Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ?

Tình hình là đang có dịch viêm não Nhật Bản các mẹ ạ. Em lo quá. Bé nhà em mới được 8 tháng thôi. Tuy đã tiêm vacxin rồi nhưng em vẫn sợ lắm.

Các mẹ cho em hỏi: Dấu hiệu nhận biết viêm não Nhật Bản ở trẻ em với ạ? Cách nào để phòng tránh không ạ?

Lê Thảo Anh
Lê Thảo Anh
Trả lời 7 năm trước

Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh nặng, chưa có thước điều trị đặc hiệu, có thể tử vong hoặc biến chứng nặng, phát triển mạnh vào mùa mưa. Có đến 70-80% trẻ bị viêm não Nhật Bản mang những di chứng thần kinh - tâm thần. Dù được cứu chữa kịp thời và tích cực, những di chứng rất nghiệt ngã với nhiều mức độ như bại liệt, cấm khẩu, mất trí nhớ, cử động dị thường ngoài ý muốn, run rẩy, uốn éo, lắc lư, gồng cứng người, động kinh.

Bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Để phòng bệnh, cần tiêm vacxin, chống muỗi đốt và nhớ nằm màn khi ngủ.

Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Virus viêm não Nhật Bản chính là tác nhân gây bệnh. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ ở lứa tuổi 2-6 (chiếm 75% tổng số trẻ mắc bệnh).

VIÊM NÃO NHẬT BẢN LÀ GÌ?

Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do Arbovirus có tên là virus viêm não Nhật Bản gây ra. Bệnh lây truyền sang người do muỗi đốt. Hai loài muỗi vằn Culextritaeniorhynchus và Culex vishnui bị nhiễm bệnh đốt sẽ gây bệnh cho người. Nguồn chứa mầm bệnh trong tự nhiên chủ yếu là các loài chim lội nước và hầu hết gia súc như trâu, bò, dê, cừu, chó, lợn đều có thể là ổ chứa mầm bệnh, trong đó lợn có khả năng làm lan rộng virus dễ truyền bệnh cho người nhất. Vì thế, sự lan truyền virus xảy ra chủ yếu ở nông thôn. Nhưng ở một số vùng của châu Á, trong đó có Việt Nam, bệnh có thể xảy ra gần các trung tâm đô thị.

Tuy bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng đỉnh cao vẫn là mùa mưa. Hầu hết người bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản ở thể ẩn, nghĩa là không có triệu chứng lâm sàng. Một vài nghiên cứu cho biết: Có dưới 1% số người bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản biểu hiện bệnh trên thực tế với các dấu hiệu biểu hiện giống như cảm cúm, sốt, đau đầu… Chính điều này khiến cha mẹ rất dễ nhầm lẫn, chủ quan không đưa con đến viện ngay.

1) Phương thức lây truyền

  • Khởi đầu từ các ổ chứa viruslợn là động vật đóng vai trò chính. Khi muỗi hút máu của lợn có chứa virus và sau đó đốt người sẽ truyền virus sang người. Đây là con đường duy nhất khiến lây nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản. Cho tới nay chưa thấy có sự lây truyền bệnh từ người sang người.
  • Các triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản bao gồm: sốt xuất hiện đột ngột, nhức đầu, dấu hiệu màng não (cứng gáy, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, mê sảng, vật vã, trẻ em có thể bị hôn mê). Ảnh minh hoạ
  • Cần lưu ý là: Sau khi bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản, lợn không bị bệnh, nhưng nguy hiểm ở chỗ nó trở thành kho chứa, duy trì virus trong thiên nhiên, đồng thời lại là nguồn cung ứng quan trọng nhất cho muỗi đưa virus viêm não Nhật Bản lây sang người.
  • Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh, nhưng chủ yếu vẫn là hai loài muỗi Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui. Hai loài muỗi này thường sống ở ruộng lúa nước và chập choạng tối sẽ bay đến nơi có người và súc vật sinh sống để hút máu.

2) Dấu hiệu phát hiện bệnh

  • Nhiễm virut viêm não Nhật Bản thường không có triệu chứng. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 5-15 ngày. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt xuất hiện đột ngột, nhức đầu, dấu hiệu màng não (cứng gáy, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, mê sảng, vật vã, trẻ em có thể bị hôn mê).
  • Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương như: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cứng cổ, lú lẫn, co giật, đờ đẫn, hôn mê... trẻ nhỏ thóp phồng (nếu còn thóp), khóc tăng lên khi trẻ thay đổi tư thế hoặc gồng cứng người. Vì vậy, các chuyên gia y tế cho rằng, việc phòng tránh bệnh rất quan trọng. Hiện nay, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là tiêm phòng vaccin viêm não Nhật Bản. Ngoài ra, người dân cần ngủ màn, mặc quần áo dài, dùng các chất xua đuổi côn trùng để đề phòng muỗi đốt.
  • Khi mắc bệnh, trẻ thường có hiện tượng sốt cao 39 - 40 độ C, xuất hiện những cơn co giật nửa người hoặc toàn thân theo kiểu động kinh nhiều lần trong ngày, mắt trợn ngược, thở khò khè, nhiều đờm nhớt, nôn mửa và mê man.

