Kiến thức cơ bản khi sử dụng máy tính như thế nào là hợp lý và thuận lợi nhất?

Ngày nay, khi nhu cầu trao đổi và tìm kiếm thông tin của con người ngày càng lớn, hầu như ai cũng trang bị cho mình một chiếc máy tính, đặc biệt là máy tính xách tay (Laptop)  bởi sự  nhỏ gọn và tiện dụng của nó. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu, biết cách bảo vệ và sử dụng nó một cách có hiệu quả, nhất là đối với sinh viên, làm thế nào để laptop có thể sử dụng tốt, ít hỏng hóc, có thể sử dụng được ít nhất trong 4 năm học đại học là điều ai cũng mong muốn.

Chính vì vậy, bài viết này sẽ giới thiệu với các em sinh viên một số kiến thức cơ bản về laptop, cách sử dụng cũng như khắc phục một số lỗi thường gặp trên thiết bị tiện dụng này.

I. Những quy tắc cơ bản:

1. Về bản mạch chính

-  Mainboard là bản mạch chính liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi nhằm điều khiển tốc độ đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị và điều khiển điện áp cung cấp cho các linh kiện 

-  Mainboard của laptop được chế tạo đặc biệt để phù hợp với hình dáng của vỏ máy, chúng thường tích hợp sẵn các thiết bị như: Card màn hình, âm thanh, kết nối mạng,… giúp cho máy được gọn nhẹ.

2. Bộ sử lý trung tâm CPU

Đối với laptop, CPU được thiết kế riêng nhằm tiêu hao ít năng lượng và đạt hiệu suất cao. CPU thông dụng hiện nay gồm 2 loại:

- CPU cấp thấp dành cho người dùng thông thường, đó là các CPU có kí hiệu chữ M (Mobile Processer). Những laptop này được chế tạo đặc biệt để có thể tiêu hao ít năng lượng mà vẫn đạt hiệu suất cao.

-  Loại thứ hai là CPU cao cấp dành cho những người dùng chuyên nghiệp, đó là các CPU có kí hiệu chữ U.  Đây là loại chip siêu tiết kiệm điện và có công suất cao, tuy nhiên nó sẽ làm giảm thời gian sử dụng khi dùng pin

3. Ổ đĩa cứng

Là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu. Ổ đĩa cứng của Laptop được thiết kế nhỏ, mỏng, gọn và có khả năng chống sốc cao

4. Ổ đĩa quang

Hiện nay Laptop thường được trang bị ổ CD-RW hoặc DVD Combo có thể đọc DVD và ghi CD được. Những máy cấu hình trung bình thường sử dụng CD-RW, còn những máy cấu hình cao có gắn ổ ghi DVD-RW.

5. Bộ nhớ Ram

-  Bộ nhớ RAM giống như một bộ nhớ tạm, dùng để lưu trữ các chương trình hay các kết quả trung gian khi thực hiện chương trình. 

-   Laptop được thiết kế với nhiều khe cắm RAM ( thường là 2). Hầu hết các hệ thống máy tính hiện nay đều sử dụng kiến trúc kênh đôi nhằm chia tác dữ liệu xử lí và giúp tăng băng thông dữ liệu.

6. Card màn hình

-  Card màn hình (Video Graphic Adapter – VGA) là thiết bị giao tiếp giữa màn hình và Mainboard.

-  Dung lượng của card thể hiện khả năng xử lí hình ảnh. Thông thường bộ nhớ đồ họa của Laptop chỉ cần khoảng từ 32MB đến 64MB là đủ để sử dụng các chương trình quen thuộc, còn với việc sử dụng các chương trình đồ họa trên Laptop và những chương trình đòi hỏi khả năng xử lý đồ hoạ cao cấp thì lượng bộ nhớ đồ hoạ cần 128MB hoặc hơn.

-  Các Laptop sử dụng bộ nhớ hệ thống làm bộ nhớ đồ hoạ giúp tiết kiệm chi phí, nhưng khả năng xử lý đồ hoạ sẽ không bằng sử dụng bộ nhớ riêng. Ngoài ra khả năng xử lý đồ hoạ còn phụ thuộc rất lớn vào bộ xử lý đồ hoạ.

