Máy sục ozone là thiết bị điện khá thông dụng hiện nay. Vậy làm sao để sử dụng chúng một cách an toàn nhất ?

Trả lời 15 năm trước
Thị trường máy sục ozone hiện nay đúng là rất đa dạng về kiểu dáng, chủng loại và giá cả. Tuy nhiên, chúng thường chỉ có chức năng khử độc rau quả và thực phẩm. Với máy có công suất 400mg linozone/h, có thể cho sục khí linozone (ozone tích hợp năng lượng) vào chậu nước (chứa 5l, 1-2kg rau quả) trong thời gian 10-15 phút, máy sẽ khử dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn dính ngoài rau quả. Tác dụng là do ozone oxy hóa các kim loại nặng, biến chúng thành những oxít bền vững, không còn độc hại. Mọi vi khuẩn bám bên ngoài, đặc biệt là khuẩn E.coli bị tiêu diệt do ozone oxy hóa mạnh có tính diệt khuẩn. Ngoài ra, sục khí ozone vào nước ăn hoặc uống hàng ngày cũng có thể khử được các kim loại nặng, bao gồm cả thạch tín. Cấu tạo bên trong máy khá đơn giản, gồm 3 bộ phận: buồng nạp, bộ phận phóng điện rung khí siêu thanh và buồng nén. Ban đầu, không khí được hút vào bộ lọc hút ẩm và bụi, và hoạt hóa làm lạnh; sau đó được dẫn vào buồng nén. Cùng lúc, một dòng điện lần lượt đi qua bộ biến tần cao áp để nâng hiệu điện thế tới 6.000-8.000V, rồi được phóng vào buồng nạp. Dòng điện cao thế gặp không khí trong buồng nạp sẽ sinh ra ozone (O3). Ozone tiếp tục đi qua bộ phận phóng điện rung khí siêu âm tới buồng nén để tạo thành linozone. Tuy nhiên, có chuyên gia cho biết quá trình phóng điện này còn tạo ra oxít nitơ - rất hại cho đường hô hấp. Đó là một loại khí thải công nghiệp mà nếu thường xuyên hít phải sẽ mắc bệnh mãn tính về tai, mũi, họng. Vì thế, cách phổ biến để khắc phục tình trạng tạo ra khí oxít nitơ là máy sục ozone phải đi kèm một máy xử lý làm khô không khí (thiết bị khử ẩm). Để kiểm tra máy tạo khí ozone có thiết bị khử ẩm hay không, khi sử dụng lần đầu tiên có thể sục khí ozone vào trong nước để đo độ pH. Nếu máy tốt, độ pH sẽ là trung tính và ngược lại. Cũng có thể dùng giấy quỳ để thử, nếu máy tốt (độ pH trung tính) giấy sẽ giữ nguyên màu vàng; ngược lại giấy sẽ chuyển thành hồng hoặc đỏ. Ngoài ra, quá trình hoạt động máy còn tạo ra axít nitríc là chất lỏng, độc, không màu hoặc màu vàng. Chất này có thể gây hỏng da và các chất hữu cơ. Đây là tác nhân gây oxy hóa mạnh. Chất này bám vào rau quả có thể gây đau bụng, tiêu chảy nên việc ngâm rau sống trong nước có sục khí cần phải thận trọng.
Trường Mạc
Trường Mạc
Trả lời 11 năm trước

cách tốt nhất là hãy đọc các tài liệu liên quan đến máy để biết được cái gì nên dùng là tốt.tài liệu trên mạng là rất nhiều.chúc bạn may mắn ^^!

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Máy tạo khí ozone có công dụng khử độc, diệt khuẩn tốt trong điều kiện môi trường ô nhiễm hiện nay. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách, khí ozone cũng sẽ gây ra những tác hại không nhỏ.
Lưu ý khi sử dụng máy ozone khử độc

GS.TS Nguyễn Hoàng Nghị - Chuyên gia nghiên cứu về thiết bị Ozone phân tích: “Ozone trong tự nhiên tồn tại ở vị trí vài chục km ở trên cao so với mặt đất. Tuy nhiên, chúng ta có thể tạo ra ozone nhân tạo được bằng cách phóng các tia lửa điện như các máy tạo ozone có trên thị trường. Ozone không có gì phức tạp, nó là sự kết hợp của 3 nguyên tử oxy, nhưng không bền vững và nó lại tách ra 3 nguyên tử oxy nữa. Nguyên tử oxy có khả năng oxy hóa rất mạnh. Nó có thể phá hủy cấu trúc tế bào, những liên kết hóa học, những chất vô cơ và hữu cơ”.

Sự ra đời của những chiếc máy ozone đã giúp người tiêu dùng cảm thấy an tâm hơn trong môi trường ô nhiễm như hiện nay và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo.

Máy tạo khí

Chị Trần Thị Thu - Hà Nội - một người sử dụng máy sục ozone chia sẻ: “Nhà tôi dùng máy tạo Ozone 5 năm nay rồi, tôi thấy rất yên tâm. Miếng thịt sau khi được sục ozone ăn thơm và ngon hơn. Thêm nữa, sau khi sục nhìn thấy nhiều váng nổi lên như vậy, tôi cảm giác là các chất bẩn được lấy đi hết rồi”.

Không những có công dụng làm sạch thực phẩm, máy ozone còn có thể khử được mùi hôi trong không khí. Chẳng những thế mà nhiều người tin rằng, có máy diệt khuẩn vạn năng rồi thì ăn gì cũng được, dùng càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, thực tế thì không hẳn như vậy.

GS.TS Nguyễn Hoàng Nghị khuyến cáo: “Ozone là một công cụ diệt khuẩn rất tốt, tuy nhiên đây không phải là một chiếc máy vạn năng, quan trọng là phải dùng đúng cách. Chúng ta chỉ dùng ozone trong công đoạn cuối cùng sau khi thực phẩm đã được rửa sạch. Khi ngửi thấy mùi khét của ozone thì đó là biểu hiện của mức không tốt, chúng ta nên dừng lại và mở cửa sổ cho thoáng”.

Công nghệ ngày càng phát triển giúp con người có 1 cuộc sống tốt hơn nhưng không phải vì thế mà người sử dụng chủ quan. Rau quả, thực phẩm cần phải ngâm trong nước Ozone ít nhất từ 15-30 phút mới có tác dụng. Còn những máy ozone có công suất cao sử dụng trong bệnh viện hoặc các trang trại, không nên sử dụng quá 8 tiếng liên tục.
Hỗ Trợ Bkidt
Hỗ Trợ Bkidt
Trả lời 8 năm trước

Hiện nay thì các máy ozone đã được thiết kế khá an toàn đối với người sử dụng ( trừ những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất sứ...). Trang bị thêm kiến thức về ozone có thể giúp bạn sử dụng máy ozone một cách hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về cách sử dụng máy ozone tạihttp://thietbibkidt.vn/. Có rất nhiều thông tin bổ ích cho bạn đấy.