Những nguy hiểm tiềm tàng từ điện thoại cũ giá rẻ?

Hôm trước mình đọc báo thấy có vụ một thanh niên dùng điện thoại cũ xong bị phát nổ phải nhập viện, nên hoang mang quá, vì trước giờ mình toàn dùng điện thoại cũ giá rẻ thôi mà.

Theo các bạn thì ngoài việc dễ gây cháy nổ ra thì điện thoại cũ còn có những nguy cơ nào nữa nhỉ?

Trả lời 8 năm trước
"Nó giống như một quả bom nổ chậm", Curtis Sathre đã nhận xét như thế khi cậu con trai 13 tuổi của anh bị rơi vào tình trạng hôn mê, máu tay phun ra khi điện thoại cầm tay của nó phát nổ. Các văn phòng an toàn khách hàng đã nhận được 83 báo cáo về vụ nổ điện thọai di động hoặc đã phát cháy trong hai năm qua, nguyên nhân thông thường là do pin và bộ phận sạc điện thoại. Theo CPSC (Ủy ban an toàn sản phẩm cho khách hàng) những báo cáo cho thấy tai nạn thường gây ra thương tích cho người sử dụng như bỏng mặt, cổ, chân và hông, và sẽ có những vụ rất nghiêm trọng nếu không phát hiện kịp thời như trường hợp của cô Angela Karasek 21 tuổi tại Philadelphia. Cô mua điện thoại Motorola và pin tại cửa hàng Nextel. Vài tuần trước, trong lúc đang ngủ một tiếng nổ lớn và lửa bốc cháy cô giật mình tỉnh giấc, nguyên nhân chính là chiếc điện thoại di động đã phát nổ. Các công ty sản xuất và phân phối của Mỹ cho biết những vụ cháy, nổ thường là do pin điện thoại giả, nhưng ở một quốc gia với 170 triệu người sử dụng điện thoại di động thì đây chỉ là con số rất nhỏ. Nhưng đây thật sự là một vấn đề quan trọng, mặc dù tỷ lệ cháy nổ vẫn chưa nhiều nhưng thực tế nó đã xảy ra và một điều chắc chắn rằng nó cần phải có một sự quan tâm đúng đắn. Người tiêu dùng cho rằng ngoài nguyên nhân do pin dỏm thì sự tăng áp suất trên pin để phù hợp với các thiết bị nhỏ hơn của nhà sản xuất điện thoại cũng là nguyên nhân gây nên cháy nổ. Tuy nhiên, theo các nhà sản xuất và phân phối, người sử dụng cũng cần phải có trách nhiệm trong việc chăm sóc bảo dưỡng với các thiết bị điện thoại như pin, dụng cụ sạc và nên mua những thiết bị này từ những công ty chính hãng thay vì mua đồ secondhand hoặc mua trên mạng.
Trả lời 8 năm trước
Điện thoại càng thông minh, dung lượng pin càng lớn và dẫn đến hiệu suất hoạt động của các thành phần trong pin càng cao lại càng gây hại cho người sử dụng. Bình thường, không có những xác nhận cụ thể tác hại từ pin điện thoại gây ra do phần lớn đã đề cập trong tác hại chung từ việc sử dụng smartphone. Song, các trường hợp bị tác động trực tiếp từ pin lại có nguy cơ tiềm ẩn rất cao và mức độ nghiêm trọng vượt xa so với những tác hại chung đó. Thứ nhất, từ khâu sản xuất pin đã gây ra những hậu quả khôn lường đến môi trường sống. Như các bạn đã biết, Graphite (than chì) là một trong những thành phần dùng để chế tạo pin lithium-ion đã gây ra tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước cũng như môi trường sống của con người trong giai đoạn khai thác. Gần đây nhất, Trung Quốc cũng đã đóng cửa rất nhiều mỏ khai thác loại tài nguyên này. Thứ hai, Pin Lithium dễ hấp thụ nhiệt tỏa ra từ các linh kiện trong điện thoại (tốc độ xử lý càng cao dẫn đến tỏa nhiệt càng lớn khiến cho các cực điện từ bên trong pin phản ứng với dung dịch điện phân và hệ quả là gây suy yếu khả năng sạc), lại vừa dễ hấp thu cả chất ẩm và tạo ra axit. Loại axit này sẽ ăn mòn cả hai tấm cathode và anode bên trong pin và thải ra khí gas gây ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng. Hơn nữa, đây là lý do vì sao pin lithium-ion ở nhiệt độ quá cao rất dễ bốc cháy và phát nổ. Hiện nay, không phải mẫu smartphone nào cũng đươc trang bị một viên pin LiPo lai mới nhằm hạn chế khả năng hấp thụ nhiệt năng cao, bởi vậy nguy cơ cháy nổ vẫn tiềm ẩn đối với người sử dụng. Tất nhiên, một khi điện thoại bốc cháy, người dùng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, thậm chí trong nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Cho dù các hãng sản xuất điện thoại cũng đã tính toán đến trường hợp người sử dụng vừa sử dụng vừa sạc điện thoại đã lường trước những mối nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên, các hãng vẫn đặc biệt lưu ý khách hàng cách sử dụng như: Không tiếp xúc với điện thoại đang sạc khi tay ướt, không sử dụng ở môi trường có nguy cơ cháy nổ cao, đảm bảo đấu nối vào nguồn điện đúng quy cách…Trong quá trình sạc nếu pin kém chất lượng có thể gây nổ. Bởi vậy, ngay cả khi tin tưởng vào các nhà sản xuất và công nghệ pin hiện nay, bạn vẫn phải thực hiện các thao tác thật sự an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình. Cuối cùng, Pin hỏng thường được người dùng dành cho con trẻ chơi cũng như không có biện pháp tiêu hủy an toàn. Nên nhớ, cadimum sinh ra trong pin cũ có thể hấp thụ qua da và gây ra các bệnh về thận, đồng thời Niken sẽ thấm sâu vào đất gây các nguy hiểm khôn lường cho hệ sinh thái và cuộc sống của con người. Ngay cả pin lithium-ion được cho là ít độc hại cũng sẽ sể lại những hậu quả không tốt cho sức khỏe nếu tiếp xúc trực tiếp và gây ra các bệnh về mắt, mũi và miệng.
Trả lời 8 năm trước
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, chỉ trong vòng 2 năm qua, thị phần smartphone tăng nhanh do thói quen người tiêu dùng mua điện thoại mới, đổi đời điện thoại cũng như các tiện ích sản phẩm đem lại cho người dùng. Các nhóm điện thoại càng hiện đại, màn hình nặng, to hơn, pin và bản mạng có khối lượng lớn hơn so với dòng điện thoại cũ. Trong nghiên cứu về sử dụng ĐTDĐ tại đô thị Việt Nam và khả năng tái chế một số dòng ĐTDĐ của TS Lê Hùng Anh, Viện Khoa học Công nghệ & Quản lý Môi trường, trường Đại học Công nghiệp TPHCM, đã chọn một số mẫu ĐTDĐ điển hình tại các cửa hàng bán, tháo rời các bộ phận và phân loại thành: Nhóm 1 gồm các bộ phận có thể tái chế như kim loại, nhựa, cao su. Nhóm 2, gồm các bộ phận khó tái chế như pin, bản mạch điện tử và màn hình. Tỷ lệ khối lượng của các bộ phận có thể tái chế tại Việt Nam với các đời ĐTDĐ chiếm khoảng 24,7 - 41,1%. Điện thoại dòng smartphone có khối lượng màn hình lớn, dao động trong khoảng 34 - 42g, tương đương 30 - 35% trọng lượng máy. Khối lượng pin khoảng 18 - 25g, tương đương 20 - 25%. Khối lượng của bản mạch điện tử có sự thay đổi khá rõ rệt giữa các dòng điện thoại. Các dòng iPhone 3G và 4G có khối lượng bản mạch điện tử thấp nhất, Sony Ericson W880i và Nokia E63 có bản mạch khối lượng lớn nhất. Các dòng ĐTDĐ cao cấp có bản mạch điện tử công nghệ cao, khối lượng nhỏ hơn so với các loại ĐTDĐ thông thường, nhưng tỷ lệ phần khó tái chế cao hơn. Tuy nhiên, những bộ phận phức tạp như bản mạch điện tử, màn hình cảm ứng, pin lại chứa nhiều kim loại nặng, kim loại quý và đất hiếm, do đó việc thải bỏ là lãng phí, nhưng lại chưa thể tái chế hiệu quả với công nghệ tiên tiến tại Việt Nam.