7. Thiết bị hỗ trợ kết nối mạng

Đa phần các laptop hiện nay đều được tích hợp sẵn bộ điều hợp mạng không dây theo các chuẩn thông dụng (802.11 a/b/g hoặc các chuẩn mới hơn) cùng với các bộ điều hợp mạng Ethernet (RJ-45) thông thường.

8. Bộ biến điện ( Adaptor )

Bộ biến điện dùng để cung cấp điện cho Laptop hoạt động và sạc Pin, được cung cấp kèm theo máy.

9. Bàn phím và chuột

- Bàn phím của Laptop là phần cho phép nhập dữ liệu vào máy tính. Khác với các bàn phím PC, bàn phím Laptop thường có thêm các phím chức năng như phím điều chỉnh độ sáng, xuất tín hiệu ra cổng CRT… khi kết hợp các phím đó với phím Fn.

-  Thiết bị trỏ (chuột) của Laptop thường có dạng cảm ứng chạm tay (touchpad), nếu không quen sử dụng thì có thể gắn thêm chuột ngoài thông qua cổng Mouse (PS/2) hoặc USB để sử dụng.

10. Màn hình

-   Màn hình Laptop thường sử dụng màn hình tinh thể lỏng, là nơi hiển thị hình ảnh mầu cho chúng ta giao tiếp với máy tính. Màn hình trên mỗi dòng máy thường có độ phân giải khác nhau nhưng chúng thường có chuẩn chân cắm là 20 chân hoặc 30 chân tín hiệu.

-   Trên màn hình được cấu tạo bởi các điểm ảnh (pixels), độ phân giải của màn hình được tính bởi số điểm ảnh theo chiều ngang nhân với số điểm ảnh theo chiều dọc. Hiện nay màn hình nên có độ phân giải ít nhất là XGA (1024 x 768 pixel) để đủ đáp ứng cho các ứng dụng.

II. Một số lỗi thường gặp và hướng khắc phục:

1. Các lỗi thường gặp:

a. Lỗi do máy quá nóng

-  Dấu hiệu: Máy bị treo hoặc nhận thấy cánh quạt có sự giảm về công suất

-  Hướng khắc phục:

+ Làm sạch các bộ phận tản nhiệt ở hai bên sườn hoặc phía sau thân máy

+ Sử dụng các thiết bị làm mát bên ngoài bằng cách sử dụng bộ bản tản nhiệt

+ Không nên vừa cắm sạc vừa sử dụng máy, điều đó làm cho Pin nhanh bị chai và quá trình sinh nhiệt nhiều hơn bình thường.

b. Lỗi do ổ đĩa chạy chậm

-  Dấu hiệu: Thời gian nạp các chương trình quá lâu, truyền tải file lâu

- Hướng khắc phục: Sử dụng công cụ chống phân mảnh đĩa cứng Disk Defragmenter trong Programs Accessories System Tools của Windows

c. Màn hình quay ngược 180 độ

- Dấu hiệu: Phần đầu màn hình bị đảo xuống dưới và ngược lại.

- Hướng khắc phục: Nhấn tổ hợp phím:  Ctrl+ Alt+ phím mũi tên hoặc nháy chuột phải vào Properties Setting Advance Intel Graphic, sau đó vào Properties của Intel Graphic và bỏ dấu chọn ở phần Enable Rotation.

d. Màn hình máy tính xuất hiện điểm chết

-  Dấu hiệu: Trên màn hình xuất hiện một số dấu chấm xanh mà tại đó màu sắc không thể hiển thị được.

