Thiếu an toàn có nên cho xe sau vượt?

Tôi học lái xe, trong tài liệu hướng dẫn phần lý thuyết (câu 236) đưa ra các hướng xử lý như sau:

a. Giữ nguyên làn đường và tăng tốc độ

b. Giảm tốc độ và lái xe sát vào lề đường bên phải.

c. Tiếp tục chạy mà không giảm tốc độ.

Và đáp án là phương án (b)

Câu 195 cũng cho đáp án tương tự - nếu có chướng ngại vật phía trước hoặc thiếu điều kiện an toàn chưa cho vượt được phải ra hiệu cho xe sau biết là sai.

Rõ ràng trong trường hợp này, khi xe phía sau thấy xe trước xi - nhan và tấp vào bên phải được hiểu là cho vượt. Và thông thường xe sau sẽ lấy đầu xe hơi nhô ra một chút để dễ dàng vượt, nhất là với các đoạn đường có đường phân cách giữa là nét đứt. Nhưng rõ ràng khi chiếc xe này đưa đầu ra, thì chiếc xe ngược chiều sẽ vừa kịp tới.

Như vậy ở đây có hai vấn đề:

Thứ nhất, có nên cho vượt trong trường hợp nguy hiểm vậy hay không. Và trong trường hợp không cho vượt thì có vi phạm luật hay không.

Thứ hai, trong điều 14.3 của Luật Giao thông có nói rằng: Khi có đủ điều kiện an toàn thì người lái xe phía trước mới thực hiện các động tác như đã nói ở phần (b) của câu hỏi trên.

Xin hỏi, trong trường hợp này, nếu xảy ra tai nạn thì người lái xe phía trước có liên đới trách nhiệm hay không.

Vương Gia Bảo
Vương Gia Bảo
Trả lời 8 năm trước

Câu hỏi rất thú vị! Luật nêu rõ "khi có đủ điều kiện an toàn ..." mà không nêu rõ là an toàn đối với ai? xe cho vượt, xe vượt hay đối tượng thứ 3 tại khung cảnh giao thông lúc đó? Do đó quyết định hành động đúng sai sẽ hoàn toàn do bạn quyết định cho mỗi tình huống và nếu có bị buộc tội "hữu quan" thì bạn phải lý giải được lý do hợp lý cho hành động của mình. Nói cách khác nó phụ thuộc vào đạo đức và kinh nghiệm của người tham gia giao thông.

Quay lại vấn đề. Tại câu hỏi 236, câu trả lời đúng nhất trong 3 phương án đưa ra là b, vì rõ ràng rằng phương án a và c đều đẩy "xe xin vượt" vào tình huống mất an toàn. Phương án b tuy rằng trong thực tế chưa hẳn là phương án tối ưu, vì rất có thể hành động đó vô tình gây mất an toàn cho đối tượng thứ 3 khác, cùng đang tham gia giao thông. Nhưng vì phương án đưa ra ở đây không có lựa chọn ra hiệu chưa cho phép vượt như câu 195 nên ta không còn lựa chọn nào khác. Theo cá nhân tôi câu 236 không hề hay, có ý gài học viên và làm cho học viên dễ hiểu sai vấn đề. Nó cần được loại bỏ hoặc biên soạn lại.

Tóm lại nếu đã xét thấy vượt là nguy hiểm (cho bất kỳ ai) thì báo hiệu cho xe xin vượt biết là nguy hiểm, chưa đủ điều kiện vượt. Tuy nhiên nếu xe sau cố tình không hiểu và vẫn vượt thì trong chừng mực có thể xe trước phải xử lý để đảm bảo an toàn cho tất cả hoặc giảm thiểu tối đa hậu quả do xe sau gây ra (đương nhiên là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho riêng mình với người thứ 3). Nếu xử lý như thế, đương nhiên bạn sẽ được miễn trừ trách nhiệm nếu xe sau gây ra tai nạn do hành động cố tình gây ra. Hãy lái xe bằng cả con tim lẫn khối óc, bạn sẽ luôn được hạnh phúc và khỏe mạnh! Chúc các bạn lái xe an toàn!

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Mình đi đường cao tốc đến gần trạm thu phí có biển giới hạn 80km/h, lúc ấy xe đằng sau nhô đầu đang xin vượt. Đến gần biển mình thấy đủ đk an toàn nên rẽ sang làn phải và xe kia tăng tốc đúng lúc vượt thì bị bắn tốc độ. Hối hận quá!

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 8 năm trước

Không những luật Việt Nam. Luật nước ngoài cũng vậy, dù bạn đang chạy đúng tốc độ nhưng xe sau muốn vượt thì bạn phải cho, dù xe sau chạy quá tốc độ thì việc sai phạm đó cảnh sát sẽ xử lí và có tai nạn thì người đó chụi tranh nhiệm. Lí giải việc cho vượt như trên là tránh việc gây hấn với xe sau có thể dẫn đến việc ẩu đả. Tôi hay giúp đỡ bạn bè học luật, đến câu này ai cũng nói sai như bạn vậy

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Câu hỏi của bạn có 2 vế cần xem xét:
1. Xe sau xin vượt: Theo mình hiểu thì trước khi vượt, người lái xe phải quan sát phía trước có vượt được hay không (có chướng ngại vật hay không) mới xin vượt. Trường hợp này thì phía trước đang có xe ngược chiều (tình huống ở đường hai chiều mỗi chiều có 1 làn xe) dó đó không được vượt, nếu vượt thì phạm luật.
2. Xe bị vượt: khi thấy tín hiệu xin vượt, phải quân sát phía trước nếu không có chướng ngại vật (như trên) thì báo hiệu cho xe sau vượt, khi cho xe sau vượt, xe đi trước giám tốc độ từ từ lán sang phần đường bên phải để cho xe sau vượt. Xe sau, sau khi vượt được rồi, từ từ lán sang phần đường bên phải sau khi biết chắc chắn không gây nguy hiểm cho xe xe vừa bị vượt. Trong trường hợp của bạn thì không thể cho xe sau vượt khi phía trước có chướng ngại vật là có xe ngược chiều đang đến gần. Bằng cách nháy đèn xin nhan bên trái cho xe sau biết.
3.Có lỗi hay không: Mọi việc đã rõ, tình huống này bạn cho xe sau vượt không những sẽ gây nguy hiểm cho người vượt mà cả bạn có thể cũng bị vạ lây khi xe sau cố vượt lên và 3 xe gặp nhau tại 1 điểm G nào đó.

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 8 năm trước

Xe sau xin vượt thì mình cho thôi. Họ xin rồi có vượt được không là tùy ở họ.
Vì không đủ điều kiện an toàn mà không cho vượt có khi thành chuyện.

Hà Bá Thiên
Hà Bá Thiên
Trả lời 8 năm trước

Nếu mà xe sau sắp vượt thì ng lái xe sau sẽ phải quan sát gt phía trc, nếu xin vuọt thì bạn cứ thực hiện thao tác như trên cho xe sao vượt , khí đo thì xe sau sẽ quan sát xem có vượt đc hay ko, nhưng theo tôi thấy thì ở VN mình nhìu ng vượt là ko cần xe trc phải nhường , khi xe sau mún vượt thì ng ta sẽ quan sát xem có vượt đc hay ko nhé bạn. Thân!

Lữ Chính Thuận
Lữ Chính Thuận
Trả lời 8 năm trước

Trường hợp này ko cho vượt , là để an toàn cho xe xin vượt và xe đang đi tới . Còn tôi thì đã đi đúng tốc độ quy định kể cả là đường vắng , tôi cũng ko nhường , nếu muốn vượt thì cứ vượt phải .