Tại sao mùa đông cơ thể ko lạnh, tay chân thì lạnh buốt luôn?

Tại sao mùa đông cơ thể ko lạnh, tay chân thì lạnh buốt luôn? mặc dù có mang vớ và găng tay?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước

Thân nhiệt của cơ thể phần lớn là do dòng máu cung cấp, nơi nào lưu lượng máu nhiều và nằm càng gần gan thì sẽ ấm hơn ( gan là bộ phận có nhiệt độ cao nhất cơ thể ), tay và chân là những bộ phận nằm xa trung tâm nhiệt, máu mang nhiệt sau khi vượt qua một mạch máu khá dài thì nhiệt sẽ bị thất thoát bớt, nên máu ở tay và chân lạnh hơn máu ở thân người, nhất là khi ít vận động, nhu cầu máu từ tay chân ít nên tốc độ và áp lực máu trong mạch ổn định ở mức trung bình.

Bạn thử chạy nhảy liên tục trong 20' sẽ thấy nhiệt độ tay chân tăng liền à ^^
Mùa này cũng nên mang tất và găng tay để giữ ấm, nếu ko đủ ấm bạn có thể tỉnh thoảng xoa xoa tay chân để kích thích máu lưu thông :)

Theo mình thì bạn nên mặc đồ nhiều vào 1 chút vì cơ thể chúng ta khi thoát nhiệt độ sẽ làm cho tay và chân chúng ta lạnh buốt.vì mùa đông nhiệt độ bên ngoài rất lạnh dể làm cho cơ thể chúng ta mất độ ấm.
bạn có thể hiểu khi con người ta bị sốt cao khi uống thuốc hạ nhiệt là tay chân của họ đều lạnh cả vì chức năng của thuốc đã giúp cho cơ thể chúng ta thoát nhiệt(vì ta chân la đường thoát nhiệt )
mình chỉ cho bạn ý kiến của mình chứ kg phải đọc sách hay dựa theo căng bản đâu nhé,nhưng mình nghĩ là 60%là đúng bạn hãy thử làm theo lời mình nói.

Phạm Thùy Linh
Phạm Thùy Linh
Trả lời 13 năm trước

Muốn loại bỏ tình trạng tay chân tê cóng vào mùa đông nhất định phải thực hiện những biện pháp dưới đây, những ngày chớm đông năm nay, tay chân của bạn sẽ ấm hơn, da dẻ cũng sẽ mịn màng hơn.

1. Năng vận động, năng sử dụng đôi tay

Buổi sáng mùa đông rất dễ khiến người ta nằm “nướng” trên giường, nhưng nếu quyết tâm tránh khỏi tình trạng tê cóng tay chân, bạn nên dậy sớm tập thể dục, luyện tập sức khỏe là sự lựa chọn tốt nhất! Tập đi bộ, bước vừa phải, hai tay đung đưa theo nhịp bước, đi bộ trong 30 phút, toàn thân sẽ nóng dần lên. Tập thể dục buổi sáng có thể đẩy mạnh sự trao đổi chất và tuần hoàn máu, còn có thể giúp bạn tràn đầy sức sống, sẽ không bị lạnh nữa.

Nếu không gian hạn chế, bạn cũng có thể thử leo cầu thang hoặc nhảy tại chỗ, làm vài động tác giúp ra mồ hôi là được. Những động tác này có thể giúp bạn điều tiết nhiệt độ cơ thể. Bình thường khi đi làm, sau khi làm việc 40 phút tốt nhất nên đứng dậy đi vài vòng, trong lúc làm việc cũng có thể cử động đầu ngón tay, đầu ngón chân để có thể giúp máu tuần hoàn.

2. Bổ sung nhiều vitamin E

Vitamin E có thể mở rộng mạch máu ở những vùng cuối cùng của cơ thể, đẩy mạnh tuần hoàn máu, nhưng tác dụng vitamin E phản ứng rất chậm, duy trì trong 3 tháng mới thấy hiệu quả.

3. Ăn nhiều thực vật chứa vitamin B3

Vitamin B3 không chỉ có lợi đối với việc ổn định hệ thống thần kinh và hệ thống tuần hoàn mà còn cải thiện trạng thái thần kinh căng thẳng, tiêu chảy do căng thẳng, viêm da…có thể mở rộng mạch máu ở phần cuối cơ thể cải thiện tình trạng lạnh cóng tay chân. Nếu dùng nhiều còn giúp da mặt hồng hào, ấm áp. Những thực phẩm có nhiều vitamin B3 như gan, trứng, sữa tươi, gạo tấm, chế phẩm từ lúa mạch, mè, nấm đông cô, đậu phộng, đậu xanh, cà phê…

4. Ăn nhiều quả hạch, cà rốt

Thường ăn nhiều quả hạch như nhân hạch đào, mè…có thể giúp cơ thể của bạn ấm áp hơn. Các loại rau xanh như hẹ, cà rốt, bông cải, cải bó xôi, quả hạnh, đào, đu đủ…đều là sự lựa chọn tốt nhất của những người bị chứng tê cóng tay chân. Thịt bò, thịt dê, hải sản, gạo nếp, đậu nành, đậu hủ, mè, đường nâu…thuộc loại thực phẩm tính nóng ấm, là những thực phẩm mà những người thường bị tê cóng chân tay nên chọn dùng.

5. Tập ăn đồ cay

Những gia vị cay như ớt, tiêu, mù tạt, tỏi tây, hành lá, cà ri…đều có thể đẩy mạnh tuần hoàn máu. Bình thường khi ăn uống có thể dùng kết hợp với những loại gia vị này, như thêm một ít tương ớt khi ăn mì xào, bún xào; thêm một ít tiêu khi dùng canh; kết hợp dùng súp chua cay khi ăn sủi cảo…Như thế bạn đã có thể nạp vào cơ thể rất nhiều thức ăn cay rồi!

6. Thường ăn thực phẩm bổ dưỡng

Mùa đông ăn những thức ăn như trà sâm, vịt hấp gừng, trà quế viên, mè đen, chè...không chỉ làm ấm cơ thể mà còn có thể bồi bổ cơ thể. Trong đông y có rất nhiều thảo dược có thể cải thiện tình trạng tê cóng chân tay như nhân sâm, đảng sâm, đương quy, hồng sâm, lộc nhung, thố ti tử, ngọc quế, nhục thung dung, tiên mao, ngọc quế tử, quế chi, ma hoàng, gừng khô, tiêu hột, tiêu bột, nhục đậu khấu, thảo hoàng khấu… có thể ướp trà, sắc nước uống, chế biến với thức ăn đều được.

mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Muốn loại bỏ tình trạng tay chân tê cóng vào mùa đông nhất định phải thực hiện những biện pháp dưới đây, những ngày chớm đông năm nay, tay chân của bạn sẽ ấm hơn, da dẻ cũng sẽ mịn màng hơn.

1. Năng vận động, năng sử dụng đôi tay

Buổi sáng mùa đông rất dễ khiến người ta nằm “nướng” trên giường, nhưng nếu quyết tâm tránh khỏi tình trạng tê cóng tay chân, bạn nên dậy sớm tập thể dục, luyện tập sức khỏe là sự lựa chọn tốt nhất! Tập đi bộ, bước vừa phải, hai tay đung đưa theo nhịp bước, đi bộ trong 30 phút, toàn thân sẽ nóng dần lên. Tập thể dục buổi sáng có thể đẩy mạnh sự trao đổi chất và tuần hoàn máu, còn có thể giúp bạn tràn đầy sức sống, sẽ không bị lạnh nữa.

Nếu không gian hạn chế, bạn cũng có thể thử leo cầu thang hoặc nhảy tại chỗ, làm vài động tác giúp ra mồ hôi là được. Những động tác này có thể giúp bạn điều tiết nhiệt độ cơ thể. Bình thường khi đi làm, sau khi làm việc 40 phút tốt nhất nên đứng dậy đi vài vòng, trong lúc làm việc cũng có thể cử động đầu ngón tay, đầu ngón chân để có thể giúp máu tuần hoàn.

2. Bổ sung nhiều vitamin E

Vitamin E có thể mở rộng mạch máu ở những vùng cuối cùng của cơ thể, đẩy mạnh tuần hoàn máu, nhưng tác dụng vitamin E phản ứng rất chậm, duy trì trong 3 tháng mới thấy hiệu quả.

3. Ăn nhiều thực vật chứa vitamin B3

Vitamin B3 không chỉ có lợi đối với việc ổn định hệ thống thần kinh và hệ thống tuần hoàn mà còn cải thiện trạng thái thần kinh căng thẳng, tiêu chảy do căng thẳng, viêm da…có thể mở rộng mạch máu ở phần cuối cơ thể cải thiện tình trạng lạnh cóng tay chân. Nếu dùng nhiều còn giúp da mặt hồng hào, ấm áp. Những thực phẩm có nhiều vitamin B3 như gan, trứng, sữa tươi, gạo tấm, chế phẩm từ lúa mạch, mè, nấm đông cô, đậu phộng, đậu xanh, cà phê…

4. Ăn nhiều quả hạch, cà rốt

Thường ăn nhiều quả hạch như nhân hạch đào, mè…có thể giúp cơ thể của bạn ấm áp hơn. Các loại rau xanh như hẹ, cà rốt, bông cải, cải bó xôi, quả hạnh, đào, đu đủ…đều là sự lựa chọn tốt nhất của những người bị chứng tê cóng tay chân. Thịt bò, thịt dê, hải sản, gạo nếp, đậu nành, đậu hủ, mè, đường nâu…thuộc loại thực phẩm tính nóng ấm, là những thực phẩm mà những người thường bị tê cóng chân tay nên chọn dùng.

5. Tập ăn đồ cay

Những gia vị cay như ớt, tiêu, mù tạt, tỏi tây, hành lá, cà ri…đều có thể đẩy mạnh tuần hoàn máu. Bình thường khi ăn uống có thể dùng kết hợp với những loại gia vị này, như thêm một ít tương ớt khi ăn mì xào, bún xào; thêm một ít tiêu khi dùng canh; kết hợp dùng súp chua cay khi ăn sủi cảo…Như thế bạn đã có thể nạp vào cơ thể rất nhiều thức ăn cay rồi!

6. Thường ăn thực phẩm bổ dưỡng

Mùa đông ăn những thức ăn như trà sâm, vịt hấp gừng, trà quế viên, mè đen, chè...không chỉ làm ấm cơ thể mà còn có thể bồi bổ cơ thể. Trong đông y có rất nhiều thảo dược có thể cải thiện tình trạng tê cóng chân tay như nhân sâm, đảng sâm, đương quy, hồng sâm, lộc nhung, thố ti tử, ngọc quế, nhục thung dung, tiên mao, ngọc quế tử, quế chi, ma hoàng, gừng khô, tiêu hột, tiêu bột, nhục đậu khấu, thảo hoàng khấu… có thể ướp trà, sắc nước uống, chế biến với thức ăn đều được.