Có ai biết sừng tê giác dùng làm gì không? Tôi có một mẩu nhưng không biết cách dùng, nó có tác dụng gì?

Dương Sơn Ngọc
Dương Sơn Ngọc
Trả lời 15 năm trước
dùng để chữa bệnh đó và giá của nó thì ... đắt khủng khiếp
cance
cance
Trả lời 15 năm trước
Sừng tê giác có tác dụng chữa bệnh, nhưng không phải bệnh nào cũng dùng được. Theo y học cổ truyền, tê giác vị chua mặn, tính lạnh vào 2 kinh tâm và can, có công dụng thanh nhiệt lương huyết, định kinh giải độc và cầm máu, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như thương hàn ôn dịch mà nhiệt nhập huyết phận, sốt quá hóa điên cuồng, co giật, sốt vàng da, ban chẩn, thổ huyết, chảy máu cam, ung độc, hậu bối... Theo kinh nghiệm cổ nhân, sừng tê giác có thể được dùng dưới dạng sắc hoặc tán bột hay mài lấy nước uống. Những người không phải đại nhiệt, không ôn độc, phụ nữ có thai thì không được dùng. Hiện nay tê giác thuộc loài động vật quý hiếm nên các quốc gia đều tuyệt đối cấm săn bắn, do vậy các nhà y học cổ truyền ở một số nơi đã nghiên cứu dùng thủy ngưu giác (sừng của con trâu) để thay thế và nhận thấy cũng có tác dụng tốt. Cũng chính vì người ta mách nhau sừng tê giác là "thánh dược" chữa "bách bệnh" nên nhiều người đã quá tin, gian thương lợi dụng nâng giá và buôn cả tê giác giả để lừa người bệnh, tiền mất nhiều mà bệnh không khỏi. Trường hợp của cháu cần được bác sĩ đông y hoặc tây y khám để có hướng điều trị đúng chứ không nên tin vào vị thuốc "bảo mệnh" này. [right]BS. Nguyễn Thị Hoa[/right]
Gà con
Gà con
Trả lời 15 năm trước
[b]Công dụng của sừng tê giác[/b] Tê giác là một loại động vật ăn cỏ, móng guốc, sống chủ yếu ở châu Phi và châu á. Bộ phận được dùng làm thuốc của tê giác là sừng. Theo y học cổ truyền, sừng tê giác có vị đắng, mặn, tính lạnh, không độc vào 3 kinh tâm, can, vị thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc, an thần giảm đau, được sử dụng trong gần 70 bài thuốc cổ dùng để trị các chứng viêm nhiệt; các trường hợp sốt cao, vật vã, mê sảng, co giật, phát cuồng, cầm máu và cường dương... với các thuốc nổi tiếng, công hiệu cao như: an cung ngưu hoàng hoàn, tử tuyết đan, tê giác hoàn, tê giác địa hoàng giải độc... mà các thầy thuốc đông y không ai không biết đến. Khi chưa có thuốc kháng sinh hiện đại, một số trường hợp nhiễm trùng yếm khí như cam tẩu mã phải dùng đến sừng tê giác mới có công hiệu. Ðặc biệt, được dùng trong các bệnh dịch như: viêm não, nhiễm trùng nhiễm độc sốt cao, liệt dương và nhiều chứng viêm nhiễm khác. Cách dùng thông thường là mài sừng tê giác trong nước nóng bằng dụng cụ sành sứ ráp cho tới khi nước mài trở thành dịch trắng đục như sữa để uống hay tán thành bột mịn uống mỗi ngày 0,5 đến 1gam; hoặc làm thành viên kèm theo thuốc khác tùy mục đích chữa bệnh. Cần lưu ý không dùng sừng tê giác cho người mang thai; những người thể tạng hàn (thường sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân lỏng, nát, sống phân, nước tiểu trong và nhiều...) mà không có sốt. Không ít y văn và trong dân gian được lưu truyền những huyền thoại về vị thuốc này giải quyết bệnh nan y. Ngày nay, một số trường hợp ung thư bạch cầu, viêm não Nhật Bản được điều trị phối hợp sừng tê giác. Tuy nhiên, cũng cần phải nêu ra là: Chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố về vấn đề này; khoa học ngày nay cũng mới chỉ xác định được một số chất chứa trong sừng như: keratin, canxicarbonat, canxiphotphat, acid amin; nước chiết có phản ứng alcaloid; chưa phát hiện được hoạt chất