Trả lời 8 năm trước
Theo ông Nguyễn Như Dũng, Trưởng phòng Môi trường và Chất thải rắn, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới & Bảo vệ Môi trường, các nghiên cứu về khả năng tái chế ĐTDĐ ở nước ta còn rất hạn chế. Việt Nam chưa có trung tâm tái chế loại rác thải điện tử một cách an toàn, bài bản. Hiện nhiều hộ dân một số địa phương tái chế loại rác này ở quy mô thủ công, việc tái chế tiềm ẩn nhiều rủi ro, chất lượng sản phẩm tái chế chưa được kiểm chứng. Trong rác thải ĐTDĐ thì ngoài màn hình không thể tái chế, vi mạch và pin là bộ phận thường được sử dụng tái chế nhất. "Trong pin ĐTDĐ chia làm hai loại, loại chứa thành phần kim loại và loại chứa plastic. Nhóm thành phần kim loại cũng chia thành hai loại: Loại có giá trị như nikel, coban, đất hiếm... nhưng không thu hồi ở dạng kim loại nguyên chất mà chỉ ở dạng muối, loại không có giá trị thì thải bỏ. Chúng tôi đang nghiên cứu về tái chế an toàn một số dòng pin điện thoại, tránh vứt bỏ ra môi trường loại rác thải khó phân hủy này", ông Dũng cho hay. Các chuyên gia cho rằng, sự nguy hiểm của tái chế pin điện thoại ở chỗ không chỉ đập, đốt gây nổ mà có loại ngâm trong nước cũng gây nổ như dòng pin lithium-Ion, trước khi tháo gỡ tái chế nên xả hết điện trong pin. Không nên tự tái chế thủ công, quy mô hộ gia đình, bởi ngoài những thành phần có thể gây cháy nổ thì còn có thành phần khí độc thải ra môi trường sống, khi hít phải nguy hiểm cho sức khoẻ. Cơ quan quản lý nên có giải pháp áp dụng luật về nghĩa vụ thu hồi tái chế cho các nhà sản xuất và thương mại ĐTDĐ. Phát triển các hệ thống thu hồi và tái chế chính thống, có khu tái chế riêng với công nghệ hiện đại, thực hiện quy định bảo hộ lao động. Hạn chế cho nhập khẩu ĐTDĐ cũ khi chưa hình thành được các trung tâm tái chế công nghệ cao. Một số quốc gia đã thực hiện giải pháp ký quỹ hoàn trả, liên kết giữa đại lý và các nhà phân phối để có giải pháp thu gom rác thải của sản phẩm xử lý và tái chế những bộ phận có thể tận dụng.
