Có nên cho con gái học Công nghệ thông tin?

Con tôi năm nay thi đại học, mặc dù là con gái nhưng cháu lại rất đam mê máy tính, cài win các kiểu, vậy có nên cho cháu học ngành Công nghệ thông tin không các bạn?

Trả lời 8 năm trước
Theo tôi, điều cần thiết hiện nay là bạn nên tìm hiểu kỹ hơn ngành CNTT xem có phù hợp với mình không rồi hãy quyết định chuyển ngành, vì việc chuyển ngành sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc, kèm theo là sự mất tự tin và mất định hướng nếu bạn không thật sự hiểu rõ vấn đề trước khi ra quyết định. Thực tế ngành CNTT rất rộng, có rất nhiều cơ hội phát triển hiện tại và trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay. Ngành nghề này mở rộng cơ hội cho cả nam lẫn nữ, quan niệm chỉ có nam mới có thế mạnh trong lĩnh vực này là hoàn toàn không chính xác. Có rất nhiều vị trí cần nữ trong lĩnh vực này, ví dụ như QC (chuyên viên kiểm soát chất lượng phần mềm hay còn gọi là tester). Vị trí này cần tính cẩn thận chi tiết, kiên trì, sự giao tiếp khéo léo của nữ, không quá nặng nề về kỹ thuật như các vị trí khác. Nữ còn có thể làm những vị trí như giao tiếp, lấy nhu cầu khách hàng, ghi nhận, tạo văn bản hướng dẫn sử dụng phần mềm, hoặc chuyên viên bán phần mềm, chuyên viên giải quyết thắc mắc các vấn đề IT helpdesk… Thậm chí đối với các vị trí lập trình viên, nữ vẫn có thể làm rất tốt không kém gì nam, quan trọng là bản thân người đó có cảm thấy yêu thích và có các tố chất phù hợp với ngành nghề hay không mà thôi. Để làm việc tốt trong ngành CNTT, bạn cần có một số tố chất chung như: thích và có khả năng tự tìm tòi học hỏi, cập nhật thông tin về công nghệ mới, có tư duy logic cao, có tiếng Anh khá tốt để cập nhật kiến thức trong ngành, không ngại làm việc lâu với máy tính, kiên nhẫn, nhạy bén, đam mê khám phá và áp dụng công nghệ vào phục vụ đời sống con người trong mọi lĩnh vực… Nếu muốn tạo cho mình nhiều cơ hội học hỏi và cơ hội việc làm sau khi ra trường, ngay từ bây giờ bạn có thể xin đi thực tập, làm thêm không công trong các bộ phận IT của các công ty, hoặc công ty phần mềm hoặc một dự án CNTT nào đó cần người phụ việc thêm. Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm công việc thực tế để biết mình có thật sự yêu thích và phù hợp với ngành hay không, đồng thời cũng sớm tích lũy được kinh nghiệm thực tế, dễ tiếp thu kiến thức học trong trường và dễ tìm việc hơn sau khi ra trường. Đừng vội tìm kiếm ngành nghề mới trong khi chưa thật sự hiểu rõ bản thân và ngành nghề mình đang chọn, bạn nhé. Chúc bạn có quyết định đúng đắn!
Trả lời 8 năm trước
Hiện nay số lượng học viên tốt nghiệp ngành CNTT là rất lớn, nhưng phần lớn là dạng “xoàng xoàng”. Sinh viên tốt nghiệp CNTT chỉ đáp ứng được 42% (số liệu mới nhất – tháng 1/2015/nguồn: Falmi), còn lại phải đào tạo bổ sung. Rất ít trong số này có điều kiện nâng cao trình độ khi học tập ở nước ngoài. Nguyên nhân là có khá nhiều các trung tâm, các trường chạy theo xu hướng tuyển sinh, đâm ra trình độ có phần nhiều chênh lệch. Nhưng lạ thay, sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT nhiều như vậy, nhưng họ đều nhanh chóng có việc làm ngay sau đó. Điều này, chứng tỏ là các doanh nghiệp ngành này ngày một cần nhân lực ngành này khá nhiều. Nếu có sự cải thiện trình độ CNTT trong thời gian các bạn theo học, thì các bạn tha hồ lựa chọn các công việc đúng ngành, lương cao trong môi trường CNTT.
Trả lời 8 năm trước
Theo Sách Trắng về Công nghệ thông tin (CNTT) và Truyền thông Việt Nam 2014, nguồn nhân lực làm việc trong ngành CNTT luôn tăng không ngừng qua các năm. Cụ thể, tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực CNTT qua các năm lần lượt là: 226.300 (năm 2009), 250.290 (năm 2010), 306.754 (năm 2011), 352.742 (năm 2012), 441.008 (năm 2013). Theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT (Bộ Thông tin và Truyền thông), hiện 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, chỉ khoảng 15% sinh viên mới tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia dự báo trên thế giới trong năm 2015 và những năm tới, nền kinh tế Việt Nam sẻ phát triển bùng nổ; Việt Nam sẻ trở thành một con rồng mới ở châu Á và tốc độ phát triển kinh tế sẻ cải thiện không ngừng theo hướng tích cực. Mà trong số này, ngành CNTT sẻ đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển nhanh hay chậm.
Trả lời 8 năm trước
Theo các chuyên gia hướng nghiệp trong nước, thực trạng hiện nay cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa lao động có kinh nghiệm vả sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, vì thế sảy ra tình trạng cạnh tranh không cân sức giữa hai nhóm này. Vì thế, nếu các bạn lựa chọn học ngành CNTT trong năm 2015, trước tiên hãy xác định là các bạn có yêu thích ngành này hay không. Xem thử bản thân có phù hợp ngành Nghề này không (phù hợp nhiều khía cạnh), gia đình, kinh tế có gây ảnh hưởng gì đến hoạt động học tập hay không? Một khi đã xác định là có thì chúng ta phải theo đuổi đến cùng, dù có chuyện gì sảy ra. Hãy mang tinh thần của một công dân khởi nghiệp để đương đầu với những khó khăn gặp phải. Thậm chí không ngần ngại tiếp xúc với trình độ CNTT tiên tiến với thế giới một khi có điều kiện. Điều đó, trước tiên là tốt cho sự nghiệp bản thân sau này, tốt cho gia đình và đương nhiên đó chính là một phần trong việc phát triển đất nước.
Trả lời 8 năm trước
CNTT là một chuyên ngành khá rộng hiện nay nếu tính theo phạm vi phân bố ngành nghể. Điều cốt quan trọng là chúng ta lựa chọn một con đường đi phù hợp nhất cho mỗi cá nhân. Vấn đề này các bạn có thể tìm đến các chuyên gia hướng nghiệp để giúp đỡ các bạn. Hướng nghiệp đúng là nhiệm vụ không quá khó khăn, khó khăn là chỗ các bạn phải trung thực với bản thân trong việc xác định mục đích học tập của chính mình.
Nguyễn Thị Diệu Linh
Nguyễn Thị Diệu Linh
Trả lời 7 năm trước

Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như bây giờ thì học lập trình là rất có lợi ích.
Trẻ em có thể làm quen với lập trình ngay từ khi học tiểu học nữa.

Dạy lập trình Scratch cho trẻ em:http://bit.ly/thong-tin-khai-giang

http://bit.ly/chi-tiet-khoa-hoc