tác dụng. Sừng tê giác là một loại thuốc quý, hiếm, giá thành cao (khoảng 25 đến 45 triệu VN đồng/100g), do vậy đầu tư cho các nghiên cứu làm sáng tỏ tính năng tác dụng của loại dược liệu này còn phải chờ đợi trong tương lai. Trên thị trường hiện nay trôi nổi nhiều loại sừng có nguồn gốc khác nhau. Một số gian thương làm giả sừng tê giác từ sừng trâu, sơn dương... Ðặc biệt người mua dễ nhầm lẫn với sừng trâu nước. Nhìn cảm quan bên ngoài ít ai phân biệt được thật, hư; thậm chí khi chiếu đèn soi, loại sừng này cũng phát ra ánh sáng hồng như sừng tê giác thật. Chỉ khi soi dưới kính hiển vi hoặc công nghệ hiện đại mới phân biệt được sự khác biệt về tổ chức học của hai loại sừng này. Vì vậy, người tìm mua sừng tê giác cần có sự tham vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực này. (Nguồn: SK&ĐS ,Ts.Lê Lương Đống) [b]Sừng tê giác giá hàng trăm triệu đồng[/b] 22-03-2006 14:08:43 GMT +7 Với những giá trị và công hiệu của sừng tê giác trong việc chữa các bệnh nan y nên nhiều người đã quyết tâm săn lùng bằng được những chiếc sừng tê giác với mọi giá. Tuy nhiên, không ít người đã mất hàng trăm triệu đồng để mua phải một chiếc... sừng trâu. Theo các tài liệu đông y cổ thì toàn thân tê giác là một kho thuốc. Da tê giác có thể hút được nọc độc rắn cắn, giải độc vết thương chó dại cắn... Một số ông chủ của các cửa hiệu đặc sản rắn ở làng Lệ Mật (Long Biên, Hà Nội) cho biết: Trong người họ lúc nào cũng có một miếng da tê giác, khi bị rắn độc cắn thì chỉ cần lấy miếng da tê giác áp vào vết thương, nó sẽ dính chặt như có nam châm; khi nào hút hết nọc độc, miếng da sẽ tự động nhả ra. Máu tê giác pha rượu có thể chữa được bệnh tiểu đường, phong thấp (?!); phân tê giác phơi khô, đem sao với một số dược liệu rồi ngâm với rượu có thể chữa được bệnh tê th p đau nhức kinh niên... Tuy nhiên, tất cả những gì tinh tuý nhất đều tập trung ở chiếc sừng với những hoạt chất có tác dụng như "thần dược", mà bằng phương pháp nghiên cứu thông thường thì không thể biết đó là chất gì. Theo đông y, đây là loại biệt dược cao cấp, là vị thuốc có tác dụng "thanh huyết, giải độc và định kinh" chữa các bệnh như động kinh, thổ huyết, nhiễm độc... Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại (thử nghiệm trên động vật) cho thấy, sừng tê giác có tác dụng làm hưng phấn cơ tim, tăng sức co bóp, tăng nhịp và tăng cung lượng tim, giải nhiệt, trấn tĩnh, chống co giật. Nó cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, rút ngắn thời gian đông máu; giảm tỉ lệ tử vong do độc tố. Do có những công hiệu đặc biệt như nói ở trên, nên hiện nay, giá một kg sừng tê giác Châu Phi trên thị trường "chợ đen" ở Việt Nam có giá dao động từ 17.000 - 20.000USD; nếu là sừng tê giác Châu Á thì giá lên đến 25.000USD/kg. Vì vậy, với một chiếc sừng tê giác nặng khoảng 1,5kg thì nó sẽ có giá trị tương đương 1 chiếc xe ôtô. Dân buôn trong nghề còn cho biết rằng ở các thị trường ưa chuộng và có truyền thống sử dụng sừng tê giác lâu đời như Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc thì một kilôgram sừng tê có giá không dưới 40.000USD. Ngay cả da tê giác cũng có cái giá không "mềm" chút nào: Gần 2.000USD/kg. Tuy nhiên, do giá tiền của một chiếc sừng tê quá lớn, nên hiện nay trên thị trường đã xuất hiện sừng tê giác gi . Những kẻ làm giả đã lấy sừng trâu, tiện thành từng lớp rất mỏng, sau đó dùng khuôn nhiệt ép mỏng lại thành một chiếc sừng tê giác nhái; đặc biệt hơn, không biết bằng công nghệ nào mà những kẻ làm