Trả lời 8 năm trước
Vừa qua, một thai phụ ở Nghệ An được phát hiện tử vong trong tư thế nằm dưới đất, chiếc iPhone 3 đang sạc pin vẫn dính trên người. Vụ việc khiến không ít người hoang mang bởi theo thống kê, Việt Nam hiện có tới 22 triệu người sử dụng smartphone. Nhiều người có thói quen vừa sạc vừa dùng điện thoại. Trao đổi với Zing.vn, Tiến sĩ Phùng Anh Tuấn, Phó trưởng bộ môn Thiết bị điện – điện tử Viện Điện Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng trong trường hợp này, nguyên nhân là do chiếc sạc chứ không phải chiếc điện thoại (iPhone 3). Bởi nếu nguyên nhân đến từ điện thoại (cụ thể là pin), nó có khả năng gây ra thương tổn, có thể sẽ là bỏng hoặc chấn thương nhẹ. Pin điện thoại không đạt chuẩn, gặp sạc không đạt chuẩn, theo thời gian sẽ bị phồng lên, đến một mức nào đó vượt qua giới hạn bền của vật liệu bọc pin, sẽ làm cho viên pin bị nổ. Chất lithium tiếp xúc trực tiếp với không khí sẽ gây cháy. Khi đó, người bị nạn sẽ chịu các chấn thương ngoài da như bỏng/cháy da. Sự cố nổ pin xảy ra ở gần cơ thể còn gây thêm tác động chấn thương cơ học. “Trong sự việc này, nguyên nhân đến từ sạc. Theo đó, sự cố có thể xảy ra trong mọi tình huống tiếp xúc với cục sạc đó, chứ không chỉ giới hạn trong lúc sạc pin và dùng điện thoại. Tất nhiên, nếu bạn vừa sạc vừa dùng điện thoại thì nguy cơ sẽ cao hơn vì tiếp xúc gần hơn”, TS Anh Tuấn khẳng định. Sạc rởm có thể là nguyên nhân gây nên những tai nạn nghiêm trọng khi sử dụng điện thoại. Sạc rởm có thể là nguyên nhân gây nên những tai nạn nghiêm trọng khi sử dụng điện thoại. Sạc không đảm bảo nguy hiểm ra sao? Trả lời câu hỏi này, TS Phùng Anh Tuấn cho biết, một chiếc sạc đảm bảo chất lượng phải bao hàm thiết bị có vai trò cách ly điện giữa hai phần đầu vào và đầu ra - tức chuyển đổi nguồn điện áp cao 220V xuống điện áp thấp 5V. Thiết bị này chính là phần hộp lớn nhất nằm phần đầu vào của sạc. Theo đó, sạc điện thoại cần có các tiêu chuẩn cụ thể như tiêu chuẩn cách điện giữa đầu ra với đầu vào được quy định tùy theo hệ thống tiêu chuẩn của từng quốc gia. Ngoài ra, thiết bị này cũng cần phải đảm bảo tiêu chuẩn chống cháy nổ - một tiêu chuẩn rất quan trọng. Những tiêu chuẩn này cần phải được quy định rõ ràng, cụ thể. Đáng lo ngại khi hiện nay có rất nhiều thiết bị sạc pin trôi nổi, hàng rởm, hàng nhái trên thị trường và không đáp ứng các chuẩn chất lượng trên, gây nguy hiểm cho người sử dụng. "Nếu đúng chuẩn, điện áp đầu ra rất thấp, tức 5V, không thể gây bỏng hay chết người. Song, khi dùng thiết bị không đảm bảo yêu cầu an toàn cách ly nguồn điện hoặc khi chúng bị hư hỏng phần cách điện bên trong, phần đầu ra có thể sẽ được nối thông điện với phần đầu vào. Tức điện áp đầu ra sẽ chính là điện áp nguồn 220V. Khi đó, ngoài khả năng gây cháy điện điện thoại do điện áp cao, người dùng có thể bị điện giật nếu chạm vào điện thoại, nhất là khi tay ướt", TS Phùng Anh Tuấn khuyến cáo. Do đó, theo TS Tuấn, để hạn chế những rủi ro tương tự, trách nhiệm liên quan trực tiếp đến các cơ quan quản lý thị trường. Điều này càng khẩn thiết khi hàng rởm đang tràn lan trên thị trường. Trong khi đó, người sử dụng hoàn toàn không đủ kinh nghiệm, phương tiện để có thể thẩm tra được chất lượng, tiêu chuẩn của các thiết bị, sản phẩm đang được sử dụng phổ biến bậc nhất hiện nay – điện thoại di động. Ngoài ra, TS Tuấn khuyến cáo tốt nhất chúng ta nên hạn chế sử dụng di động để đảm bảo sức khỏe. Theo chuyên gia này, đã có nghiên cứu chỉ ra gọi điện quá 4 giờ/ngày sẽ gây ra chứng đau đầu và đau tai.