- Hướng khắc phục: Sử dụng một miếng giẻ mềm khô lót lên khu vực điểm chết rồi dùng đầu ngón tay đè mạnh lên đó với một lực vừa phải, tiếp đó xoay đầu ngón tay một cách nhẹ nhàng vào vị trí đó; hoặc có thể sử dụng phần mềm JscreenFix, chương trình này có khả năng chiếu sáng rất nhiều màu sắc với cường độ cao trên màn hình

e. Lỗi bị nhiễm virus

- Dấu hiệu: Một số dấu hiệu điển hình thường gặp như: Truy xuất tập tin, mở các chương trình ứng dụng chậm, khi duyệt web có các trang web lạ tự động xuất hiện, duyệt web chậm, nội dung các trang web hiển thị trên trình duyệt chậm, các file lạ tự động sinh ra khi bạn mở ổ đĩa USB, xuất hiện các file có phần mở rộng .exe có tên trùng với tên các thư mục

- Hướng khắc phục: Quét virus. Sử dụng một phần mềm diệt virus tốt để cài đặt và sử dụng thường xuyên, lâu dài cho máy tính. Phần mềm diệt virus tốt phải là phần mềm đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí: là phần mềm có bản quyền, cập nhật phiên bản mới thường xuyên, có hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ nhà sản xuất khi có sự cố liên quan tới virus.

f. Lỗi khi kết nối với internet

Khi kết nối Laptop với Internet có thể xảy ra rất nhiều lỗi, trong đó lỗi mà hầu như ai cũng đã gặp khi kết nối Wifi đó là lỗi Limited or no connectivity  hoặc Limited Access

-  Dấu hiệu: ở biểu tượng mạng có xuất hiện dấu chấm than trên nền vàng, khi đặt con trỏ vào sẽ xuất hiện dòng chữ Limited or no connectivity  hoặc Limited Access

-  Hướng khắc phục:

+ Nháy chuột phải vào biểu tượng mạng trên thanh taskbar phía dưới màn hình, chọn Network and Sharing Center

+ Cửa sổ xuất hiện, chọn Change Adapter Settings

+ Nháy chuột phải vào Local Area Connection, chọn Configure

+ Chọn tab Advanced, sau đó đánh dấu các Network Address và thay đổi value bằng cách nhập 12 chữ số ngẫu nhiên

2. Lỗi phần cứng:

Đây là những lỗi không thể tự khắc phục hoặc cần thay thế

a. Lỗi do ổ cứng

-  Dấu hiệu: Máy chạy chậm, treo máy, nghe tiếng kêu khi truy cập dữ liệu trong ổ cứng. Những tiếng kêu này diễn ra liên tục, lúc đầu tiếng kêu khá nhỏ nhưng sau đó tiếng kêu lớn dần lên.

-   Hướng khắc phục: Backup lại dữ liệu sau đó thay ổ cứng mới

b. RAM lỏng hoặc bị hỏng

-  Dấu hiệu: Khi bắt đầu khởi động, máy liên tục phát ra các tiếng kêu tít tít

-  Hướng khắc phục: Tháo RAM, làm sạch khe cắm RAM sau đó lắp lại cho chắc chắn, nếu không thu được kết quả tức có thể RAM đã bị hỏng, khi đó nên mang RAM đi bảo hành hoặc thay RAM mới

c. Lỗi do Pin

-  Dấu hiệu: Máy chạy được một khoảng thời gian ngắn sau đó tự tắt khi không cắm nguồn

-  Hướng khắc phục: Thay Pin mới. Do qua quá trình sử dụng, các pin lithium-ion có thể mất khả năng để nạp điện (chai pin). Sau 1 vài năm, sẽ chỉ còn nạp được điện trên 1 vài phần của pin. Chính vì thế thay pin là cách đơn giản và hiệu nhất.

d. Lỗi màn hình

-  Dấu hiệu: Trên màn hình có thể xuất hiện vệt trắng cắt ngang hoặc cắt dọc màn hình; màn hình bị vết ố màu xám, hoặc màu trắng khá lớn; hay màn hình chuyển sang một màu duy nhất, có thể là màu xanh, vàng,...

-  Hướng khắc phục: Điều tốt nhất nên làm là mang máy đi bảo hành, vì những lỗi trên có thể là do sợi cáp nối từ màn hình đến bo mạch của thân máy bị hỏng, bẹ cáp bị gãy, hay tấm chắn bên trong màn hình bị chuyển màu

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về laptop mà mỗi người cần có để có thể chủ động trong quá trình sử dụng và bảo quản máy tính của mình một cách có hiệu quả.

xin cảm ơn các bạn đã theo dõi!

nhiyumi nguyễn             Email: thienthankhoc04@gmail.com

 

 

 

Chưa có câu trả lời nào