giả có thể làm được những tia máu và những màu sắc đặc trưng của sừng tê giác. Nếu không phải là dân trong nghề thì khó có thể biết được đây là "hàng nhái", và người mua có thể mất hàng trăm triệu như chơi. Sừng tê giác là mặt hàng được các tay buôn lậu săn lùng bởi giá trị sinh lời của một chiếc sừng tê khi mua tận gốc, bán tận ngọn có thể tới hàng chục ngàn USD. Ngày 13-12-2005, TAND TP.Hà Nội đã tuyên phạt 2 năm tù với một du học sinh Việt Nam khi anh này mang về nước 2 chiếc sừng tê nặng khoảng 11kg mua tại Nam Phi. Cặp sừng tê giác này được Sở Tài chính HN định giá gần 3 tỉ đồng. [b]SỪNG TÊ GIÁC CÓ PHẢI LÀ THẦN DƯỢC?[/b] Phúc đáp Trích dẫn Sừng tê giác trước nay luôn được xem là một thứ dược phẩm quý hiếm! Tê giác là loài động vật có tên trong "sách đỏ" cần được bảo vệ. Trong dân gian, người ta cho rằng sừng tê giác có tác dụng kích dục, giúp trường thọ và hạ sốt, chữa được ung thư và đái tháo đường. Trong bài viết này, chúng tôi tổng hợp tài liệu nước ngoài đề cập đến một số tác dụng của sừng tê giác để bạn đọc tham khảo. Việc sử dụng sừng tê giác vào mục đích chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cần phải căn cứ trên những cơ sở khoa học, không nên mù quáng chạy theo những lời mách bảo có tính chất vụ lợi vì mục đích thương mại. TÊN KHOA HỌC Tê giác có tên khoa học là Rhinoceros. Vào khoảng thế kỷ 14, tên "Rhinoceros" đã được đặt cho tê giác - một loài động vật quý hiếm dựa vào chính đặc điểm của nó, đó là một cái sừng lớn mọc ra từ mũi. Theo tiếng Hy Lạp, "rhis" có nghĩa là mũi và khi kết hợp với các từ khác "rhis" được viết thành "rhin"; còn "keras" có nghĩa là sừng. Vì thế tê giác, con vật có sừng ở mũi được gọi là "Rhinoceros" ("k" trong tiếng Hy Lạp, khi viết sang một thứ tiếng khác, sẽ trở thành "c"). SỰ QUÝ HIẾM CỦA SỪNG TÊ GIÁC Không phải đến bây giờ sừng tê giác mới được xem là loại dược phẩm quý hiếm. Vào thời Hán ở Trung Quốc, do sự sát hại tê giác trong suốt thời Ðông Chu, sừng tê giác đã trở nên rất khan hiếm, đến nỗi chúng phải được nhập khẩu từ nước ngoài. Cuối thời Tây Hán, sừng tê giác được coi là một thứ trang sức quý giá, sau này người ta đã tìm thấy những cái chén làm bằng sừng tê giác được chôn theo chủ nhân của nó cùng nhiều sừng tê giác gi làm bằng gỗ và đất sét. Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy những bộ xương hoàn chỉnh của loài tê giác một sừng Javan trong các lăng mộ thời Tây Hán. Những bằng chứng khảo cổ này đã khẳng định lại những ghi chép lịch sử tìm thấy vào thời Thục Hán liên quan đến hoàng đế Wang Mang thời Hán hay triều Tần. Sau khi chiếm ngôi vua Hán, để củng cố thế lực, Wang Mang đã cử người sang các nước chư hầu để gợi ý cống nạp sừng tê giác cho triều đình của ông. "Trong suốt thời kỳ Hoàng thái hậu nắm quyền, quyền lợi của mọi người
Le Hoang Bao Khanh
Le Hoang Bao Khanh
Trả lời 15 năm trước
Xin loi toi khong the nhap duoc bang tieng viet. Nhung de tra loi cau hoi cua ban thi sung te giac co tac dung chua benh viem nhiem, giai doc. Cu danh vao gogle ban se co du thong tin ve no. Toi cung dang can mot it de chua benh cho Ba toi nhung no wa dat tien de mua , va de bi gat do no rat giong voi sung cua côn trau nuoc. Ba toi hien dang bi tieu duong va u ac tinh o mat. Nguoi ta noi no co the giup tang khang the thi xa tri se co tac dung nhanh hon. Ban co muon ban khong? Xin vui long lien he theo email : bKhanh2001@yahoo.com. Cam on ban da doc. BK
Nguyễn duy Quảng
Nguyễn duy Quảng
Trả lời 13 năm trước

