Lipton và Cozy, loại trà nào ngon hơn?

Lipton và Cozy, loại trà nào ngon hơn hả các bạn, mình thì mình thích uống Cozy hơn, không biết các bạn thế nào nhỉ?

Trả lời 8 năm trước
Mình thấy 2 hãng này tương đương nhau, đều dở cả. Cái này tùy thuộc khẩu vị của từng người. Nhìn chung trà ngon còn do cách pha nữa.
Linh Ly
Linh Ly
Trả lời 8 năm trước
Mình thấy cozy uống thơm hơn Lipton, nhưng Dilmah lại ngon hơn Cozy :D
Thang Du
Thang Du
Trả lời 8 năm trước
Xưa, trà và thú thưởng trà đã đi vào thơ văn của nhiều bậc tao nhân mặc khách. Nguyễn Trãi yêu trà, mê trà mà làm thơ về trà. Gần ta, cụ Nguyễn Tuân cũng yêu trà, mê trà mà viết mấy cái truyện đẹp mê tơi về cái thú thưởng trà trong Vang bóng một thời. Người xưa uống trà kĩ lưỡng, tỉ mỉ và cầu kỳ: Trà phải trà thửa, nước phải nước mưa đọng lại trên lá sen... Sự xuất hiện của Lipton, Dilmah, Qualitea… hình thành một nếp thưởng trà mới, không phải lối thưởng trà truyền thống tự bao đời với lỉnh kỉnh ấm đĩa tách chén, và khiến văn hoá trà Việt thêm phong phú. Đến giờ, kể như những thương hiệu này đã thực sự chiếm lĩnh thị trường đô thị. Có hai lí do khả dĩ có thể lí giải cho sự thắng thế này. Thứ nhất, trong thời buổi công nghiệp hóa, người dân ngày càng ít thời giờ hơn nên cần sự tiện dụng. Thứ hai, sự trống vắng một thứ thức uống dành cho giới trẻ chính là kẽ hở, một khoảng trống thì đúng hơn. Uống lâu thành quen và bây giờ Lipton trở thành thứ nước uống bình dân nhưng mang lại lợi nhuận rất cao cho các quán giải khát. Câu chuyện trên chuyến bay nội địa tôi kể ra đầu bài viết này không phải trường hợp hi hữu mà ngày càng thường xuyên hơn với chính người tiêu dùng Việt. Theo tính toán của ông Nguyễn Kim Phong, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, lượng chè tiêu thụ trong nước hằng năm lên tới trên 30 nghìn tấn. Cũng cách tính của ông Phong, trung bình mỗi tấn trị giá 13 triệu đồng, vị chi một năm cả nước bỏ ra ngót 400 tỷ đồng, khoảng 25 triệu USD, dành cho uống trà. Đấy là chưa tính lượng trà của các hộ sản xuất cá nhân tiêu thụ nằm ngoài tầm tính toán của Hiệp hội. Trong khi đó, cả nước có chừng 640 doanh nghiệp, gần 200 nhãn hiệu chè mà chỉ thu được ngót 400 tỷ đồng doanh thu nội địa, chênh lệch không đáng kể với doanh thu của một vài công ty sản xuất chè mang các thương hiệu trên. “Ngài Lipton” cùng Dilmah, Qualitea đã qua mặt gần 200 nhãn hiệu chè tồn tại lâu đời để trở thành thương hiệu được nhiều người biết đến nhất ở Việt Nam hiện nay.Ngành Chè có cảm thấy xót lòng ? Mải mê chuông thỉnh xứ người Việt Nam có truyền thống uống trà lâu đời (nhắc lại điều này có vẻ hơi thừa), năm 2005 sẽ kỉ niệm 115 năm sản xuất chè theo kiểu công nghiệp. Theo đánh giá của Hiệp hội Chè, hiện Việt Nam là một trong mười cường quốc chè thế giới- top 10- và trong thời gian tới, vị trí này tiếp tục được cải thiện. Chè Việt Nam đã xuất hiện tại nhiều thị trường lớn như Nga, I-rắc, Pa-ki-xtan, Anh, Đức… Hết tháng 10- 2004, tổng sản lượng chè xuất khẩu đã đạt 83 nghìn tấn với kim ngạch 79 triệu USD (chỉ gấp hơn ba lần giá trị sản lượng chè nội tiêu). Tuy nhiên, chè Việt Nam xuất khẩu đều dưới dạng sơ chế- nghĩa là hàng thô. Vì thế, ngay cả ở những thị trường truyền thống như: Nga, I- rắc, Đài Loan, người uống trà vẫn không mảy may biết họ đã uống trà Việt. Vẫn ông Nguyễn Kim Phong: - Ngành Chè không phải không đủ năng lực xuất khẩu chè thành phẩm. Trên thực tế, chè thành phẩm đã được xuất khẩu cách đây cả chục năm