Quad core là gì?

Quad core là gì, có hơn gì Dual core không?

Vũ Thị Hằng
Vũ Thị Hằng
Trả lời 8 năm trước

Core là gì?

Mỗi CPU “core” thực sự là một đơn vị xử lý trung tâm riêng biệt, đó là một của CPU khi thực hiện công việc. Ví dụ, một chip dual-core có thể trông giống như một con chip CPU đơn, nhưng nó thực sự có hai đơn vị xử lý vật lý trung tâm trong chip.

Các đơn vị xử lý trung tâm bổ sung cho phép một máy tính làm được nhiều việc cùng một lúc. Nếu bạn đã từng sử dụng một CPU lõi đơn (single-core ) và sau đó bạn nâng cấp lên CPU dual-core, bạn sẽ nhận thấy một sự khác biệt đáng kể trong cách xử lý, vận hành hoạt động trên máy tính của mình.

Ví dụ, bạn đang giải nén một tập tin lưu trữ và duyệt web cùng một lúc, nếu bạn sử dụng single-core CPU trên computer, trình duyệt web sẽ ì ạch và không nhạy. CPU single core sẽ phải chia “nội lực” của mình cho trình duyệt web và nhiệm vụ khai thác tập tin. Do đó máy tính của bạn sẽ bị chậm lại. Nếu bạn đã có một CPU dual-core với hai lõi, một lõi sẽ làm việc cho vấn đề giải nén tập tin trong khi lõi còn lại sẽ làm việc cho tiến trình duyệt web của bạn. Trình duyệt web sẽ nhanh hơn và phản ứng nhanh hơn với các yêu cầu của bạn.

Cho dù bạn có đang làm nhiều việc cùng một lúc hay không, máy tính của bạn vẫn thường xuyên làm nhiệm vụ hệ thống trong nền và bạn có thể hưởng lợi từ lõi bổ sung để giữ được sự đáp ứng tốt từ hệ điều hành. Các ứng dụng cũng có thể được tạo ra để tận dụng sức mạnh của đa lõi. Ví dụ, Google Chrome render cho mỗi trang web với một quá trình riêng biệt. Điều này cho phép Google Chrome dùng các CPU khác nhau cho các trang web khác nhau hơn là sử dụng một CPU duy nhất để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến trình duyệt.

Clock Speed và Cores

Các CPU đều có clock speed – nó chính là tốc độ mà CPU làm việc. Ví dụ, Intel’s Core i5-3330 có clock speed là 3 GHz và là một bộ xử lý quad-core, có nghĩa là nó có 4 lõi. Tất cả bốn lõi trong bộ xử lý Intel i5 này đều chạy với 3 GHz.

Tăng gấp đôi lõi nhưng không tăng gấp đôi tốc độ xử lý:

Nhiều chương trình máy tính là chạy single-threaded (luồng đơn), có nghĩa là công việc của chúng không thể được chia trên nhiều CPU. Chúng phải chạy trên một CPU duy nhất. Do đó việc tăng gấp đôi lõi vẫn sẽ không tăng gấp đôi hiệu suất của chúng.

Nếu có một ứng dụng single-threaded đang chạy trên một CPU 3 GHz quad-core, ứng dụng này sẽ chạy ở 3 GHz chứ không phải là 12 GHz. Nó sẽ sử dụng một lõi duy nhất và 3 lõi khác sẽ “ngồi chơi xơi nước” và chờ đợi các nhiệm vụ khác để thực hiện.

Viết các ứng dụng đa luồng đúng cách để có thể mở rộng trên nhiều CPU cùng một lúc thực sự là một vấn đề khó khăn trong khoa học máy tính. Nó thực sự mà một vấn đề rất quan trọng, vì tương lai các máy tính chắc chắn sẽ được trang bị các thế hệ CPU nhiều và nhiều lõi hơn để tăng tốc cho máy tính đồng thời thay thế hẵn các dòng CPU đơn lõi.

Một số ứng dụng có thể tận dụng ưu thế của đa lõi (multiple cores). Kiến trúc đa xử lý của Google Chrome’s cho phép nó thực hiện nhiều hành động khác nhau trên các lõi khác nhau cùng một lúc. Bên cạnh đó có một số game dành cho máy tính cũng chia sự tính toán của họ trên nhiều lõi riêng biệt cùng một lúc.

Tuy nhiên, hầu hết các ứng dụng mà bạn sử dụng đều có khả năng là đơn luồng. Một con CPU quad-core sẽ không chạy Microsoft Office nhanh gấp hai lần như một CPU dual-core. Nếu công việc bạn đang làm chỉ là Microsoft Office thì hiệu suất sẽ tượng tự giữa một CPU quad-core và CPU dual-core.

Do đó cần xác định rằng nhiều lõi sẽ giúp đỡ bạn tích cực nếu bạn đang muốn làm nhiều việc hơn nữa cùng một lúc hoặc bạn đang có một ứng dụng đa luồng để có thể tận dụng lợi thế của CPU đa lõi. Ví dụ, nếu bạn đang chạy một số máy ảo trong khi đang thực hiện chuyển đổi video, extract files, và thực hiện những việc khác đòi hỏi CPU khác trên máy tính của bạn, một CPU octo-core có thể theo kịp trong khi ngay cả một CPU quad-core có thể bị vấp ngã trong một tải trọng như vậy.


Dual Core, Quad Core & Hơn nữa

Các cụm từ như “dual core,” “quad core,” and “octo core” chỉ về số lượng lõi CPU có được:

  • Dual Core: Hai lõi.
  • Quad Core: Bốn lõi.
  • Hexa Core: Sáu lõi.
  • Octo Core: Tám lõi.
  • Deca Core: Mười lõi.