Món ăn phòng trị thấp khớp

Khi thời tiết chuyển mùa là lúc người bị thấp khớp phải chịu cái đau nhức dữ dội. Thực tế, có những món ăn tuy đơn giản nhưng ngừa được cơn đau khớp.

hehehehe
hehehehe
Trả lời 13 năm trước

Bổ sung một số loại acid béo

- Acid béo hệ Omega-3: Acid này có nhiều trong các loại cá giàu chất béo, có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

Một số công trình nghiên cứu khi cho bệnh nhân dùng liều dầu cá từ 2-4g, thậm chí 5g/ngày, đã cho một số kết quả: khớp bớt cứng và ít đau hơn.

Những loại cá giàu acid béo hệ Omega-3 gồm: Cá hồi , cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống. Bên cạnh đó, dầu cá có thể loại bỏ tình trạng cứng khớp buổi sáng và làm giảm số lần đau khớp ở những bệnh nhân viêm khớp mạn tính.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, bổ sung dầu cá mỗi ngày có thể giúp nhanh lành các tổn thương dây chằng nhờ vào sự thúc đẩy hình thành các tế bào mới cho các vùng bị tổn thương và nhờ vào sự thúc đẩy nhanh sự tổng hợp chất tạo keo.

Tuy nhiên, bệnh nhân nên xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá liều cao như trên vì dầu cá ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình đông máu (nhất là khi nhổ răng hay tiểu phẫu).

Acid béo hệ Omega-6 GLA: Là acid có khả năng ngăn chặn tiến trình sản sinh các chất prostaglandin gây chứng viêm. Hai công trình nghiên cứu cũng đã cho kết quả hứa hẹn với liều 1-3g/ngày. Tuy nhiên, không dễ tìm ra nguồn GLA. Dầu anh thảo (Evening primrose oil) có GLA, nhưng giá khá cao.

Ở Việt Nam, có thể tận dụng vi tảo Spirulina (9-11g/kg) dưới dạng viên nang 400mg tảo khô (tên biệt dược Linaforce). Theo lời khuyên của Ripley Fox- những người đầu tiên giới thiệu tảo Spirulina cho Việt Nam, người bị thấp khớp nên dùng 10g bột tảo khô mỗi ngày (tương đương 90mg acid GLA).

Các vitamin

Bác sĩ Nguyễn Lân Đính cho biết, tác dụng kháng oxy hóa của các vitamin C, D, E và beta-carotene (còn gọi là tiền vitamin A) có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp.

Vitamin C và D có khả năng cải thiện bệnh viêm xương- khớp. Một công trình nghiên cứu mới đây cũng chứng minh khả năng làm chậm sự tiến triển của căn bệnh này ở đầu gối, chỉ với liều nhỏ dưới 150mg vitamin C (tương đương với hàm lượng sinh tố của 2 ly cam vắt) và 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D/ngày.

Người ta cũng đã chứng minh các thức ăn chứa vitamin E có tác dụng giảm đau chống viêm. Còn beta-carotene (có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí rợ, rau xanh... và các loại trái cây, rau củ có màu đỏ) cũng có tác dụng tương tự.

Như vậy, vấn đề bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ các vitamin nói trên, ăn nhiều rau và trái cây tươi là việc rất nên làm đối với các bệnh nhân bị thấp khớp.

mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Khi thời tiết chuyển mùa là lúc người bị thấp khớp phải chịu cái đau nhức dữ dội. Thực tế, có những món ăn tuy đơn giản nhưng ngừa được cơn đau khớp.

1. Nước xúp hầm từ xương ống hoặc sụn sườn bò, hoặc cá hầm cả xương: Có tác dụng giúp sụn chắc khỏe và cũng là nguồn bổ sung canxi vì chúng chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên có trong sụn. Tuy nhiên, một tuần chỉ nên ăn một - hai lần.

Chú ý: Những người có triệu chứng như ăn khó tiêu, nặng bụng… nên thêm vài ba lát gừng trong khi nấu.

2. Món xào súp lơ xanh, cà rốt, ớt chuông: Đây là món ăn giúp phòng bệnh thoái hóa khớp. Cà rốt và ớt chuông có nhiều vitamin A và E. Súp lơ xanh giàu vitamin K và C. Các thực phẩm này giúp bảo vệ khớp, làm cho xương chắc, khỏe. Trong ớt chuông cũng giàu vitamin E và beta - cryptoxanthin, hai chất oxy hóa này giúp dọn dẹp các chất gây nên chứng viêm, sưng, ngoài ra còn tăng cường độ đàn hồi cho xương.

3. Canh lá lốt sườn heo: Lá lốt có vị cay, mùi thơm gắt, tính ấm, tác dụng vào các kinh phế, tỳ và vị. Nó có công năng làm kiện vị, giáng khí, thông khiếu, trị phong thấp. Dùng 150g lá lốt vừa già (còn màu xanh đọt chuối) rửa sạch, thái sợi. Sau khi đun sôi khoảng 20 phút 100g sườn heo trong 1/2 lít nước, cho lá lốt vào đun sôi thêm 15 phút rồi nhấc xuống, cho hai tép tỏi đập giập vào, khuấy đều. Chia làm hai phần ăn trong ngày. Mỗi tuần có thể ăn một - hai lần.

4. Gừng, hạt tiêu, ớt: Tác dụng giảm đau, chống viêm đối với thoái hóa khớp.

Chú ý: Không nên ăn quá nhiều gia vị sẽ làm cho cơ thể nóng, khó chịu.

5. Cà chua: Cà chua rất tốt cho những bệnh nhân bị thấp khớp do có chứa carotenoit chống oxy hóa. Cà chua ăn dưới dạng rau trộn, nấu canh với cá, hoặc làm sinh tố. Mỗi ngày uống một ly sinh tố cà chua, giúp bảo vệ mô sụn.

Chú ý: Ăn luôn cả hạt thay vì bỏ, vì hạt cà chua có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm.

6. Bắp cải: Bắp cải có nhiều tác dụng. Ăn bắp cải giúp giảm béo, các khớp xương vận động được dẻo dai. Bắp cải giàu vitamin C và vitamin K, rất tốt cho bệnh thấp khớp.

Chú ý: Những người bị bướu cổ hoặc rối loạn tuyến giáp không nên ăn bắp cải vì bắp cải chứa một hàm lượng nhỏ goitrin – có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ.

7. Thuốc đắp ngoài: Ngoài ra, khớp bị nhức ta có thể thực hiện một trong các cách sau:

- Gừng tươi, lá ngũ trảo, lá ngãi cứu tươi, lá lốt: tất cả rửa sạch, xào nóng, thêm vào một chút rượu, cho vào túi vải, chườm ấm bên ngoài khớp gối đau.

- Lấy một nắm lá xương xông, rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vào vải, chườm vào chỗ đau. Xương xông có vị đắng cay, mùi thơm đặc biệt, tính ấm, có công năng tiêu đờm, tiêu thực, khử mùi tanh, giảm đau...

- Muối hột khoảng 150g, rang nóng, cho vào túi vải, chườm ấm bên ngoài khớp đau.

Chú ý: Không chườm nóng cho các khớp có tình trạng viêm: sưng, nóng, đỏ, đau.

PGS-TS Lưu Thị Hiệp
(Trưởng khoa Đông y BVĐK Hồng Đức)