Đau nhức lúc trời trở lạnh

Năm nay tôi 18 tuổi. Một năm trở lại đây tôi rất hay đau chân tay, nhiều nhất ở dưới bàn chân và mắt cá chân, đôi khi lan lên cả đầu gối, khuỷu tay và khớp ngón tay. Vì đau ở bàn chân nên tôi di chuyển rất khó.

Tôi đã đi chữa nhiều nơi nhưng đến nay vẫn chưa khỏi. Thử máu bác sĩ nói không bị gì về xương khớp cả, mọi thứ bình thường. Xin được tư vấn giúp.

fhgkjhljjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj
fhgkjhljjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn

HẦU HẾT CÁC CHỨNG BỆNH BÀN CHÂN CÓ BẢN CHẤT CƠ SINH HỌC

Nhiều chứng bệnh bàn chân có thể chữa khỏi nhờ được kê toa và sử dụng đế chỉnh hình bàn chân được thiết kế theo chất lượng y khoa.

Hai trong số những bệnh thông thường nhưng lại rất đau đớn là viêm cơ mạc bàn chân (plantar fasciitis) và chứng đau cựa gót chân (heel spurs).

Thủ thuật thần kinh cột sống, vật lý trị liệu và sử dụng đế chỉnh hình bàn chân có thể chữa được hai chứng bệnh nói trên.

Viêm cân mạc bàn chân là do dây chằng cơ nối gót bàn chân với phía trước bàn chân bị sưng. Viêm cân mạc bàn chân thường xảy ra ở chỗ tiếp xúc với gót; tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở chỗ khác trên dây chằng cơ bàn chân.

Cựa gót là mảnh xương nhô ra ở dưới xương gót chân, và nằm bên trong cơ mạc bàn chân. Khi đi cựa cấn vào dây cơ gây ra những chỗ rách. Điều này gây ra sưng và đau gót chân. Đôi khi cơn đau có thể truyền vào vòm bàn chân.

Dấu hiệu chẩn đoán những bệnh này là đau ở gót chân hay vòm chân khi buổi sáng đứng dậy sau khi ngủ, cơn đau dần dần giảm khi đi. Nó cũng có thể tiếp tục đau khi đi tiếp. Cơn đau giảm dần khi nghỉ ngơi. Đế chỉnh hình bàn chân và tập thể dục bàn chân có thể chữa được bệnh này một cách hiệu quả.

Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái (Bunions)

Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái là sự biến dạng phía trước bàn chân. Điều kiện gây biến dạng là dây chằng và cơ giữ xương và khớp với nhau mềm dẻo hơn bình thường. Sự bất thường này là kết quả của sự khiếm khuyết về phương diện sinh hóa bàn chân gọi là quay sấp (pronation).

Quay sấp là sự quay bàn chân hướng ra phía ngoài ở mắt cá, khiến cho bệnh nhân có khuynh hướng đi bằng phía trong bàn chân. Khi điều này xảy ra, bệnh nhân đặt trong lượng cơ thể của mình lên ngón cái và xương bàn chân thứ nhất (first metatarsal). Kết quả tạo ra một cái bứu ở cuối ngón cái, và ngón cái bị đẩy về phía ngón chân thứ hai. Khi bị bệnh bàn chân bẹt cùng lúc với chứng quay sấp, bàn chân trở nên dẻo hơn và hình thành chứng viêm bao hoạt dịch. Sự phát triển của chứng viêm bao hoạt dịch có thể xảy ra nhanh chóng do:

• Đi giày gót cao hoặc mũi nhọn. Những loại giày này làm cho áp lực bất thường đặt lên ngón cái và đẩy nó về phía ngón thứ hai; Nó làm kích thích đầu xương ngón chân thứ nhất tạo ra cái bứu (khi xương bị kích thích nó nở lớn).

• Chấn thương ở phía trong bàn chân hay ở ngón cái có thể gây tổn hại xương bàn chân thứ nhất hay khớp ngón chân và đẩy nhanh quá trình hình thành viêm bao hoạt dịch.

Ngón chân đầu búa

Ngón chân đầu búa là kết quả của khớp ngón chân bị biến dạng, căng cơ nối ngón chân, và xương ngón chân không thẳng. Ngón chân đầu búa là ngón chân cong về phía trên ở đoạn giữa đốt ngón chân làm cho đoạn này cọ vào phía trên mũi giày.

Phần còn lại của ngón chân đầu búa cong xuống do đó, thay vì toàn thể ngón chân đỡ trọng lượng thì chỉ có phần đầu ngón phải chịu. Phần trên ngón chân, đầu ngón chân hoặc cả hai có thể đau.

Phương pháp sau đây được những nhà chuyên về bệnh học bàn chân sử dụng để làm giảm áp lực và giảm đau các ngón chân và giữ cho ngón chân thẳng ngăn ngừa bệnh nặng thêm.

