Chăm sóc hệ thống giảm sóc của xe ô tô như thế nào?

Chăm sóc hệ thống giảm sóc của xe ô tô như thế nào?
Con Nan
Con Nan
Trả lời 14 năm trước
Ổ gà, địa hình lầy lội, những sống trâu bất tận. Không, đây không phải là niềm vui sướng của các tay đua việt dã mà là cơn ác mộng của các bác tài bình thường. Điều kiện đường xá ở nông thôn vốn dĩ đã khét tiếng với cơ sở hạ tầng như tra tấn người đi đường đã loại không ít xe ra ngoài cuộc chơi. Thêm vào những con đường vốn tồi tàn, mùa mưa đã góp phần không nhỏ bằng những trận lụt hoặc lở đất do khí hậu ẩm ướt gây nên. Chúng ta không thể biết trước ngay lập tức các hiểm họa trên đường trừ khi có một phép màu, cũng như không thể nào ra lệnh cho thời thiết trở nên thuận lợi. Như vậy điều quan trọng là phải giảm thiểu rủi ro cho mình và cho xe bằng các qui trình bảo dưỡng tối thiểu và dễ thực hiện. Một trong những bộ phận cơ bản của xe, ngoài động cơ, đó là hệ thống giảm sóc (hay hệ thống treo). Khi nói đến hệ thống giảm sóc, vai trò quan trọng của nó là giữ cho bánh xe tiếp xúc chắc chắn với mặt đường. Có liên quan đến công dụng của lò xo / nhíp để chịu trọng lượng của xe và đỡ lấy thân xe bằng cách ép lại hoặc giãn ra mỗi khi có chuyển động lên xuống. Tuỳ thuộc vào các yếu tố thích hợp như trọng lượng xe, điều kiện đường xá, sẽ có hai loại là hệ thống treo độc lập và hệ thống treo phụ thuộc. Ở hệ thống treo độc lập, mỗi bánh xe được lắp và dịch chuyển trên lò xo hoặc nhíp riêng biệt. Vấn đề xuất hiện khi xe có tải. Nếu một chiếc xe có hệ thống treo độc lập khi có tải thì gầm xe sẽ hạ thấp làm khoảng sáng gầm xe nhỏ lại. Ngược lại, với xe có hệ thống treo phụ thuộc thì bạn không phải để tâm đến vấn đề trên. Mặc dù khoảng sáng gầm xe vẫn giảm do thay đổi tải trọng, nhưng chỉ là sự thay đổi nhỏ đối với bộ cầu (dí) xe. Tóm lại, sự khác biệt ở chỗ công dụng xe của bạn là gì. Nếu bạn có ý định vận chuyển những trọng lượng khác nhau trên những địa hình xấu, thì tốt hơn hết là bạn nên chọn loại treo phụ thuộc. Còn nếu bạn gắn liền với những con đường phẳng phiu ở đó khoảng sáng gầm xe chẳng có ý nghĩa quan trọng thì hệ thống treo độc lập sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích hơn những bất tiện của nó. Nhíp lá, loại thường được nhắc đến, là một trong những loại hình giảm xóc cổ điển nhất của giảm xóc xe ô tô. Bằng cách treo một vài lá thép đàn hồi đã được uốn cong trên một trục đỡ, hiệu quả giảm xóc xuất hiện ngay lập tức. Những lá nhíp này không chỉ đàn hồi mà còn định vị trục và hấp thu các xung động. Lá nhíp còn có thể được sử dụng ở hệ thống giảm sóc sau ở hầu hết các sản phẩm của Isuzu. ngoài ra nhíp còn được sử dụng cho cả hai trục trước sau của xe tải nhẹ nhằm mang lại khả năng chịu tải tối đa. Ngược lại, ở giảm sóc dạng thanh xoắn nguyên lý hoạt động là giảm xóc bằng cách làm cho thanh xoắn lại. Thanh xoắn được dùng làm giảm xóc trước cho các model Fuego, Hi-Lander và Trooper. Loại giảm xóc này bảo đảm rằng con xe bạn đủ sức đi "off road" làm nó trở nên đa năng hơn bất cứ loại sedan hoặc xe chở khách nào khác. Điều quan trọng là bạn phải biết cách tự mình phát hiện các trục trặc nhỏ, như thế bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và "đạn dược". Việc bảo trì hệ thống giảm xóc của xe rất là dễ nếu bạn biết cách phát hiện và thực hiện: Kiểm tra định kỳ độ thẳng hàng của bánh xe: Bánh xe được cân chỉnh kỹ càng sao cho thẳng hàng sẽ an toàn hơn bởi vì nó làm giảm khả năng bị trượt của bánh xe, giảm tai nạn. Điều đó chắc chắn là sẽ đem lại hiệu quả kinh tế vì nó tăng tuổi thọ của lốp, của các bộ phận của hệ thống giảm sóc, và đồng thời làm giảm tiêu hao nhiên liệu. Kiểm tra lốp xe: Độ mòn bất thường của lốp có thể chỉ ra những trục trặc của hệ thống treo của bạn. Kiểm tra xem có tiếng ồn bất thường và cố gắng tìm nguyên nhân: Sau đây là những triệu chứng và những nguyên nhân có thể: a. Tiếng ồn có thể cho thấy có gì đó trục trặc ở hệ thống treo hoặc mức tải trọng. Một xe chở quá tải thường gây nên những tiếng ồn nặng ở gầm xe b. Tiếng kêu cót két có thể do bẩn hoặc những vật nhỏ bị kẹt ở bộ nhíp lá. c. Bộ phận hấp thụ xung động (phuộc dầu!) bị lỗi cũng có thể gây nên những tiếng cót két kéo dài ở hệ thống giảm xóc của bạn. -Kiểm tra các thanh nối dẫn hướng xem có bị lỏng không. -Kiểm tra các đầu Rutin trên, dưới và khớp các đăng. -Kiểm tra các Cao su chêm lót có bị mòn hoặc hỏng không.