Uống phải trà xanh C2 bị nhiễm độc chì có sao không?

Tình hình là em vừa đọc báo thấy bảo trà C2, Rồng Đỏ của công ty URC nhiễm độc chì của Trung Quốc gấp 10 lần cho phép mà hoang mang quá.

Trước giờ em vẫn hay uống C2, hầu như ngày nào cũng làm 1 chai để giải khát. Giờ đọc tin này không biết làm sao.

Các cụ cho hỏi, nếu chẳng may uống phải chai có nhiễm độc chì thì có nguy hiểm không? Có cách gì để thải độc chì ra khỏi cơ thể không ạ? 

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 7 năm trước

chì là kim loại độc ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Nếu hít phải không khí có chì ở dạng oxy hoá có thể gây tử vong.

Bình thường chì là kim loại mềm, màu xám nhạt, có trong thiên nhiên dưới dạng quặng như sunfua chì (galen). Chì nóng chảy ở 327 độ C, sôi ở 1.515 độ C, nhưng ở khoảng 550-600 độ C, chì đã bay hơi và khi tiếp xúc với không khí hơi biến thành oxit chì, rất độc. Chì và các hợp chất của chúng đều rất độc, càng dễ hoà tan bao nhiêu, càng độc bấy nhiêu. Chì khó thải loại, khi vào cơ thể nó theo máu đến các cơ quan: gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh, cơ…Mức độ tuỳ thuộc vào nồng độ của chì.

Nếu chì ở trong nước uống khi vào cơ thể có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em và có thể gây ra các chứng rối loạn não và máu.
Biểu hiện của ngộ độc chì như thay đổi hành vi, co giật, hôn mê, phù gai thị, liệt dây thần kinh sọ, tăng áp lực nội sọ. Bệnh nhân nôn kéo dài có biểu hiện thiếu máu, có thể kết hợp thiếu sắt.

Ngộ độc chì cực nguy hiểm với trẻ nhỏ

Bình thường, nguy cơ ngộ độc chì có thể xảy ra do: ăn các thực phẩm đóng hộp hàn bằng thiếc lẫn chì; uống nước dẫn qua đường ống pha chì; hít phải bụi chì và các hợp chất của nó trong các nhà máy sản xuất sơn, làm acquy, mạ kim loại, khai thác chì và đúc chữ in bằng chì; nhân viên tiếp xúc với xăng dầu chứa chì hữu cơ. Chỉ cần hít thở không khí có nồng độ 5m/lít chì hữu cơ đã có thể tử vong.
Nếu nồng độ chì máu > 70 µg/dL thường gây hội chứng não cấp ở trẻ nhỏ. Hội chứng não cấp dễ gây tử vong hoặc di chứng thần kinh, tâm thần nặng nề: tỷ lệ tử vong là 65% khi chưa có thuốc gắp chì và giảm xuống <5% khi có các thuốc gắp chì có hiệu quả, 25-30% trẻ sẽ bị di chứng vĩnh viễn bao gồm chậm phát triển trí tuệ (mất khả năng học tập và tự phục vụ), co giật, mù, liệt.

Phần lớn các trẻ có chì máu tăng nhưng không có triệu chứng rõ vẫn có nguy cơ chậm phát triển trí tuệ và thể chất, cần phải điều trị. Ngoài ra, theo nghiên cứu của các chuyên gia thì có mối liên quan tỷ lệ nghịch giữa chỉ số IQ của trẻ em và nồng độ chì máu, ngay cả khi nồng độ chì máu thấp.

Theo phác đồ của Bộ Y tế, khi xác định ngộ độc chì thì người ta phải ngừng phơi nhiễm. Sau đó sẽ phải rửa dạ dày nếu nuốt chì dạng viên thuốc, bột trong vòng 6 giờ. Rửa ruột toàn bộ nếu chụp Xquang có hình ảnh kim loại chì ở vị trí ruột. Dùng dung dịch polyethulene glycol và điện giải.