Nên mua bảo hiểm xe oto nào?

"Gia đình tôi vừa mới mua một chiếc xe hơi, giá trị xe khá lớn nên việc mua bảo hiểm là cần thiết. Khi mua bảo hiểm phải lưu ý tới vấn đề gì?

mai minh đức
mai minh đức
Trả lời 12 năm trước

Chào bạn

Bạn đọc bài này tham khảo nhé:

Tôi nghe nói, thủ tục mua bảo hiểm thì đơn giản nhưng thủ tục bồi thường thì không đơn giản". Băn khoăn của bạn đọc Nguyễn Thị Bình cũng là điều thường gặp ở những người mới mua xe
Người phụ nữ lái chiếc xe hơi vào xưởng bảo hành của một hãng xe F. ở trung tâm thành phố. Người thợ tới, chị bảo: “Bị xích lô máy đụng cánh cửa sau bên trái. Anh cứ thay cho tôi cửa mới, có bảo hiểm tính tiền rồi”. Sau một lúc xem xét, anh thợ bảo: "Vậy là chị sửa theo bảo hiểm thân xe. Chị phải cho xem giấy chứng nhận và biên bản đã. Mà cửa hư thế này thì bảo hiểm không chịu thay đâu".
Sắm được chiếc ô tô mới riêng cho mình quả là niềm vui lớn, thế nhưng anh Quang chưa kịp hưởng lâu cái thú ngồi trên chiếc Corolla Altis mới cáu thì đã gặp sự bực mình. Số là trên đường đi làm, do thận trọng với chiếc xe mới, anh lái qua ngã tư hơi chậm, một chiếc xe máy chở hàng va vào cửa xe, làm trầy sơn móp bửng một đoạn dài trên thân xe. Anh Quang vội lái chiếc xe vào lề đường xem xét vết trầy. Và rồi anh quyết định rút điện thoại gọi công ty bảo hiểm tới theo như chỉ dẫn phía mặt sau Giấy chứng nhận bảo hiểm xe mà anh vừa mua, trước khi gọi tới công ty của mình thông báo lý do và xin nghỉ một buổi.
"Người lái xe có thể mua 3 loại bảo hiểm: bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe, bảo hiểm tài xế, người ngồi trên xe, và bảo hiểm vật chất xe"
Đó là hai trường hợp của khách hàng đi xe hơi có mua bảo hiểm vật chất xe mà giới thợ sửa thường gọi là bảo hiểm thân xe.
“Những gì liên quan đến thiệt hại vật chất xe ngoài ý muốn đều được giải quyết”, anh Trần Quang Khánh, trưởng phòng bảo hiểm phi hàng hải Công ty bảo hiểm Bảo Long đúc kết ngắn gọn về bảo hiểm xe cơ giới. Nếu xe bị đâm va, hoả hoạn, bị những tai nạn bất khả kháng như bão, lũ lụt, động đất, hoặc tai nạn rủi ro bất ngờ khác thì nằm trong phạm vi bảo hiểm. Với một người yêu quý xe, để bảo vệ và phòng ngừa rủi ro chiếc xe của mình thì họ thường mua bảo hiểm vật chất xe, nghĩa là mua bảo hiểm toàn bộ xe.



Anh Bình, người phụ trách dịch vụ của một garage ở Bình Thạnh nói: "Tôi thấy, những người chạy xe đắt tiền hoặc có xe cho thuê phần lớn đều mua bảo hiểm thân xe. Với xe gia đình, tỷ lệ mua bảo hiểm thân xe tập trung cao ở người chạy xe mới hoặc mới chạy xe. Chi phí mua bảo hiểm thân xe thực ra rất hữu dụng nếu chẳng may gặp rủi ro".
(Theo TGOT)

Giá trị bảo hiểm sẽ được tính theo giá trị thực tế của chiếc xe. Chiếc xe Toyota mới cáu của anh Quang được mua bảo hiểm với 100% trị giá chiếc xe. Còn với những xe đã qua sử dụng một thời gian, công ty bảo hiểm sẽ tính bảo hiểm đúng theo giá trị sau khi đã khấu hao nó, và dĩ nhiên, khi bồi thường, giá trị bồi thường cũng tính theo mức giá đó.
Có thể chia ra hai mức phí bảo hiểm vật chất xe. Một là với những xe chạy nhiều như xe chở hàng đông lạnh, taxi... thì chịu mức bảo hiểm thường từ 1,7 – 2% giá trị xe, còn với những xe gia đình chạy loanh quanh trong thành phố và ít bị rủi ro hơn (nhiều công ty bảo hiểm quan niệm xe đi càng nhiều là càng chịu rủi ro cao) thì mức phí thông thường là 1,5 - 1,7% giá trị xe. Xe càng cũ thì mức phí càng thấp, đồng thời giá trị bồi thường cũng giảm theo.
Anh Quang sơ ý để “sổng” mất người lái xe máy làm trầy xước xe hơi của mình, nhưng may mắn là có một vài người đi đường nhìn thấy va chạm và xác nhận với công ty bảo hiểm. Vả lại, nhận thấy lời khai anh “sạch” nên phía công ty bảo hiểm tiến hành bồi thường nhanh chóng
Trở lại câu chuyện của anh Quang, ngay khi tắp xe vào lề, anh gọi công ty bảo hiểm đến “hiện trường”. Anh kể: “Lẽ ra lúc ấy phản ứng đầu tiên của tôi là phải giữ người lái xe máy lại làm “bằng chứng” với công ty bảo hiểm, nhưng tôi lúng túng quá nên quên mất". Theo anh Khánh, chủ xe hơi “nhanh trí” hơn nữa là phải giữ lại người lái xe máy đã va phải xe mình, vì đó là “nhân chứng” sống động nhất để chứng minh xe bị rủi ro ngoài ý muốn. Sau khi báo cho công ty bảo hiểm, chủ xe cố gắng đừng xê dịch hiện trường, điểm này nhằm giúp cho công an (nếu xảy ra tai nạn va chạm với người thứ 3 đi đường) giám định và xác định phần lỗi thuộc bên nào, đồng thời giúp công ty bảo hiểm lập hồ sơ nhanh chóng. Và bước cuối cùng người chủ xe đến làm tờ khai tại công ty bảo hiểm, cung cấp thông tin, chứng minh thiệt hại cùng với chứng từ và giấy tờ cần thiết. Nếu hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ, thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày và không kéo dài quá 30 ngày khi phải tiến hành xác minh hồ sơ. Tuy nhiên, anh Khánh cho biết, thông thường thời gian thanh toán là 5 – 7 ngày, và không quá 2 tuần theo quy tắc công ty và sẽ thanh toán trực tiếp với nơi sửa xe.



Anh Nguyễn Mạnh Cường, một doanh nghiệp làm nước khoáng ở Gò Vấp nói: “Tôi tự lái xe gia đình đã mấy năm. Lúc đầu, tôi mua bảo hiểm thân xe đầy đủ và lâu lâu cũng yêu cầu bảo hiểm thanh toán những va quẹt, trầy xước mạnh. Sau khi lái quen rồi, tôi thấy chẳng cần thiết nữa. Giờ tôi chỉ mua bảo hiểm dân sự bắt buộc mà thôi. Tuy nhiên, với đội xe tải nhẹ đi giao nước khoáng của công ty thì tôi mua đủ các loại bảo hiểm. Điều này chỉ có lợi cho mình, kể cả khi không có rủi ro".