họ cũng vui vẻ mua”. Anh Việt còn phân tích thêm rằng, sở dĩ sức mua mùa trung thu năm nay chậm hơn mọi năm phần là do kinh tế đang khó khăn, người dân hạn chế chi tiêu lại, phần là bởi khách hàng có nhiều lựa chọn hơn giữa các thương hiệu bánh đang nở rộ trên thị trường.
Trả lời 8 năm trước
Tại một số cửa hàng tạp hóa lớn, nhỏ, số lượng bánh trung thu Kinh Đô cũng còn tồn đọng khá nhiều. Theo các chủ cửa hàng, việc Công ty Kinh Đô bị phanh phui về sản xuất bánh mất vệ sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng mấy ngày gần đây cũng không ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ bánh. Hầu như các khách hàng quen đều vẫn trung thành với thương hiệu này. Còn tình trạng bánh tồn, theo họ cũng chẳng qua vì người dân eo hẹp về túi tiền hoặc thận trọng sợ mua phải bánh giả của Trung Quốc.
Trả lời 8 năm trước
Đang phân vân lựa chọn bánh trung thu tại một gian hàng trên đường Trần Phú (TP. Pleiku), bà Nguyễn Thị Dinh (thôn Thanh Hà 1, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cho biết, bà cùng với một thành viên trong chi hội phụ nữ của thôn ra TP. Pleiku mua bánh để chuẩn bị tổ chức Tết Trung thu cho khoảng 40 cháu nhỏ tại địa phương. “Mọi năm chúng tôi vẫn hay mua bánh Kinh Đô, giá có cao nhưng mà ngon. Năm nay nghe đài, báo nói nhiều về bánh trung thu giả, không có nguồn gốc, rồi thì bánh bẩn nên cũng sợ quá, lỡ phát cho các cháu vui Rằm mà ăn vào ngộ độc thì biết phải làm sao. Bởi vậy nên chúng tôi cứ phải cân nhắc giữa bánh Kinh Đô với các nhãn hiệu bánh khác và quyết định mua bánh Đồng Khánh”-bà Dinh nói. Khi P.V liên hệ với nhân viên điều hành kinh doanh tại Gia Lai cũng như Giám đốc kinh doanh phụ trách khu vực Tây Nguyên của Công ty Kinh Đô để trao đổi về một số nội dung liên quan đến quy mô đầu tư, sức mua cũng như doanh thu ở thị trường Gia Lai trong mùa Trung thu 2015 đều bị từ chối trả lời. Lý do được cả 2 nhân vật này đưa ra là không được phép phát ngôn với báo chí, tất cả đều phải liên hệ trực tiếp với Công ty; trong khi những dịp Trung thu trước, chính họ đã rất vui vẻ hợp tác và cung cấp thông tin cho các báo. Ngày Tết Trung thu đã rất cận kề trong khi lượng bánh trung thu của Kinh Đô nói riêng và các thương hiệu khác nói chung đều đang còn nằm lại khá nhiều tại các quầy sạp. Các nhân viên bán hàng cho biết, từ ngày 13 Âm lịch trở đi, những chiếc bánh này sẽ được luân chuyển đến nơi khác để bán chạy hàng. Làm thế nào để con em mình đón một đêm Rằm phá cỗ an toàn, vui tươi, điều ấy cũng phụ thuộc khá nhiều vào sự lựa chọn thông minh của người lớn trong gia đình.