Chứng bàn chân bẹt

Những bệnh nhân có độ cong bàn chân thấp hay không có độ cong bàn chân nói rằng họ bị chứng bàn chân bẹt hay vòm bàn chân xẹp. Vòm bàn chân xẹp gây ra những bệnh như viêm bao hoạt dịch (bunions), mụn cóc, đau gân gót chân (Achilles tendonitis), đau cẳng chân, đau gót, đau đầu gối và đau mắt cá chân.

Một triệu chứng cần quan sát là sự mòn vẹt đế giày không bình thường. Giày của người bị chứng bàn chân bẹt mòn phần gót phía trong và phần ngoài vùng mũi giày. Để làm kiểm tra bạn có thể xem dấu chân của mình. Một bàn chân bình thường để ít dấu vết ở phần vòm bàn chân vì phần này nâng lên khỏi mặt đất. Bàn chân bẹt để lại dấu chân lớn.

Nguyên do chủ yếu của chứng bàn chân bẹt là sự quay. Điều này có thể được ngăn ngừa bằng cách dùng đế chỉnh hình đặt vào giày. Nhờ đó người có bàn chân bẹt không còn phải chịu đựng những chứng đau lưng, đau đầu gối khi đi đứng và chạy nhảy.

Chứng đau dây thần kinh Morton

Chứng đau dây thần kinh morton có đặc trưng đau, tê hay nóng bỏng ở phía đầu bàn chân, đặc biệt giữa ngón thứ ba và thứ bốn.

Chứng Morton Neuroma cũng giống như những bệnh học bàn chân khác, xảy ra do cấu trúc cơ sinh học yếu, bị kích thích do vận động lặp đi lặp lại. Những triệu chứng đau nhức này nhất thời hay kinh niên tùy theo mức độ nặng nhẹ. Những triệu chứng này tác động vào những cấu trúc không bền vững nhất hay những “mắc xích yếu nhất” trong chuỗi động học liên quan tới hoạt động lặp đi lặp lại. Thí dụ sự xoay quá mức, kết quả từ cấu trúc sinh học yếu, có thể dẫn tới bệnh đau cân mạc bàn chân, đau cẳng chân, hay các chứng đau đầu gối. Thường sự quay quá mức được nhận định là nguyên do các chứng trên, nhưng thực ra như đã được trình bày, nó chỉ là triệu chứng.

Lý do thực sự của vấn đề là bàn chân mất khả năng định vị, cố định cấu trúc vòm trước khi gót chạm đất, điều này có thể xảy ra do các ngón chân bị gò bó trong đôi giày không vừa. Sự xẹp vòm các đốt xương bàn chân dẫn tới áp lực và kích thích dây thần kinh giữa các ngón chân.

Chứng đau gân Achilles (gân cơ bắp chân)

Triệu chứng đau gân Achilles bao gồm viêm gân cơ bắp chân cộng với đau nhói sau gót.

Người bệnh cảm thấy đau sau khi ngủ dậy đi vài bước hoặc sau một thời gian nghỉ lâu.

Nó do những tổn thương nhỏ xảy ra ở gân Achilles do dãn hay do tập luyện quá mức bắp thịt chân ( tập “quá nhiều, quá sớm”.)

Bàn chân người bị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng nhiều nơi trên cơ thể, ngay cả khi bệnh đang bị khống chế. Người mắc bệnh tiểu đường có sức đề kháng kém đối với các vết thương, đặc biệt là ở chân. Vết thương của họ đặc biệt lâu lành và có khuynh hướng dễ nhiễm trùng. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến bàn chân theo những cách thức dưới đây:

    1. Đường ảnh hưởng tới thần kinh chân, gây ra các chứng đau thần kinh ngoại vi. Chứng đau thần kinh ngoại vi có thể gây ra cảm giác kỳ lạ ở bàn chân (nóng bỏng, ngứa ran, tê, …) hoặc mất cảm giác. Sự mất cảm giác làm cho người bị tiểu đường dễ bị xây xước, gãy chân mà không biết. Điều này làm cho dễ bị nhiễm trùng; vết thương chữa không lành; những bệnh về xương và khớp có thể làm biến dạng bàn chân.

    2. Đường máu cao cũng có thể ảnh hưởng tới những mạch máu nhỏ hơn ở bàn chân, gây ra những bệnh về mạch máu ngoại vi. Điều này làm cho lượng máu, chất dinh dưỡng và oxy đưa tới da, bắp thịt, mỡ, xương bị giảm. Nó làm cho các tế bào bị teo và gây ra mất khả năng chữa lành từ những vết cắt nhỏ cho tới các chỗ gẫy xương lớn.

    3. Sự hấp thu trở lại (teo) lớp đệm bảo vệ tự nhiên ở lòng bàn chân. Đây là bệnh do các mạch máu ngoại biên (P.V.D) hoặc quá trình lão hóa tự nhiên. Khi lớp đệm mỡ trở nên mỏng và hoàn toàn bị hấp thu trở lại, nó không thể bảo vệ da chống lại áp lực xương đè lên. Điều này làm cho da bị áp lực rất lớn ở phía dưới xương và gây ra viêm, loét, dần dần lớp da viêm loét bị nhiễm trùng. Những vấn đề này có thể trở nên nghiêm trọng mà người bệnh tiểu đường không biết nếu bệnh nhân bị các chứng thần kinh ngoại vi.

