Xử lý thế nào khi nguồn bị sụt áp?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b]Xử lý Nguồn bị sụt áp Nguồn sụt áp[/b] [b] Nếu:[/b] Nguồn kiểm tra rời đã chạy OK, đo áp đầy đủ 5V, 12V, 3.3V… đều OK nhưng khi cắm vào main thì không boot hoặc lên rồi tắt. Đo áp khi cắm vô main thì thấy thiếu —> Nguồn bị sụt áp. Phân tích nguyên nhân của hiện tượng trên. Với hiện tượng trên quạt nguồn đã quay bình thường, chứng tỏ các mạch của nguồn đã hoạt động tốt, IC dao động tốt, mạch bảo không hoạt động nên không sảy ra quá dòng hay quá áp. - Điện áp 300V DC đầu vào đã có, các linh kiện đầu vào như cầu chì, cầu đi ốt, trở nhiệt vẫn tốt - Các đèn công suất không bị chập (kể cả nguồn cấp trước và nguồn chính) - Nguồn cấp trước đã hoạt động tốt (vì đã có 5V STB) - IC dao động của nguồn chính đã hoạt động và cho dao động ra điều khiển mạch công suất - Khi chập chân P.ON xuống mass thấy nguồn có hoạt động, lệnh P.ON có tác dụng. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do những hư hỏng sau: - Các tụ lọc nguồn chính bị hỏng làm cho điện áp đầu vào giảm xuống. - Các điện trở đấu song song với các tụ lọc nguồn chính bị đứt làm cho điện áp điểm giữa các tụ bị lệch - Có một đèn công suất không hoạt động do bị bong mối hàn hoặc đèn đứt CE - Có một đèn đảo pha bị hỏng hoặc bị bong mối hàn - IC dao động ra bị mất một vế, chỉ còn dao động ra ở một vế. - Các tụ lọc đầu ra bị khô, bị phồng. Các bước kiểm tra và sửa chữa. [b]* Bạn đo điện áp trên hai tụ lọc nguồn chính, mỗi tụ cần phải có đủ 150V[/b] [gallery]/18/kmr1265170365.jpg[/gallery] Đo điện áp trên hai tụ lọc nguồn chính mỗi tụ phải có 150V [gallery]/18/ydg1265170384.gif[/gallery] Nếu điện áp trên hai tụ bị lệch nhưng tổng điện áp trên hai tụ vẫn đủ 300V là do bị đứt điện trở đấu song song với các tụ [gallery]/18/mho1265170400.gif[/gallery] Nếu tổng điện áp trên hai tụ nhỏ hơn 300V là các tụ bị hỏng Chú ý - Các trường hợp hỏng tụ hoặc điện trở đấu song song với các tụ lọc nguồn làm cho điện áp điểm giữa các tụ bị lệch còn là nguyên nhân làm cho các đèn công suất của nguồn chính bị chập * Kiểm tra và hàn lại các đèn công suất của nguồn chính [gallery]/18/heb1265170418.jpg[/gallery] Nếu một đèn công suất không hoạt động, nguồn vẫn ra điện áp nhưng sẽ không hoạt động được khi có tải [b]* Kiểm tra chế độ điện áp của các đèn đảo pha, hai đèn đảo pha phải có các điện áp như nhau [/b] [gallery]/18/jaf1265170444.gif[/gallery] Kiểm tra chế độ điện áp của các đèn đảo pha, hai đèn đảo pha phải có các điện áp như nhau, khi ở chế độ chờ thì các đèn có điện áp như sơ đồ trên [gallery]/18/trz1265170468.gif[/gallery] Kiểm tra chế độ điện áp của các đèn đảo pha, hai đèn đảo pha phải có các điện áp như nhau, khi ở chế độ đang hoạt động thì các đèn có điện áp như sơ đồ trên * Chú ý - Nếu chế độ điện áp của hai đèn đảo pha khác nhau trong khi kiểm tra các đèn vẫn tốt là bị hỏng một vế của IC dao động, trường hợp này nguồn vẫn chạy nhưng không hoạt động được khi có tải. [gallery]/18/tzg1265170486.gif[/gallery] Kiểm tra và thay thế các tụ lọc đầu ra có hiện tượng bị phồng, bị khô.
Trả lời 7 năm trước
sụt áp cuối đường dây nguyên nhân chủ yếu là do tổng trở, các điểm mối nối, tiết diện dây, phụ tải tiêu thụ nhiều điện kháng. Nếu phụ tải mang tính thuần dung thì không cần lắp thêm tụ, chỉ cần xử lý các mối nối, hoặc tăng tiết diện dây dẫn, tách trạm giảm bán kính cung cấp điện. Nếu phụ tải mang tính thuần kháng thì phải bổ sung tụ để giảm Q, giảm dòng điện vô công trên lưới điện tăng cos phi.
Bông Kẹo
Bông Kẹo
Trả lời 4 năm trước