rồi, song chè thành phẩm thường bị đánh thuế nhập khẩu rất cao, có khi lên tới 40%. Vì thế, nhiều doanh nghiệp chè… chọn con đường chắc ăn là xuất thô. Anh cả ngành Chè cả nước, TCty chè Việt Nam (Vinatea) cũng xuất khẩu gần như 100% chè thô, tỉ lệ thành phẩm rất thấp. Một cán bộ Vinatea tiết lộ những lí do khác, không chỉ chuyện thuế má: “Tại thị trường nước ngoài, hầu hết doanh nghiệp không chịu nổi chi phí tuyên truyền, quảng bá. Hơn nữa, uy tín chè thành phẩm chưa được thừa nhận. Ngoài ra, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng còn bị nghi ngờ”. Mới đây, một chiến dịch xúc tiến và quảng bá được cho là khá rầm rộ của Vinatea cho trà thành phẩm đã được triển khai tại Nga. Hiệu quả kinh tế đến đâu chưa rõ nhưng trước mắt, theo một cán bộ của Tổng Công ty này, chi phí… lớn quá ! Mải mê chuông thỉnh xứ người cũng cần thiết nhưng bỏ bẵng thị trường nội địa ngành Chè có xót không ? Không hẳn thế hay không đến mức như thế ? Có một doanh nghiệp nhận thấy thị trường trà túi như Lipton và Dilmah tiêu thụ tốt ở Việt Nam đã sản xuất theo kiểu này và cho ra đời thương hiệu Cozy, thương hiệu 100% Việt Nam. Theo những người có trách nhiệm của Cty, Cozy đã và đang được người tiêu dùng đón nhận. Tương lai của Cozy khá sáng sủa. Nhưng vẫn chỉ có một Cozy. Ngành Chè đang đánh mất thị trường trong nước (hay Thị trường nội tiêu đã bị các thương hiệu trà nước ngoài chiếm lĩnh !) ! Khi hỏi về cảnh báo đó, chúng tôi đã mong nhận được những câu trả lời thực tế và thẳng thắn của một vài doanh nghiệp chè nhưng dường như mọi sự chưa đến mức bi quan lắm. Một quan chức Vinatea cho rằng: Chưa đến mức như vậy. Chúng ta chỉ mất một thị phần không đáng kể, chỉ khoảng nghìn tấn gì đó. Còn ông Nguyễn Kim Phong: Không hẳn thế ! Dù thương hiệu Lipton, Dilmah hay Qualitea… nhan nhản khắp nơi song cũng chỉ dừng lại ở khối lượng chừng vài chục tấn. Thương hiệu là của nước ngoài song nguyên liệu của ta, nhân công của ta(!). Vả lại, trong thời buổi giao lưu kinh tế này, điều ấy hoàn toàn dễ hiểu(!). Sắp tới chúng ta gia nhập WTO, sẽ còn nhiều tên tuổi nữa tràn vào. Tuy nhiên, còn nhiều điều các doanh nghiệp chè chưa lường hết được. Chính ông Phong tâm sự: Trước đây, trà Lipton vào được dễ dàng như thế vì bao nhiêu năm trà đen Phú Thọ có ai uống đâu. Thực tế đó hoàn toàn đúng trong thời bao cấp. Trà xanh uống ngọt cổ họng tội gì uống trà đen nhưng khi mở cửa thì suy nghĩ này quả đơn giản. Câu chuyện xuất khẩu và nội tiêu của chè Việt Nam hệt như chuyện một anh đi buôn chuyến và một anh bán hàng ở nhà. Anh buôn chuyến thu lợi nhuận có nhiều hơn nhưng lại vất vả, phải lao tâm khổ tứ hơn nhiều. Anh nào sướng còn tùy theo cách nghĩ của mỗi người. Nhưng rõ ràng nếu đem so sánh, chè thành phẩm dù bán trong nước vẫn cao hơn chè thô xuất khẩu gấp nhiều lần. Trong lúc hàng trăm doanh nghiệp chè tất bật chài lưới, mang thuyền ra biển Đông đánh cá thì ở chính ao nhà những người từ xa tới lại hồ hởi mà đánh giậm ngon ơ. Bây giờ, lớp trẻ, công chức, nhân viên văn phòng đã “Hello, Mr Lipton!” Tương lai “Hello, Mr Lipton!” sẽ nhiều hơn. Bao giờ trà Việt sẽ được đón nhận, được “Hello...” trên chính quê hương như vậy?
Bitty Ngọc
Bitty Ngọc
Trả lời 7 năm trước

Cozy ạ :)

Sunday
Sunday
Trả lời 6 năm trước

cozy bạn nha, cozy hay được xài để làm trà sữa

Nãi Nãi
Nãi Nãi
Trả lời 4 năm trước

Mình thì hay uống của Lipton bạn ạ. Nó làm từ lá trà thiên nhiên nên mình uống cảm nhận được vị trà của nó