    Tóm lại, chân người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ ngay cả khi lượng đường máu đã bị khống chế. Về phương diện thực hành, tôi thấy rằng Đế Chỉnh Hình Bàn Chân theo đúng kích thước bệnh nhân sẽ giảm nguy cơ các bệnh về chân. Những đế đặc biệt này có tác dụng thay thế cho lớp đệm mỡ ở lòng bàn chân, nhờ thế bảo vệ được lớp da khỏi bị tác động bởi áp lực lớn của xương. Đế chỉnh hình cũng giúp nâng đỡ vòm chân, xương và khớp xương bàn chân. Đế chỉnh hình của chúng tôi làm bằng chất liệu bền, thoải mái của thời đại không gian. Những loại đế này nhẹ và hầu như đặt vào đôi giày nào cũng vừa. Đế chỉnh hình bàn chân dùng cho người bệnh tiểu đường là sự đầu tư “nhất bản vạn lợi” tránh được bao nỗi lo mai này.

    Những cách thức phòng tránh nguy cơ khác:

    1. Hàng ngày xem xét bàn chân ở các vùng trên, dưới lòng bàn chân, giữa các ngón. Tìm những chỗ bị sưng, trầy sước, rách, nổi đỏ hay sưng phồng. Đè lên móng xem có bị đau hay mọc ngược không. Sờ bàn chân xem có chỗ nào nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ thân thể không. Thử nghiệm cảm giác bàn chân bằng cách dùng ngón tay gại nhẹ từ gót lên tới ngón. Nếu có chỗ nào cảm giác bất thường phải đi bác sĩ khám ngay.

    2. Mang giày vừa vặn, loại có mũ giày làm bằng chất liệu êm. Vùng đầu ngón chân phải rộng rãi để giảm áp lực lên ngón chân, gót không được cao hơn hai phân. Giày vớ nên mang loại không có viền. Luôn mang vớ với giày; nó bảo vệ bàn chân của bạn. Đừng đi chân đất!

    3. Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm (không nóng). Lau khô, đặc biệt giữa các ngón chân. Cắt móng chân ngắn, đừng cắt sâu vào khóe ( nếu da xung quanh móng đỏ, sưng, ẩm hay đau có thể là bạn bị nhiễm trùng, hay đi bác sĩ khám ngay. Trước khi đi ngủ hãy xoa kem giữ ẩm đề phòng khô da và nứt nẻ. Đừng sử dụng chất hóa học để tẩy những mụn cóc; những chất này có thể chứa axít có thể làm cháy làn da mẫn cảm của người bị tiểu đường. Và quan trọng nhất là bạn hãy đi bác sĩ thường xuyên để thường xuyên khống chế bệnh tiểu đường của bạn.

    Bạn đâu mãi ko khỏi thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ở VB Việt Đức nhé.

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn

Trước hết xin chia sẻ với bạn rằng những bệnh nhân trẻ tự nhiên chỉ đau ở các khớp, trời lạnh lại thêm đau dù không có dấu hiệu sưng, viêm nóng đỏ ở khớp cũng khá nhiều. Thông thường khi thử máu không phát hiện các bệnh lý gì về khớp hay tình trạng viêm nhiễm.

Những bệnh nhân gầy, ít vận động, khám các khớp hoàn toàn bình thường và cơn đau cũng không xuất hiện liên tục, chỉ thỉnh thoảng mới thấy đau sau đó tự hết. Những cơn đau thế này theo chúng tôi có lẽ không xuất phát từ trong khớp mà từ các phần mềm, dây chằng hay điểm bám gân cơ quanh khớp.

Ở đây có thể có sự quá tải do các dây chằng và gân không được luyện tập thường xuyên, chỉ cần vài lần quá sức sẽ làm các điểm bám bị đau do căng. Trong các đầu gân hay dây chằng đều có các thụ thể tiếp nhận sức căng. Chúng có tác dụng cảnh báo cho cơ thể là dây chằng hay gân đang ở tình trạng quá tải, có nguy cơ bị tổn thương để chúng ta dừng lại các động tác gây hại.

Nhưng dây chằng hay gân ở những người có chơi thể thao hay vận động thường xuyên sẽ chịu được các lực căng nhiều hơn nên bạn sẽ thấy cùng lứa tuổi, cùng giới có người vận động nhiều không thấy đau, có người vận động ít vẫn bị đau.

Trường hợp của bạn chúng tôi khuyên bạn thử tập chơi một môn thể thao nào đó. Nếu đau chân di chuyển khó thì có thể tập bơi hay đạp xe đạp. Nếu có điểm đau thật sự tồn tại thì bạn nên đến bác sĩ chỉnh hình để được chẩn đoán xác định và điều trị triệt để. Chúc bạn vui khỏe!