Vậy nếu khi ta muốn test bộ nguồn thì ta cần có một cái gì đó để dòng điện chạy qua thiết bị đó được gọi là "tải giả". Đối với dân "thợ điện tử" thì thường dùng các điện trở sứ có công suất 10W or 20W. Ở đây tôi ví dụ, điện trở tải được chọn là 40W.

Khi tôi muốn test bộ nguồn, tôi kích cho nguồn chạy (nối dây xanh lá và dây đen; nhắc lại). rồi nối 1 đầu điện trở tải với đầu 5V và đầu dây đen. Sẽ có dòng điện 5V đi qua điện trở. Nếu đã gắn điện trở tải mà đo điện áp bị sụt xuống dưới 4,75V tứ nguồn bị sụt áp.

Tương tự cho đường 12V. Khi gắn Tải vô đường 12V và dây đen. Đo áp 12V mà thấy dưới 11,4V là bị sụt áp.

Nếu không biết điện trở tải là gì thì mua khoảng 4 bóng đèn loại 12V/15W ta mắc chung lại (4x15=60W) là ra một điện trở tải rồi. Ta cứ cắm 4 bóng đèn vô ngõ 5V rồi đo coi áp có bị sụt quá dưới 4.75V không nếu dưới thì bị sụt áp. Tương tự cho đường 12V.

Luyện Thị Hồng Anh K29 12 Sử THPT Chuyên
Luyện Thị Hồng Anh K29 12 Sử THPT Chuyên
Trả lời 4 năm trước

nếu không giỏi về điện thì bạn nên gọi thợ điện đến sửa nhé!

Hung Nguyen
Hung Nguyen
Trả lời 4 năm trước

nếu mà bị sụt áp chỉ còn cách là tắt hết các thiết bị đi và đợi nó khởi động lại thôi, nó bị sụt áp chẳng qua là do dùng điện bị quá tải đấy

Thiển Bạch
Thiển Bạch
Trả lời 4 năm trước

Bạn không nên sử dụng quá dòng điện định mức vì như vậy có thể dẫn đếp sụt áp, tệ nhất là chập, cháy nổ,....

Khanh Tran
Khanh Tran
Trả lời 4 năm trước

đợi một lát là nguồn tự lên thôi, do quá tải nên nó mới bị sụt áp đấy

Linh
Linh
Trả lời 4 năm trước

bác sử dụng 4 bóng đèn 15w mắc song song nhé

Thảo Nguyên
Thảo Nguyên
Trả lời 4 năm trước

Để xử lý khi nguồn bị sụtáp, hãy sử dụng bộUPS nhé.Đây cũng chính là xu hương hiện nayđóạ, bảo vệ mạng lướiđiện giađình, bảo vệbộ lưu điện cho những dạng phụ tải khác nữa.

UPS ngày nayđược bán phổ biến rộng rãi trên thị trường, việc tìm mua không khóđâu nhé!!!

Thành Nam
Thành Nam
Trả lời 4 năm trước

Nên dùngUPSạ, nhà mình có trang bị bộ phận này nên an tâm hơn rất nhiều. Mình mua trên Vật Giáđây luôn, giá tốt không ngờ, vận chuyển nhanh chóng mà chất lượng thì khỏi nói, dùng 3 4 năm nay rồi không có lấy 1 lần hỏng hóc. Mình dùng loạiUPS Santak 1000VA

Link gian hàng cho bạn nào tham khảo nhé https://vatgia.com/home/ups.spvg