Không cài được chức năng ICS?

Tôi không thể cài đặt được chức năng ICS (Internet Connection Sharing). Vì sao?
ha anh tuan
ha anh tuan
Trả lời 15 năm trước
Nếu trong trường hợp cài đặt chức năng ICS, bạn nhận được thông báo lỗi như sau: Cannot enable shared access. Error 783: Internet Connection Sharing cannot be enabled. The LAN connection selected as the private network is either not present, or is disconnected from the network. Please ensure that the LAN adapter is connected before enabling Internet Connection Sharing. Ðiều này có nghĩa là trong mạng của bạn đang có một máy trạm, hoặc chính máy tính của bạn đang đặt địa chỉ 192.168.0.1. Mặc định, ICS sẽ dùng địa chỉ này. Bạn cần thay đổi địa chỉ IP này trên máy tính đó trước khi cài đặt ICS. Vì sao lại phải sử dụng DNS? Hỏi: Cho em hỏi, vì sao fải sử dụng DNS? Từ khởi thuỷ của máy tính người ta đã nghĩ ra cách giao tiếp với máy tính dựa vào tên của máy tính thay cho địa chỉ IP. Đó chính là Name Resolutions nội dung chính của bài viết này tôi trình bày. Name Resolutions đó chính là quá trình đổi từ tên máy tính sang địa chỉ IP (translate hostname to IP address). 1. Khởi thuỷ của Name Resolutions – NetBIOS. Khi mạng máy tính mới được sử dụng, người ta sử dụng cách gán địa chỉ IP cho mỗi máy tính muốn giao tiếp trên mạng. Nhưng việc nhớ địa chỉ IP đôi khi làm cho nhiều người cảm thấy khó khăn, đặc biệt những người không chuyên trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Người ta mới nghĩ ra một cách giao tiếp giữa các máy tính sử dụng tên của máy tính đó thay cho địa chỉ IP, và khi giao tiếp với nhau sẽ có một quá trình đổi từ tên máy tính sang địa chỉ IP. Một mô hình mạng đơn giản có 4 máy tính. Khi máy tính ComputerA muốn giao tiếp với máy tính ComputerC: Trường hợp 1. - ComputerA sử dụng địa chỉ IP của ComputerC là 192.168.1.102 là OK. Trường hợp 2. - ComputerA sử dụng tên của ComputerC là ComputerC để bắt đầu cho qúa trình giao tiếp. - ComputerA sẽ bắn ra một gói tin Broadcast (để đến toàn bộ máy tính trong mạng) hỏi: ComputerC địa chỉ IP là bao nhiêu. - Khi toàn bộ máy tính trong hệ thống mạng nhận được Request của ComputerA hỏi ComputerC địa chỉ IP là bao nhiêu. - Chỉ có ComputerC trả lời lại cho ComputerA địa địa chỉ của nó là 192.168.1.102. - Và hai ComputerA sau khi nhận được trả lời về địa chỉ IP của ComputerC thì quá trình giao tiếp bắt đầu được tiến hành. Toàn bộ quá trình trên được thực hiện bởi một dịch vụ tích hợp sẵn trong Windows đó chính là NetBIOS một dịch vụ Name Resolutions. Vấn đề đặt ra. - Toàn bộ quá trình Name Resolutions được sử dụng bởi dịch vụ NetBIOS được thực hiện thông qua Broadcast. Nếu đã sử dụng Broadcast thì không thể dùng cho các mạng lớn được bởi Router sẽ block tất cả các gói tin Broadcast. - Vậy giải pháp nào cho Name Resolutions trong mạng lớn hơn đây. 2. Dịch vụ Name Resolution – WINS. a. WINS. - Để giải quyết vấn đề không sử dụng Broadcast để hỏi địa chỉ IP của một máy tính trong mạng thì phải làm thế nào? Giải pháp sử dụng một máy chủ lưu tên, địa chỉ IP của toàn bộ các máy tính trong mạng - Trong dữ liệu của máy chủ WINS chứa toàn bộ các thông tin về tên, IP của máy tính trong mạng. Trở lại ví dụ khi máy tính ComputerA muốn truy cập vào Computer3. Nếu như tình huống sử dụng NetBIOS thì ComputerA không thể sử dụng tên máy tính để giao tiếp với Computer3 do Router sẽ drop toàn bộ gói broadcast. Nếu máy tính ComputerA sử dụng máy chủ WINS. Trước khi ComputerA giao tiếp với Computer3. Computer A gửi một gói tin yêu cầu máy chủ WINS: ví dụ "Cho tôi hỏi Computer3 địa chỉ IP là bao nhiêu". Máy chủ WINS kiểm tra trong dữ liệu WINS của mình thấy Computer3 IP là 10.0.0.5 và trả lời về cho ComputerA. ComputerA sẽ biết được Computer3 IP là 10.0.0.5 và thế là mọi chuyện quan hệ được tiến hành bình thường. b. Vấn đề đặt ra. - WINS sử dụng NetBIOS làm công cụ để query địa chỉ IP trên mạng và lưu lại trong dữ liệu WINS. - Dữ liệu trong WINS không có cấu trúc. - Khi dữ liệu không có cấu trúc giả sử mạng có 1 triệu máy tính, các máy tính này cần thiết phải truy cập với nhau qua tên của chúng. - Một máy tính hỏi lên WINS Server, máy chủ sẽ tìm kiếm dữ liệu trong 1 triệu tên – điều này đòi hỏi một thời gian nhất định, và là một điều không thể khi dữ liệu trên Internet lên đên hàng tỷ Web site. - Nếu sử dụng WINS làm dịch vụ Name Resolution cho Internet thì sẽ thế nào: Một máy chủ nào có khả năng chứa toàn bộ dữ liệu của toàn bộ máy tính kết nối vào Internet. - Chúng ta chịu bó tay sao? thực tế không như vậy bởi chúng ta còn dịch vụ tên miền DNS. 3. Dịch vụ tên miền DNS. a. Cấu trúc tên miền của Internet. Root Layer - tầng gốc của Internet. - Tầng này bao gồm 13 siêu máy tính với tốc độ cực cao. Top Layer – Chia sẻ cho các nhà cung cấp tên miền. – Tên miền cấp 2. - Mỗi nhà cung cấp tên miền ví dụ nhà quản lý tên miền .com bao gồm hàng loạt máy chủ chứa các tên miền .com - Top Layer tên được tạo nên từ 2 – 5 ký tự, 2 ký tự dành riêng cho tên miền quốc gia, 3 ký tự cho tổ chức - .com thương mại, org chính phủ, edu giáo dục. 4, 5 ký tự dành cho các tổ chức khác .info… Second layer. Tên miền cấp 3 - Là domain con của tên miền cấp 2. b. Ý nghĩa của tên miền có cấu trúc sử dụng cho Internet. - Chúng ta tìm hiểu quá trình truy cập vào một Website với tên là Vnexperts.com.vn để biết được ý nghĩa của tên miền có cấu trúc. - Một máy tính muốn truy cập vào Website vnexperts.com.vn. Đầu tiên chúng hỏi các DNS Server ở tầng Root Layer. - Các máy chủ ở tầng Root layer kiểm tra request của máy tính yêu cầu, nhưng các máy chủ tại tầng Root Layer không chứa dữ liệu tên miền của vnexperts.com.vn. - Máy chủ Root Layer sẽ gửi lại một gói tin về máy chủ quản lý tên miền .com, và máy tính cần truy cập sẽ hỏi lên máy chủ quản lý tên miền .com - Tiếp tục máy tính truy cập internet sau khi có địa chỉ máy chủ quản lý tên miền .com tiếp tục hỏi lên máy chủ này về vnexperts.com.vn - Máy chủ tên miền .com cũng không chứa dữ liệu về tên và địa chỉ IP của vnexperts.com.vn, chỉ reply lại máy tính truy cập internet là "đi mà hỏi máy chủ quản lý tên miền .com.vn với IP là thế này". - Máy tính truy cập Internet lại đi hỏi máy chủ quản lý .com.vn lần này được reply lại địa chỉ ip của vnexperts.com.vn và vào trang web này bình thường. Trên thực tế chỉ có tầng máy chủ đăng ký tên miền mới chứa dữ liệu tên miền thật sự, các máy chủ ở tầng root layer, toplayer có thể sử dụng để reply lại cho người truy cập internet địa chỉ máy chủ nào chứa dữ liệu DNS thật sự để người dùng truy vấn đến. c. Một câu hỏi đặt ra. - Sao ở nhà tôi lại đặt hai địa chỉ DNS, và mỗi nhà cung cấp dịch vụ Internet khuyến cáo sử dụng máy chủ DNS của họ là vì sao? Tôi đặt tên của máy tính truy cập Internet là client. Khi client truy cập vào website tên vnexperts.com.vn, client sẽ gửi một gói tin request với nội dung vnexperts.com.vn với IP=??? Lên máy chủ DNS của ISP. Máy chủ DNS của ISP forward gói request tới máy chủ tầng Root layer yêu cầu về địa chỉ IP của vnexperts.com.vn và toàn bộ quá trình được lặp lại như bên trên. Sau khi máy chủ DNS của ISP có được địa chỉ IP của vnexperts.com.vn thì trả lại về cho client và client sẽ truy cập được vào trang web vnexperts.com.vn một cách bình thường. d. Cấu trúc của một tên miền trong Internet. - Website vnexperts.com.vn của tôi có máy chủ webserver.vnexperts.com.vn – toàn bộ tên này được gọi là Full Qualify Domain Name (FQDN), webserver được gọi là Hostname, vnexperts.com.vn được gọi là domain name. - Tên trong domain name gồm các ký tự từ 0 – 9, a – z, và dấu "-" phân chia bởi dấu ".", toàn bộ FQDN không được dài quá 253 ký tự. Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu 3 bài viết về DNS của tôi trong trang web vnexperts.net với tiêu đề "những vấn đề liên quan tới DNS" Routing-Routing Protocol là gì Hỏi: Cho em hỏi về Routing-Routing Protocol, có mấy loại và hoạt động như thế nào? Đáp: Routing được phân làm 3 dạng chính là Interior - Exterior -system . Chúng ta chỉ đề cập đến 2 loại là in-exterior mà thôi . Interior route thực hiện công việc các công việc hội tụ các routing-table trong cùng một autonomous system - nôm na là một hệ thống phức hớp mạng (interwan connection) có chung một quan hệ nào đó (một tập đpàn , công ty lớn , các nhà cung cấp dịch vụ) .Còn exterior thực hiện việc routing giủa các autonomous system với nhau + các policy về sercurity . một số vd : Interior : RIP v1 , RIP v2 , IGRP , OSPF , EIGRP , RIP (novell) , ANRM (MAC) , ..v.v... Exterior : BGP4 , EGP .v.v. Các interior Routing protocol có thể được phân thành 3 nhóm - do sử dụng các thuật giải khác nhau . 3 nhóm là Distance-vector (ripv1, ripv2 , igrp), link-state(ospf) , và hybrid (eigrp) Trước hết , hảy xem qua khái niệm routing-table . Nó là một dạng database cần thiết để thực hiện công việc tìm đước nhanh nhất (path-determination) cho một packet khi đi vvào một internetwork . Routing table có thể có xây dựng thông qua nhiều các,có thể có được một cách tự động thông qua các routing protocol khác nhau , hay là được gán trực tiếp bởi các admin . Mục đích "tối thượng" của thao tác routing là làm sao tất cả các router của AS có được một routing-table đúng nhất , đồng nhất để việc routing-switching diển ra tốt . Routing luôn là vấn đề nhức đầu của các designer vì một chính sách routing kém sẻ dẩn đến toàn bộ mạng sẻ bị down . Vậy 3 loại routing distance-vector , linkstate , và hybrid có gì khác. Trước tiên là distance-vector: RIP, IGRP. Hoạt động theo nguyên tắt "hàng xóm", nghỉa là mổi router sẻ gửi bảng routing-table của chính mình cho tất cả các router được nối trực tiếp với mình . Các router đó sau đo so sánh với bản routing-table mà mình hiện có và kiểm xem route của mình và route mới nhận được, route nào tốt hơn sẻ được cập nhất . Các routing-update sẻ được gởi theo định kỳ (30 giây với RIP , 60 giây đối với RIP-novell , 90 giây đối với IGRP) . Do đó , khi có sự thay đổi trong mạng , các router sẻ biết được khúc mạng nào down liền. Ưu điểm : Dể cấu hình . router không phải sử lý nhiều -->CPU và MEM còn rảnh để làm việc khác . Tuy nhiên nhược điểm thì hơi bị nhiều : Thứ nhất: hệ thống metric quá đơn giản (như rip chỉ là hop-count ) nên có thể sẩy ra việc con đường "tốt nhất" chưa phãi là tốt nhất (^-^) . Thứ 2: Do phải cập nhật định kỳ các routing-table , nên một lượng bandwidth đáng kể sẻ bị chiếm , làm trong thoughput sẻ mất đi (mặc dù mạng không gì thay đổi nhiều) . Cuối cùng và trầm trọng nhất là do các Router hội tụ chậm , sẻ dẩn đến việc sai lệch trong bảng route-->Routing LOOP!!!!!!. Link-state: Linkstate không gởi routing-update, mà chỉ gởi tình trạng [state] của các cái link trong linkstate-database của mình đi cho các router khác, để rồi tự mỗi router sẻ chạy giải thuật shortest path first (bởi vậy mới có OSPF - open shortest path first) , tự build bãng routing-table cho mình . Sau đó khi mạng đả hội tụ , link-state protocol sẻ không gởi update định kỳ như Distance-vector , mà chỉ gởi khi nào có một sự thay đổi nhất trong topology mạng (1 line bị down , cần sử dụng đường back-up) Ưu điểm: Scalable: có thể thích nghi được với đa số hệ thống , cho phép người thiết kế có thễ thiết kế mạng linh hoạt , phản ứng nhanh với tình huống sảy ra. Do không gởi interval-update , nên link state bảo đảm được băng thông cho các đưởng mạng . Khuyết điểm: Do router phải sử lý nhiều , nên chiếm nhiều bộ nhớ lẩn CPU , -->tăng delay . Một khuyết điểm khá ngộ nửa là : linkstate khá khó cấu hình để chạy tốt , những người làm việc có kinh nghiệm lâu thì mới cấu hình tốt được , do đó các kỳ thi cao cấp của Cisco chú trọng khá kỷ đến linkstate protocol .