  • Trẻ có thể tử vong vì suy hô hấp, trụy tim mạch. Nếu được cứu chữa kịp thời và tích cực, trẻ có thể khỏi bệnh nhưng bị những di chứng với nhiều mức độ nặng nhẹ như: bại liệt, cấm khẩu không nói được, mất trí nhớ, cử động dị thường ngoài ý muốn như run rẩy, uốn éo, lắc lư, gồng cứng người, động kinh... Tỉ lệ trẻ viêm não Nhật bản B bị di chứng khá cao: có đến 80% trẻ khỏi bệnh bị những di chứng thần kinh - tâm thần, có khi vĩnh viễn.
  • Đến nay, viêm não Nhật Bản cũng như nhiều bệnh khác do siêu vi gây ra là bệnh chưa có thuốc đặc trị. Điều trị chủ yếu là giảm bớt phần nào các triệu chứng, cứu người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch do suy hô hấp, trụy tim mạch. Sau đó, điều trị những di chứng phục hồi vận động, tâm thần nhưng kết quả điều trị phục hồi này rất hạn chế.

3) Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?

Hiện nay, căn bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Để phòng bệnh, cần tiêm vacxin, chống muỗi đốt và nhớ nằm màn khi ngủ. Ngoài ra, cần tích cực vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thả cá diệt bọ gậy, thu dọn rác thải, ở vùng nông thôn, miền núi cần loại bỏ tập quán nuôi súc vật như lợn gần nhà vì lợn là ổ chứa virut, muỗi đốt lợn sẽ lan tràn virut đi xa.

Vì cho đến hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản. Việc điều trị chủ yếu là hồi sức cấp cứu và điều trị triệu chứng như chống phù não, an thần chống co giật, kiểm soát nhiệt độ, hỗ trợ tuần hoàn, hô hấp, ngăn ngừa bội nhiễm... Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh nặng, có thể tử vong hoặc biến chứng nặng. Có đến 70-80% trẻ bị viêm não Nhật Bản mang những di chứng thần kinh - tâm thần. Dù được cứu chữa kịp thời và tích cực, những di chứng rất nghiệt ngã với nhiều mức độ như bại liệt, cấm khẩu, mất trí nhớ, cử động dị thường ngoài ý muốn, run rẩy, uốn éo, lắc lư, gồng cứng người, động kinh.

Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh khu chăn nuôi, phát quang bụi rậm, khơi thông hoặc lấp các cống rãnh, thường xuyên diệt muỗi, bọ gậy/lăng quăng. Vì bệnh chủ yếu do muỗi đốt truyền bệnh nên cần phải diệt muỗi và phòng chống muỗi đốt.

Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 7 năm trước

Viêm não Nhật Bản ở trẻ em là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, để lại di chứng nặng nề nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bởi đây là căn bệnh cấp tính do virus gây ra, làm tổn thương nghiêm trong hệ thần kinh trung ương. Thông qua một số dấu hiệu dưới đây, bố mẹ có thể phát hiện ra bệnh và chữa trị cho trẻ kịp thời.

Do viêm não có thể đi kèm với các bệnh do virus, nên các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của bệnh có thể được dự báo sớm hơn. Nhưng thường thì bệnh xuất hiện mà không có dấu hiệu cảnh báo. Các dấu hiệu nhẹ của viêm não thường gồm: Sốt, nhức đầu, kém ăn, mất năng lượng, có cảm giác bệnh nói chung.

Muộn hơn, trẻ thường có biểu hiện nôn và buồn nôn, thậm chí các trẻ không ăn gì cũng nôn. Đây là những biểu hiện các bậc phụ huynh cần phải nhận biết để đưa trẻ đến viện điều trị kịp thời. Nếu để muộn hơn nữa trẻ sẽ có biểu hiện thay đổi ý thức li bì, nói lẫn, hôn mê thậm chí là co giật. Tuy nhiên, khi để xuất hiện những biểu hiện này thì trẻ đã quá nặng, khả năng cứu chữa sẽ không cao.

Trẻ nhỏ dưới một tuổi thường có nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể đưa đến bại não. Trường hợp viêm não tổn thương nặng đến thân não, nơi có trung tâm hô hấp, tuần hoàn, điều nhiệt… bệnh nhân dễ tử vong. Nếu trẻ được chữa trị sớm, bệnh nhẹ, thì sẽ khỏi bệnh, trở lại bình thường. Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng trên khó phát hiện hơn, nhưng cũng có những dấu hiệu quan trọng có thể nhận thấy, bao gồm: nôn mửa; thóp đầu phình lên; khóc không ngừng hoặc rất khó đụng vào người trẻ. Trẻ bị viêm não trong vài ngày đầu thường có biểu hiện hơi khó chịu, kém ăn, lười chơi, hay quấy khóc. Sau đó đột ngột sốt cao 39-40 độ C, có thể dẫn đến bán hôn mê, hôn mê, co giật.

Bệnh viêm não nhật Bản là bệnh gây tử vong cao và cũng là một trong những bệnh để lại di chứng đặt biệt nặng nề (chiếm đến hơn 50%). Trong các trường hợp bệnh nhân mắc viêm não Nhật bản, tình trạng tổn thương tế bào não cũng như phù não gây nên các di chứng nặng nề như suy giảm khả năng học tập, mất trí nhớ, mất khả năng kiểm soát vận động cơ,động kinh, thay đổi nhân cách…

Qua đó, tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả và khả thi nhất. Ngoài tiêm vắc xin, bố mẹ phải thực hiện các biện pháp như vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà. Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đặc biệt lúc tranh tối tranh sáng đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.