Bí kíp hấp dầu cho tóc mềm mượt hơn?

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Hấp dầu là một biện pháp chăm sóc, giúp tóc thoát khỏi tình trạng khô xơ, mất nước, đồng thời cung cấp độ ẩm và những chất dinh dưỡng cần thiết. Nhờ đó, tóc của bạn sớm thoát khỏi tình trạng khô xơ, chẻ ngọn và trở nên bóng mượt, giàu sức sống hơn cho việc chăm sóc tóc.

Sử dụng dầu xả thường xuyên thì có cần dùng dầu hấp tóc không?


Về cơ bản, sản phẩm dùng để hấp gần giống với xả về thành phần và công năng. Tuy nhiên thành phần đậm đặc hơn hẳn với nhiều dưỡng chất hơn nên dầu hấp tóc không được dùng thường xuyên như xả. Cũng chính vì lý do này mà một số loại dầu xả đậm đặc có thể được dùng như một loại hấp dưỡng thông thường.

Khi nào cần hấp dầu cho tóc?


Khi tóc bị khô xơ, gãy ngọn do ảnh hưởng của ánh nắng, bụi bẩn, sức nóng của các loại máy làm tóc, các hóa chất khi uốn, duỗi, nhuộm tóc… là lúc bạn cần hấp dầu cho tóc. Hấp dầu cho tóc sẽ giúp cân bằng độ ẩm, giảm khô xơ, gãy ngọn, nhất là đối với những người thường xuyên uốn, nhuộm, tạo kiểu tóc…


Tuy nhiên, bạn cũng không nên hấp tóc quá nhiều để tránh tóc dễ bị bết, bắt bụi và gây phản tác dụng. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên hấp dầu 2 lần/tháng đối với tóc thường và 1 lần/tuần đối với tóc bị hư hại do uốn nhuộm, hóa chất, tia cực tím…


Chọn dầu hấp tóc như thế nào?


Hiện trên thị trường có nhiều loại dầu hấp tóc được chiết xuất từ thảo dược, hoa quả, dầu ôliu, giàu vitamin E, H… Dù vậy, nếu dùng tùy tiện thì càng gây hại cho tóc. Tốt nhất nên chọn sản phẩm của những thương hiệu uy tín. Cần lưu ý, không phải sản phẩm đắt tiền là tốt cho tóc. Vấn đề là có sử dụng phù hợp với tóc hay không?

Nếu không thích sử dụng dầu hấp tóc bán sẵn, bạn cũng có thể tự chế dầu hắp tóc cho mình bằng các loại nguyên liệu tự nhiên. Chẳng hạn với tóc khô, hư tổn, bạn hãy dùng cà chua xắt lát hoặc xay nhuyễn thoa lên tóc. Một cách khác bạn cũng có thể thực hiện là dùng sữa chua trộn đều với chuối rồi đắp lên tóc hay dùng bơ trộn với mật ong, thoa lên tóc.

Với tóc thường hoặc tóc nhờn: lấy trứng trộn với sữa chua rồi thoa lên tóc đã được gội sạch khoảng năm phút; hoặc trộn nửa tách mật ong và hai muỗng dầu ôliu, sau đó thoa đều lên tóc và ủ trong 30 phút.

Nên hấp nóng hay hấp lạnh?


Hấp dầu cho tóc có hai loại chính là hấp nóng và hấp lạnh (hấp nguội). Tùy theo độ hư tổn của tóc mà bạn có thể lựa chọn hình thức hấp tóc cho phù hợp:

- Hấp nóng: Với những mái tóc thường và hư tổn nhẹ cần thêm dưỡng nhưng vì mức độ biểu bì mở ít nên cần tác động nhiệt hơi nước làm tăng độ mở biểu bì và đưa dưỡng chất vào sâu bên trong sợi tóc. Như vậy, những mái tóc thường và hư tổn nhẹ thì nên hấp nóng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

- Hấp nguội (hay còn gọi là hấp lạnh): Khi mái tóc của bạn đã qua nhiều lần sử dụng hóa chất, sự tổn thương sợi tóc cao thì biểu bì tóc sẽ có độ mở khá rộng. Khi hấp, bạn không cần nguồn nhiệt tác động thên nữa và hấp nguội (lạnh) là giải pháp hiệu quả.

Hấp nóng để nuôi dưỡng tóc luôn bóng đẹp, tuy nhiên dễ làm hỏng tóc hơn hấp lạnh. Mặc dù khi mới hấp nóng xong, cảm thấy tóc rất nhẹ, mềm và mượt, nhưng độ bền đẹp không lâu dài. Bởi khi hấp nóng, những mô tóc sẽ bị nở to ra, cấu trúc sợi bị vỡ, dễ làm tóc khô và chẻ ngọn. Vì vậy, mỗi tháng chỉ nên hấp một lần. Riêng tóc hư tổn nặng nên hai tháng đi hấp một lần và hấp lạnh hai ngày một lần. Với những tóc uốn nhuộm nên để một tuần sau hãy hấp nóng.

Hấp lạnh có tác dụng chữa trị tóc bị khô, xơ nghiêm trọng, giúp diệt khuẩn và cung cấp oxy cho tóc. Nếu tóc dầu nên hấp lạnh mỗi tháng một hoặc hai lần.

Hấp tóc tại nhà như thế nào?


Hấp lạnh cho tóc tại nhà: Sau khi gội sạch tóc, các bạn dùng khăn mềm để thấm bớt nước rồi thoa đều dầu ủ lên tóc. Tiếp đó, bạn hãy xoắn tóc thành lọn, gài cố định trên đầu rồi bọc tóc lại bằng nilon và dùng khăn cố định bên ngoài. Cuối cùng, bạn chỉ cần gội lại thật sạch sau 30 phút.

Hấp nóng cho tóc tại nhà: Bạn có thể sử dụng máy sấy ở nhiệt độ cao và sấy tới khi chiếc khăn bên ngoài nóng lên. Tuy nhiên, không nên sấy quá lâu ở nhiệt độ quá cao vì nó có thể làm tổn thương tóc của bạn!