Thói quen ăn uống của miền bắc và miền nam VN phân biệt là gì?could you tell me the details answer of this question?

i'm not in VN and i'm not vietnamese so it's hard for me to find this answer.please help me , thank you so much[:D]
Gà con
Gà con
Trả lời 16 năm trước
Bạn nên tìm cuốn sách [b]Văn hóa vùng & phân vùng văn hóa ở Việt Nam[/b] GS. TS. Ngô Đức Thịnh để tham khảo thêm.. Tớ chỉ nói qua một chút thôi vì thấy các topic trước của bạn đã có rồi nếu bạn đọc kỹ sẽ thấy... [b] 1. Thời tiết và thói quen nấu nướng, ăn uống ở từng miền:[/b] * Miền Trung và Bắc: thường nấu mặn, ăn mặn. ** Miền Nam: thường nấu ngọt, ăn ngọt Lý do: * Miền Nam thuộc Dương (nhiệt - nên nóng); miền Bắc, Trung thuộc Âm (nên lạnh) * Vị chua, ngọt: thuộc Âm; vị mặn: thuộc Dương Âm Dương phải nên quân bình thì mới tốt. Ấy thế nên, không phải con người ta sinh ra đã biết cái nào là âm cái nào là dương để chọn mùi vị nấu nướng, mà có thể nói là do kinh nghiệm đời đời để lại. Từ kinh nghiệm ấy, dần dần, với khoa học, người ta lý giải được cho sự chọn lựa ấy. Thế nên không lạ gì khi người miền Nam đa phần hay nấu và ăn hơi ngọt (vì đã Dương thì nên thêm Âm mà) còn miền Trung và Bắc thì hay nấu mặn ăn mặn (đã Âm nên thêm Dương). Điều quan tâm: có những cách nêm nếm gia vị, những cách sắp xếp, bố trí món này ăn chung với món kia ..... - không chỉ đơn giản là để cho đẹp mắt, mà còn vì ..... vấn đề Âm Dương quân bình kia, vì vấn đề sức khỏe. Mình từng nấu chè, chuẩn bị nước dừa uống, dọn trái cây ăn; vẫn biết thêm tí muối vào nồi chè cho thêm ngọt và vị thêm thanh; vẫn biết cho tí muối vào ly nước dừa để nước ngọt hơn và ngon hơn; vẫn biết dọn muối ớt ăn với bưởi chứ không pha mắm đường. Nhưng, đó chỉ là kinh nghiệm truyền miệng. Và nay, nếu xét về khía cạnh hàn-nhiệt, âm-dương thì ..... quả đúng là chí lý quá còn gì . Làm sao có thể ăn bưởi (chua-âm) với đường (ngọt-âm) đây ?!; làm sao có thể pha đường (ngọt-âm) vào nước dừa (nước-âm) được?! Tương tự thế với chè! Ai cũng đã từng ê a: "Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng" Ấy là sự kết hợp giữa mùi vị với nhau, giữa âm dương với nhau, giữa nhiệt hàn với nhau, hầu giúp con người ta ngon miệng; ăn uống đúng cách. [b]2. Ăn uống theo mùa, theo thời tiết (cũng để phòng bệnh):[/b] Miền Nam chỉ có hai mùa mưa nắng, còn miền Bắc có mùa xuân hạ thu đông. Mùa hạ (hè) thời tiết nóng bức, mùa đông trời rét căm căm. Dường như vào hai mùa này, người ta khó ăn uống cho ngon miệng hơn cả vì bị thời tiết tác động đến? Ấy thế nên vào hè, nhiều người hay nấu canh chua ăn, gọi nôm na là ăn giải nhiệt dù tiết trời nóng mà ăn canh nóng thì mồ hôi ra như tắm ấy. Còn mùa đông lại hay nướng thịt để ăn nếu có điều kiện, không chỉ vì vừa nướng thịt ăn vừa hơ ấm bằng bếp than, bếp nướng, mà vì để quân bình cái âm của thời tiết lạnh lẽo với cái dương của thịt đấy thôi. Thế mới có câu rằng: "Mùa hè ăn cá sông - Mùa đông ăn cá biển" Còn nhiều điều thú vị tương tự, như với món "ốc hấp gừng"; "ốc hấp sả", "cá trê chiên mắm gừng" ..... đều dùng gừng dùng sả để chế ngự chất hàn của ốc, của cá trê. Âu cũng là "Safety Minute" cho các bạn đã đang hay sẽ vào bếp hoặc nhận bát cháo thịt, cháo hành từ tay ai đó - biết đường mà cảm ơn tấm chân tình mình đang nhận nhé! Đừng vì thích thịt vịt, thịt nướng rồi bị cảm nắng mà cứ khăng khăng đòi ăn cháo vịt, thịt nướng thì có mà ..... khét nghẹt, hihi./.