Cách thử:

Bạn lấy một miếng mẻ sành hoặc một cái gì tương tự bằng đất nung, loại tốt, cứng.

Rửa sạch bằng nước sôi.

Cho vào đấy 20-40mL rượu trắng (hoặc vodka).

Mài nhẹ sừng tê vào mẻ sành chừng vài phút. Rượu sẽ có màu trắng đục như sữa và có mùi thơm đặc trưng. Nếu không trắng như sữa hoặc không thơm thì đó là giả.

Để tự tạo kinh nghiệm cho bạn, trước khi thực hiện với sừng tê giác, bạn thử tìm 1 cái sừng trâu già, mài thử như tôi hướng dẫn và xem kết quả, ngửi thật kỹ để biết mùi sừng trâu (hơi khét) rồi khi bạn làm với sừng tê thì bạn mới phân biệt được thật giả.

Tác dụng của sừng tê thì nhiều vô kể, thật cũng có mà phóng đại cũng có. Bản thân tôi thì đã uống rượu mài sừng tê khi còn nhỏ (4-10 tuổi). Mỗi lần tôi hoặc các anh em trong nhà sốt mà có nổi hạch ở nách, bẹn, Bà Nội tôi mài sừng tê như tôi vừa kể và cho uống, tôi sẽ hạ sốt. Nhưng thực sự thì đó chỉ là một cách dùng của nông dân và quá phí phạm, nhưng do đó là sừng của Ông Nội tôi mua được của những bạn săn người dân tộc thiểu số, với giá rẻ nên mới dùng như thế. Sau này, khi tôi lớn và đi học đại học Dược thì tiếc vô cùng nhưng nó đã hết. Tuy nhiên, có lẽ do uống một cách phí phạm như thế mà sức khỏe tôi rất tốt.

Bạn thử và nếu được thì thông tin cho tôi kết quả để tôi có thể giải thích thêm, vì rất khó diễn tả bằng lời, chỉ có ai đã từng cầm sừng tê thật rồi thì mới phân biệt được dễ dàng.

2-Người ta có thể phân biệt sừng tê giác với sừng trâu vì sừng trâu rất cứng, chỉ có thể mài được chứ không thể bóc tách được. Còn với sừng tê giác người ta có thể bóc tách được, tựa như bóc tách xơ của quả dừa. Khi đi mua sản phẩm, người dân nên lưu ý để không phải bỏ tiền thật mua sản phẩm dởm, vì phải mất một khoản tiền lớn (giá của mỗi lạng sừng tê giác bây giờ khoảng 3.000 - 4,000 USD).

3-Sừng tê giác xuất phát từ mô lông, còn sừng các loại khác xuất phát từ mô xương, vì thế sừng tê giác có thể bóc tách được.

4-Ngoài cách đốt lông để ngửi, có thể dùng dao bổ dọc miếng sừng, nếu không kéo được sợi nào thì đích thị là sừng dỏm. Cẩn thận hơn, chỉ cần đổ ít nước ấm vào đáy đĩa, đem sừng ra mài, nước đục như nước vo gạo, nếu nhìn nghiêng mà không thấy ánh sáng tím lóe lên, chắc chắn đó không phải là sừng tê giác.

Ngoảnh Mặt Làm Ngơ
Ngoảnh Mặt Làm Ngơ
Trả lời 7 năm trước

Các bác có biết siêu giác quan là gì không?

http://goldkids.vn/sieu-giac-quan/