Hỏi về răng miệng: Mình đánh răng 2 lần 1 ngày mà răng vẫn vàng, giúp mình với

mình đánh răng ngày 2 lần mà râng vẫn vàng,ngoài ra còn bị men trắng bám quanh răng mặc dù mình đã đánh răng rất kỹ(1 tuần là bàn chải mình đã toét loét rồi)khi đánh thì lớp men dó hết nhưng chỉ vài tiếng sau là bị lại.giờ mình phải làm sao,cho mình cách khắc phục.và mình đánh răng thế liệu có mạnh tay quá ko
le hoai phuong
le hoai phuong
Trả lời 15 năm trước
[red]5 nguyên tắc chăm sóc răng[/red] 1. Ứng xử với Flouride: Flouride là hợp chất khoáng giúp men răng thêm bền chắc, giảm sinh acid của các vi khuẩn trên mảng bám răng, phòng ngừa sâu răng và làm răng trắng bóng. Trẻ mới sinh dùng flouride 1/triệu giúp giảm khả năng sâu răng sữa, giảm 44% nguy cơ sâu răng vĩnh viễn về sau. Việc sử dụng flouride thường xuyên hạn chế mảng bám, tẩy trùng răng. Có thể tìm thấy flouride ở nước máy, ở kem đánh răng, nước xúc miệng các loại. Nhưng phụ nữ mang thai không nên nuốt flouride như uống nước lọc trực tiếp qua máy lọc, không đun sôi vì có thể ảnh hưởng đến cấu trúc răng của bé. Trẻ nhỏ cũng không cho nuốt nhiều flouride. Trong trường hợp bé chưa biết giữ bọt kem đánh răng trong miệng để nhổ ra thì phải chọn loại kem đánh răng không flouride. Nếu không chỉ nên dùng nước muối ấm đánh sạch răng cho bé là được. Tuyệt đối không dùng nước xúc miệng của người lớn cho bé mà không pha loãng bằng nửa cho người lớn, nhất là khi bé chưa biết xúc miệng nhổ ra. Như vậy răng mới không bị lốm đốm nâu, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ răng sau này. 2. Thói quen ăn uống: Răng cứng vậy nhưng cũng rất dễ tổn thương. Đồ ăn quá nóng, quá lạnh, dùng răng cắn mạnh vào vật cứng, ra sức xé thức ăn quá dai… là những thói quen nên thay đổi vì nó tác động trực tiếp đến lớp men răng, thấu qua lớp men răng để ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong răng như tủy răng, chân răng…, có thể làm sứt răng, ê răng, nặng hơn là hỏng lớp men răng, ảnh hưởng đến tủy răng. 3. Đối phó với tác nhân khách quan: Uống thuốc dòng tetracyline, đặc biệt trong giai đoạn hình thành răng, bị bệnh kém chuyển hóa can xi, bị vôi hóa… là những nguyên nhân khách quan khiến cho răng bị yếu, bị xỉn màu, dễ sâu răng. Chỉ có cách là đổi loại thuốc, giữ gìn sức khỏe và bổ sung vitamin D hỗ trợ răng kịp thời. 4. Phải biết kìm chế: Thuốc lá, cà phê, nước trái cây, rượu đỏ… là những thứ dễ làm đổi màu men răng. Nếu bất khả kháng nên tạo thói quen xúc miệng, đánh răng sau khi thưởng thức những thú vui này. Đơn giản hơn là nhai kẹo cao su không đường để chống mảng bảm và làm sạch bề mặt răng ngay sau khi có màu bám vào răng. 5. Chăm răng đúng cách: Thời gian cho một lần đánh răng tối thiểu là 2 phút, đủ để chải kỹ 3 mặt toàn bộ hàm răng, cho kem đánh răng ngấm đều và làm sạch các chất bẩn bám quanh răng. Khi đánh răng không cần dùng sức ấn mạnh bàn chải lên răng, lợi, vì bàn chải đã làm việc đó. Nên dùng bàn chải hoặc dụng cụ chuyên dụng làm sạch lưỡi để đảm bảo môi trường sạch sẽ trong miệng. Nên dùng chỉ nha khoa hỗ trợ làm sạch các kẽ răng bên trong. Sau khi đánh răng nên xúc miệng bằng nước xúc miệng để làm sạch mọi ngóc ngách trong miệng, đặc biệt là phần niêm mạc mềm quanh miệng. Việc khám răng định kỳ và lấy cao răng 6 tháng một lần là thói quen tốt.
Cafe đen
Cafe đen
Trả lời 15 năm trước
Chào em! Anh muốn hỏi nhỏ một chút là hồi bé em có dùng kháng sinh không? Răng em bị ố vàng thế này đã lâu chưa? Hay mới bị? Nếu răng của em bị đục vàng từ bên trong là do nhiễm kháng sinh Tétracycline mà em dùng lúc còn nhỏ bởi vì các hoạt chất trong kháng sinh Tétracycline có khả năng khuyếch tán vào mô canxi hóa mới hình thành, mà đặc biệt là những mầm răng mới hình thành, các muối của nguyên tố màu thấm vào men ngà của răng làm cho răng bị nhiễm màu. Việc dùng nước muối súc và đánh răng hàng ngày để cải thiện màu răng là không hiệu quả. Trong trường hợp này biện pháp có thể là dùng thuốc tẩy trắng có thành phần Peoxyt để khử màu của các muối có màu đã thấm vào men răng. Trường hợp của em không biết rõ mức độ nhiễm màu như thế nào, em nên đến Bệnh viện Răng Hàm Mặt để được gặp BS khám và tư vấn cách giải quyết cụ thể, hiệu quả. Nếu trường hợp răng đã bị nhiễm nặng không thể tẩy thì có thể dùng phương pháp phục hình sứ thẩm mỹ. Còn nếu thời gian gần đây răng em mới bị ố vàng thì theo anh em nên đi lấy cao răng 6 tháng 1 lần để cải thiện tình trạng mảng bám ở răng em ạ.
luutrongnghia
luutrongnghia
Trả lời 15 năm trước
hay lien lac voi toi, toi se giup ban het nhung van de ve rang, va ban se dc cac bac si tu van mien phi.ngoai ra ban con dc su dung nhung san pham tot nhat the gioi,phone01226667055